ATISO
1. Chuẩn bị giống (mầm hoặc hạt)
Trồng bằng hạt: cần chọn lọc những hạt mẩy, đều, bỏ những hạt lép, tạp chất.
Nếu gieo thẳng: ngâm hạt vào nước 350C trong 5 - 10h cho hạt trương nước sau đó rửa sạch bằng nước lã để dáo nước khoảng 4h rồi đem gieo. Có thể xử lý bằng hạt thuốc kích thích nảy mầm giúp cho cây con phát triển tốt, tránh thối mốc cây con.
Nếu dùng vườn ươm: Đất vườn ươm cần vãi 300-500kg vôi bột/ha. Lên luống rộng 1,2m, cao 20-25cm, dãnh luống rộng 20-25cm. Trộn đều 10-15 tấn phân chuồng hoai mục, 500kg phân tổng hợp NPK, 500 kg tro mộc/ha. Rắc phân hỗn hợp lên luống, chộn đều với đất, tưới nước để khoảng 5-7 ngày trước khi gieo hạt. Hạt gieo xong cần phủ 1 lớp đất mỏng, luôn để đất đủ ẩm cho tới khi cây con được đánh ra ruộng.
Dùng rơm rạ che phủ đến khi cây mọc đều hoặc mái che nilon cho tới khi cây chuẩn bị đánh ra trồng ngoài ruộng 1 tuần. Tưới nước đủ ẩm thường xuyên cho cây mầm.
Giai đoạn này thiếu nước cây nảy mầm không đều và dễ chết ẻo, cây nảy mầm cũng phát triển kém.
Thời vụ gieo hạt: Vào cuối tháng 7 đến hết tháng 8 dương lịch. Cây con được đánh ra trồng khi đạt các tiêu chuẩn sau: Sau 40 - 45 ngày sau mọc, cây con mập khoẻ, cao TB 15 -20 cm.
2.Chuẩn bị đất trồng
Chọn vùng trồng: vùng đất cao, quanh năm mát mẻ nhiệt độ trung bình năm: 15-200C, lượng mưa 2000-2500mm.
Chọn vùng đất pha cát hoặc thịt nhẹ, nhiều mùn tơi xốp, sạch bệnh không cỏ dại và thuận tiện cho việc tới tiêu.
Kỹ thuật làm đất:
Đất được cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại sau khi rắc vôi bột. Đất nên để ải 20-30 ngày trước khi trồng. Lên luống: Lên luống cao 20-25cm, rộng 1m, dãnh 25 – 30 cm. Bổ hốc: 25 x 25 cm, tra phân lót, đảo đều với đất phủ rồi phủ 1 lớp đất trước khi trồng cây. Đất cần xử lý mối bằng cách rắc vào hốc hoặc chộn với hạt.
3. Chuẩn bị phân bón trồng cho 01 ha diện tích Actiso
- Vôi bột: 1 tấn
- Phân chuồng hoai mục: 2,5-3 tấn
- Phân vi sinh: 500-700kg
- Đạm Ure: 400-500kg
- Lân Supe: 400kg
- Kali: 150kg
4. Xác định thời vụ và mật độ trồng
Thời vụ trồng: Tháng 9, tháng 10 và tháng 11.
Mật độ và khoảng cách: Có thể trồng mật độ 5 vạn cây/ha, khoảng cách 50x40 cm hoặc mật độ 4 vạn cây/ha với khoảng cách 50x50 cm. Cũng có thể trồng ở mật độ thấp hơn 3,3 vạn cây, khoảng cách 50x60cm.
5.Kỹ thuật trồng
Sau khi lên luống, bổ hốc và tra phân (phân được trộn đều với đất, phủ 1 lớp đất mỏng).
Đối với gieo thẳng: gieo vào mỗi hố 2 -3 hạt rồi phủ 1 lớp đất bột mỏng đủ kín hạt. Giữ ẩm cho hạt nảy đều.
Đối với cây mầm: Sau khi chọn và tách được cây mầm đạt tiêu chuẩn, cắt lá để lại phần gốc 15-20 cm đặt gốc mầm xuống hốc, vùi đất kín gốc và tưới nước.
Đối với cây ươm: Khi cây con đã đạt tiêu chuẩn, ta đánh cây ra trồng ngoài ruộng sản xuất :
Nếu là cây con trong bầu: Đặt bầu cạnh miệng hố, dùng dao sắc rạch cẩn thận càng tránh vỡ bầu càng ít ảnh hưởng tới bộ rễ non của cây. Sau đó lấp đất kín gốc.
Cây con trong vườn ươm: Dùng dầm nhỏ sấn quanh gốc cây con nhẹ nhàng, sao cho bộ rễ ít bị đứt gãy nhất. Sau đó lấp kín phần gốc. Sau khi trồng xong, cần tiến hành tưới nước cho im gốc (có thể pha thêm dung dịch kích thích ra rễ để tưới).
6.Phương pháp và kỹ thuật bón phân
Bón lót: Bón toàn bộ phân chuồng, phân vi sinh, phân lân và Kali. Hỗn hợp phân giải được trộn đều vào đất sau đó phủ 1 lớp đất lên.
Bón thúc: Đợt I: Sau trồng 20 - 25 ngày tưới nước đạm loãng 2 - 2,5kg đạm/360m2
Các đợt tiếp theo: Từ tháng 12 - tháng 5 (sau khi thu lá mỗi đợt cần tưới nước đạm 2,5 - 3kg/360m2).
Chú ý: Tưới nước đạm vào gốc tránh táp lá.
7.Chăm sóc và quản lý đồng ruộng
Chăm sóc: Sau trồng cần vun xới nhỏ định kỳ. Tốt nhất tiến hành sau thu hoạch Tưới nước, bón phân kịp thời. Tỉa dặm cây đúng mật độ khoảng cách.
Quản lý đồng ruộng
Giai đoạn mới trồng: có nhớt, sên trần ăn lá và thân non (nằm trong bẹ hoặc trên lá). Trừ bằng phương pháp thủ công hoặc rắc vôi bột, tro mộc, cũng có thể dùng bả polythin tẩm với cám.
Sâu sám: cắn vào cây con tháng 10 - 12, cắn lá non tháng 2-3. Trừ bằng cách bắt thủ công hay dùng thuốc.
Rệp: Vào tháng 2 -3 phá hoại mạnh nhất. Dùng thuốc nguồn gốc sinh học " Tập kỳ 1,8 EC'' nếu có rệp xuất hiện. Trong điều kiện mưa nhiều: Dễ gây bệnh thối rễ và củ, bệnh nấm, mốc, đốm đen lá cần dùng thuốc BVTV phòng trừ.
Có thể trồng 1 số loại rau họ thập tự ngắn ngày như rau cải tránh cỏ mọc vừa thu được rau ăn.
8.Kỹ thuật thu hoạch và bảo quản
Thu hái: Lúc cây sắp ra hoa, hái lấy lá, bẻ sống. Cụm hoa chưa nở làm rau ăn vào tháng 12 đến tháng 2. Còn lá cũng được thu hái lúc cây sắp ra hoa hoặc đang có hoa, rọc bỏ sống lá đem phơi khô hay sấy khô. Lá Atisô thu hái vào nămthứ nhất của thời kỳ sinh trưởng hoặc vào cuối mùa hoa. Khi cây trổ hoa thì hàm lượng hoạt chất giảm, vì vậy, thường hái lá trước khi cây ra hoa.
Khi bắt đầu trổ nụ, nên để ý để có thể thu hoạch đúng thời điểm. Ðộ lớn vừa đủ trước khi lá bông bắt đầu mở. Trễ quá nụ sẽ bị cứng và trở nên như gỗ. Cắt nụ với cuống có độ dài từ 3 - đến 5 cm. Cuống của atisô có vị như nụ, vì vậy không nên vứt bỏ. Sau khi thu hoạch, nên cắt cuống đến tận chân và bón phân để thúc cây trổ mầm mới.
9.Kỹ thuật bảo quản hoa Atiso
Rửa sạch và chần bằng hơi nước sôi ở nhiệt độ 1000C trong 5 phút sau đó bôi dung dịch Ca(OH)2 bão hòa vào vết cắt cuống sau đó phun đều dung dịch axit citric 1% vào cụm hoa. Đưa sản phẩm vào kho lạnh để bảo quản ở nhiệt độ từ 00C đến 20C, độ ẩm không khí từ 90-95%. Sau 30 ngày bảo quản, tỷ lệ hư hỏng là 10%, tỷ lệ giảm khối lượng 5% và độ Brix tăng từ 5,2% đến 9,24%. Chi phí bảo quản cho 1 tấn sản phẩm là 110.000 đồng.
Nguồn: http://khuyennong.lamdong.gov.vn
|
BẮP CẢI CÁC LOẠI
1. Thời vụ
Vụ sớm: gieo cuối tháng 7 đến đầu tháng 8; Vụ chính: gieo cuối tháng 9 đến đầu tháng 10; Vụ muộn: gieo tháng 11 đến giữa tháng 12
2. Ươm giống
Làm đất kỹ, bón lót 300 – 500 kg phân chuồng mục + 5 – 6 kg supephôtphat + 2-3kg phân kali sulphat cho 1 sào Bắc Bộ. Luống rộng 80-100 cm, cao 25-30 cm.
Rải phân đều trên mặt luống, đảo đều đất và phân, vét đất ở rãnh phủ lên mặt luống dày 1,5-2 cm. Hạt giống trước khi gieo phải ngâm vào nước ấm 50oC trong 20 phút, sau đó ngâm nước lạnh từ 8-10 giờ. Lượng hạt gieo 1,5-2,0 g/m2. Gieo xong phủ lên một lớp rạ dày 1-2 cm, sau đó tưới đẫm nước. Trong 3-5 ngày sau gieo tưới 1-2 lần/ngày, khi hạt nảy mầm nhô lên khỏi mặt đất ngừng tưới 1-2 ngày, sau đó cứ 2 ngày tưới 1 lần.
Nhổ tỉa cây bệnh, cây không đúng giống, để mật độ 3-4 cm. Sau mỗi lần nhổ tỉa kết hợp tưới thúc bằng phân chuồng ngâm ngấu pha loãng. Không tưới phân đạm.
Tiêu chuẩn cây giống tốt: Phiến lá tròn, đốt sít, mập, lùn. Cây có 5-6 là thật thì nhổ trồng.
3. Đất trồng
Đất phù hợp cho cải bắp là đất thịt nhẹ, cát pha, phù sa có thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp, giầu mùn và dinh dưỡng, pH từ 6,0 - 6,5. Nên làm đất kỹ, tơi nhỏ, dọn sạch cỏ và tàn dư thực vật rồi mới lên luống cao 25 - 30 cm, mặt luống rộng từ 1,1 - 1,2 m, bằng phẳng, dễ thoát nước để tránh ngập úng khi gặp mưa.
4. Trồng và Chăm sóc
Không nên trồng cây con non quá sẽ dễ bị chột, chết, tốt nhất nên để cây có 6 - 7 lá thật rồi mới trồng.
Khi tiến hành trồng cải bắp cần lưu ý làm đất kỹ, luống đánh rộng 80 - 100 cm, rải phân đều trên mặt luống, đảo đều đất và phân, vét đất ở rãnh phủ lên mặt luống. Lượng phân bón lót cho 1 sào Bắc bộ từ 200 - 250 kg phân hữu cơ ủ hoai, 5 kg lân và 12 kg vôi bột. Đặc biệt lưu ý, đảm bảo thời gian cách ly với phân đạm urê ít nhất 30 ngày trước khi thu hoạch.
Có thể dùng nitrat amôn, sulfat amôn thay cho urê, cloruakali thay cho kali sunphat hoặc các dạng phân hỗn hợp, phức hợp NPK để bón với liều nguyên chất tương ứng. Ngoài bón thẳng vào đất, có thể phun qua lá các dung dịch dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng.
5. Tưới nước
Tuyệt đối không dùng nguồn nước thải, nước ao tù chưa được xử lý để tưới. Có thể dùng nước giếng khoan đã được xử lý, nước phù sa sông lớn để tưới.
Sau khi trồng phải tưới nước ngay, ngày tưới 2 lần vào sáng sớm và chiều mát cho đến khi cây hồi xanh, sau đó 3-5 ngày tưới 1 lần.
Các đợt bón thúc đều phải kết hợp làm cỏ, xới xáo, vun gốc, tưới nước.
Khi cây trải lá bàng có thể tưới ngập rãnh, sau đó phải tháo nước ngay để tránh ngập úng.
6. Phòng trừ sâu bệnh
Thực hiện các biện pháp trồng trọt, canh tác, thủ công, sinh học. Đầu tiên, nên chọn đất luân canh với cây trồng khác rau họ hoa thập tự. Đối với các vùng không chuyên rau nên luân canh với cây lúa nước nhằm hạn chế nguồn sâu bệnh chuyển tiếp. Tưới phun mưa vào các buổi chiều tối có tác dụng rửa trôi bớt trứng, sâu non sâu tơ và hạn chế bướm sâu tơ đến đẻ trứng.
Có thể dùng biện pháp thủ công như ngắt ổ trứng, bắt giết sâu non khi mật độ sâu thấp (áp dụng với sâu xám, sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, sâu khoang); phát hiện và nhổ bỏ những cây bị bệnh đem tiêu huỷ. Sử dụng các loại bẫy pheromone để bắt trưởng thành sâu tơ trong suốt thời gian sinh trưởng của cây (cả vụ).
7. Thu hoạch
Khi cải bắp cuộn chặt và đủ độ lớn thu hoạch tỉa (cây lớn trước, cây bé sau). Chú ý chặt cao sát thân bắp để dễ thu hồi và xử lý gốc rau trên ruộng. Sau khi chặt cây, cần loại bỏ lá ngoài và lá xanh trên bắp, rửa sạch trước khi đóng gói đưa đi tiêu thụ.
* Chú ý:
Không bón đạm urê quá muộn hoặc lạm dụng đạm cho cải bắp sẽ làm cây giảm chất lượng, sâu bệnh nhiều và nguy hại cho sức khỏe người sử dụng. Nếu trong vụ có nhiều mưa nên giảm lượng đạm bón, đồng thời tăng cường kali và vi lượng cho rau.
Nên trồng xen cà chua hoặc hành tỏi, súp lơ cùng với cải bắp để hạn chế sâu tơ gây hại.
Nếu mưa kéo dài cần tưới nấm đối kháng vào vùng rễ cây định kỳ 1 tuần/lần để hạn chế cây chết rũ.
NHỮNG CÔNG DỤNG TUYỆT VỜI CỦA BẮP CẢI
Giúp hình thành các tế bào hồng cầu
- Phòng tránh ung thư
- Tốt cho tim mạch
- Giải độc cơ thể
- Chống thừa cân, béo phì
- Chống viêm
- Giúp chắc khỏe xương
- Đối phó với bệnh nhức đầu
Nguồn: http://kythuatnuoitrong.edu.vn
|
BẦU CÁC LOẠI
Bầu là cây hằng niên, thân leo quấn, tua cuốn phân nhánh, thân lá phát triển mạnh và có tính sinh nhánh lớn do đó khi canh tác phải bấm ngọn, làm dàn. Bộ rễ rất phát triển, ăn lan rộng, có khả năng ra nhiều rễ bất định ở đốt. Hoa thụ phấn nhờ gió và côn trùng. Trái có hình dạng và kích thước rất thay đổi, thường là hình trụ, dài 50 - 100 cm, khi già vỏ trái hóa gổ, bầu ưa nhiệt độ cao từ 20-30 độ C và cường độ ánh sáng mạnh, vì vậy là rau vụ hè.
Hiện nay, có nhiều giống bầu nhưng chủ yếu có 4 loại: bầu thước, bầu sao, bầu trắng và bầu thúng. Tuy nhiên, ở phía Bắc, người dân nên trồng bầu sao bởi loại này cho năng suất cao và thu nhập ổn định.
Bầu trồng được quanh năm, mùa nắng cho trái nhiều hơn mùa mưa. Bầu phát triển thuận lợi khi gieo trồng từ tháng 11 đến tháng 1 dương lịch. Hạt bầu cần nhiệt độ cao và ẩm độ đầy đủ để nẩy mầm.
1. Kỹ thuật trồng cây
Người trồng nên ngâm hạt từ 10 - 12 giờ, sau đó gói ủ hạt trong tro hay cát nóng từ 4 - 5 ngày cho nẩy mầm. Bà con gieo hạt nẩy mầm vào bầu đất chăm sóc cho đến khi cây có 2 lá thật mới đem trồng. Ngoài ra, người dân cũng có thể gieo thẳng hạt ngoài đồng, mỗi lỗ từ 3 - 4 hạt, đào hốc có kích thước 50 x 50 x 30 cm, hốc cách nhau 1m, bón nhiều phân chuồng hay phân cỏ hoai mục và khoảng 100 g phân hỗn hợp NPK cho mỗi hốc trước khi trồng.
Bầu cần nhiều nước, do đó người chăm sóc phải tưới thường xuyên 1 - 2 lần/ngày cho cây đủ ẩm. Lượng nước tưới cần gia tăng khi bầu mang trái. Giai đoạn tăng trưởng kéo dài kể từ khi trồng đến khi bầu lên giàn (60 ngày sau khi trồng), người dân cần bón thúc thường xuyên mỗi tuần một lần để chuẩn bị cơ sở vật chất cho cây ra hoa kết trái.
Giai đoạn ra hoa, đậu trái, cây cần được bón thúc nuôi trái 7-10 ngày một lầnvới lượng phân gia tăng dần để trái to và nhiều trái. Trong suốt thời gian canh tác (130 - 140 ngày) mỗi hốc nên được bón từ 1 - 1,5 kg phân hỗn hợp NPK.
Khi bầu mọc dài được 1m, bà con bắt đầu khoanh dây vòng gốc, lấy đất chặn lên ngay đốt, cách 1 - 2 đốt lại chặn đất để tranh thủ cho bầu ra rễ bất định, tăng khả năng thu hút dinh dưỡng nuôi trái sau này. Trồng được 2 tháng người dân mới nên nương dây cho bầu leo giàn, cần để dây ở thế tự nhiên, không lật úp hay xoắn dây. Nên làm giàn bằng để bầu đủ diện tích bò, bầu vừa lên giàn là có thể trổ hoa đậu trái. Từ 75 - 90 ngày sau khi trồng, bầu bắt đầu cho thu hoạch.
Bầu ra nhiều dây nhánh và mang trái ở dây nhánh. Các dây nhánh ở đoạn thân từ gốc lên đến giàn nên tỉa bỏ để gốc được thoáng. Khi bầu lên giàn, người trồng không nên tỉa để dây nhánh cho trái. Khi đã lấy được trái trên nhánh, người dân nên bấm ngọn để trái phát triển lớn và bầu tiếp tục cho trái ở dây nhánh khác.
Sâu hại bầu gồm ruồi đục lòn lá (Lyriomyza spp.), rầy mềm (Aphis sp.), bọ rầy dưa (Aulacophora similis). Bà con cần nhanh chóng phun thuốc khi thấy các côn trùng này xuất hiện.
Bệnh gây hại cho bầu thường gặp như bệnh héo cây con do nấm Rhizoctonia solani, bệnh khảm do virus, bệnh thán thư do nấm Colletotrichum lagenarium trong mùa mưa và bệnh phấn trắng do nấm Sphaerotheca fuliginea trong mùa khô. Trong thực tế do diện tích trồng ít, giá trị kinh tế của bầu không cao, nông dân có thể không phun ngừa thuốc trị bệnh, chỉ nhổ bỏ cây bệnh hay ngắt bỏ lá bệnh nếu có.
2. Thu hoạch và để giống
Trái bầu phát triển 10 - 12 ngày sau khi trổ hoa là bà con có thể thu hoạch để ăn. Người trồng nên cắt trái khi vỏ còn mềm, trái thon dài, hạt bên trong vừa tượng là ngon. Người dân không nên để trái già, vỏ hạt bên trong đã cứng, ăn kém ngon và cây mau tàn. Nếu chăm sóc tốt, giàn bầu 100 gốc sẽ cho thu trái 2 - 3 ngày/lần; mỗi gốc trung bình cho từ 10 - 15 trái.
3. Công dụng của quả bầu
Tỷ lệ chất dinh dưỡng ở bầu kém hơn các cây khác trong họ nhưng thịt quả non ngọt, có tác dụng giải nhiệt, trừ độc, có thể chữa bệnh đái tháo đường và mụn lở. Hoa và hạt bầu cũng được sử dụng làm thuốc trong Đông y. Vỏ quả già rất cứng dùng làm chai, lọ hay chế tạo đồ gia dụng.
Tham khảo: https://khoahoc.tv ngày 01/08/2017 Theo VietQ
|
BÍ ĐAO CÁC LOẠI
1. Thời vụ:
Có thể trồng được quanh năm.
2. Mật độ khoảng cách:
Trồng giàn: Liếp rộng 0,8 - 0,9 m, tim liếp này cách tim liếp kia 2 - 3 m, liếp cao 30 - 40 cm (tùy mùa vụ và mực thủy cấp nông sâu). Trồng 01 hàng, cây cách cây: 80 - 100 cm. Mật độ: 5.000 - 6.000 cây/ha
Trồng bò trên đất: Liếp rộng 3 - 3,5 m, trồng 2 hàng, cây cách cây trên hàng 50 cm. Cách này chỉ trồng trong mùa nắng.
3. Giống:Lượng giống cần cho 1ha là 300 - 400 g.
Phân bón: Lượng phân bón cho 1 ha:
Phân chuồng: 30tấn - Supe lân / lân vi sinh: 300 – 500kg. - NPK: 400 kg - Urê: 120 kg - Kali: 150 kg
4. Bón lót: Bón 2/3 phân chuồng + toàn bộ lân.
Bón thúc: Có thể chia đều lượng phân và ½ bánh dầu còn lại thành 5 - 10 lần tùy theo mùa vụ và chân đất (mùa mưa và chân đất thịt nhẹ: bón nhiều lần). Nên bón vùi phân vào đất để phân không bị bốc hơi, rửa trôi. Giữa các lần bón thúc và trong thời gian thu hoạch có thể phun thêm phân bón lá. Có thể sử dụng phân bón lá như Micracle - Gro, Yogen,… theo nồng độ ghi trên nhãn.
5. Chăm sóc:
Trồng dặm: Sau khi cấy 7 ngày, kiểm tra ruộng và dặm những cây chết vào buổi chiều mát, trồng xong tưới nước ngay để tránh cây bị héo.
Tưới nước: Bí đao rất cần nước để sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao, nên chú y cung cấp đủ nước cho cây suốt thời gian sinh trưởng nhưng tránh để ngập úng. Tưới rãnh hoặc tưới có hệ thống tưới nhỏ giọt và có màng phủ nông nghiệp có thể 3 - 5 ngày tưới một lần, tùy mùa vụ.
Đôn dây: Khi dây bí dài >1,5 m, tiến hành đôn dây bí bằng cách khoanh dây bí quanh gốc, tỉa bớt lá chân, lấp gốc bằng lượng phân bò hoai còn lại, cách này giúp cho rễ bất định phát triển, dây bí cho trái bền. Khi bí bắt đầu ra hoa thì ngưng đôn dây và cho bí leo lên giàn hoặc bò trên đất.
Làm giàn: Khi cây bắt đầu xuất hiện tua cuốn thì làm giàn cho bí leo. Có thểtranh thủ làm giàn trước khi cây xuất hiện tua cuốn. Làm giàn hình chữ U ngượccao tối thiểu 2m, vật liệu làm giàn phải chắc để không đổ ngã khi gió bão, sẽ làmgiảm năng suất.
Sửa dây: Khi dây leo lên giàn, cần sửa dây phân bố đều, tỉa bỏ những nhánhgốc, nhánh nhỏ, nhánh sâu bệnh cho ruộng được thông thoáng góp phần làm giảm sâu bệnh và tăng đậu trái.
Với bí trồng bò đất, sửa dây bò vào trong luống và dây phân bố đều.Kết hợp sửa dây với tỉa nhánh gốc và nhánh nhỏ, lá già, sâu bệnh giúp cây tậptrung dinh dưỡng nuôi trái.
Làm cỏ kết hợp với các lần bón phân.
6. Phòng trừ sâu bệnh:
Một số sâu bệnh hại chính trên bí đao:
Sâu đất, tuyến trùng: Xử lý đất trước khi trồng bằng Diaphos 10H, Basudin10H lên hốc gieo, hoặc sau khi cấy rải quanh gốc.
Sâu xanh: Sherpa, Cyperan, Sumicidin, Delphin, Biocin, Netoxin phun khisâu tuổi còn nhỏ, kết hợp diệt sâu và trứng bằng tay.
Nhóm chích hút: Bọ trĩ, rầy xanh, nhện : Sagomycin, Actara, Confidor,Supracide, Mospilan, Sherzol, Netoxin, SagoSuper theo nồng độ khuyến cáo
Sâu vẽ bùa: Neem, Ofunack, Triggard, SK99, Fenbis, Dragon vào lúc sángsớm
Bệnh sương mai: Mancozeb, Carbendazim, Carbenzim, Thio-M, Mexyl-MZphun sớm khi bệnh vừa mới xuất hiện.
Chú ý, sử dụng thuốc theo nguyên tắc “4 đúng” và có thời gian cách ly antoàn.
7. Thu hoạch:
Khoảng 45 - 50 ngày sau khi gieo là có thể thu hoạch. Mỗi ngày thu 1 lần, độlớn trái tùy thị trường và giống. Nếu chăm sóc tốt, đất trồng tốt, làm giàn cao và đầu tư đúng mức thì thời gian thu hoạch sẽ kéo dài.
Nguồn: http://www.bactramy.quangnam.gov.vn
|
BÍ ĐỎ CÁC LOẠI
1. Thời vụ
Bí đỏ trồng được quanh năm. Mùa khô gieo tháng 11 – 12, thu hoạch tháng 3 – 4 năm sau. Mùa mưa gieo tháng 5 – 6, thu hoạch tháng 8 – 9. Tùy điều kiện đất đai và nước từng nơi mà định thời vụ trồng thích hợp.
2. Làm đất
Bí đỏ rất dễ trồng không kén đất, có thể trồng trên đất bờ hoặc đất ruộng sau mùa lúa, nhưng tốt nhất là đất mới khai phá. Kỹ thuật làm đất bí tương tự như làm đất trồng dưa hấu. Đất được cuốc lên líp đôi, khoảng cách giữa 2 tim mương 5 – 6 m, mương rộng 0,4 – 0,6 m, mặt luống rộng 0,7 m, cao 0,2 – 0,3 m, khoảng cách cây trên luống 0,5 – 0,7 m, mật độ 5.500 – 7.500 cây/ha.
3. Cách trồng với kỹ thuật trồng
Hạt gieo thẳng hay gieo qua bầu. Trước khi gieo ngâm ủ cho nảy mầm. Cây con đem trồng khi có 1 – 2 lá thật.
Làm luống rộng 2 – 3m, cao 15 – 20cm, trồng thành hốc thẳng hàng giữa luống, hốc cách nhau 0,5 – 0,7m, hốc sâu 30 – 40cm, rộng 40 – 50cm, mỗi hốc gieo 4 – 5 hạt hoặc trồng 1 bầu 2 – 3 cây. Mật độ khoảng 2.500 – 3.000 cây/1.000m2. Gieo hạt xong lấp một lớp đất mịn 2 – 3cm rồi tưới nước giữ ẩm.
4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc
Bón lót: Phân chuồng hoai 1,5 – 2,0 tấn + Super lân 12 – 15kg + KCl 5 – 6kg. Đất đồi, đất chua bón thêm 80 – 100 kg vôi khi làm đất
Bón thúc:
Lần 1 (20 ngày sau trồng, cây dài 40 – 50cm): 6 – 8 kg Urê.
Lần 2 (40 ngày sau trồng): bón 4 – 5kg Urê.
Lần 3 (khi cây ra hoa – đậu trái): bón 5 – 6kg Urê + 7 – 8kg KCl. Phân bón thúc nên hòa loãng nước tưới quanh gốc.
5. Kỹ thuật trồng bí đỏ – Tạo hình và thụ phấn
Khi dây bí dài khoảng 1m lấy đất lấp một đoạn thân để rễ phụ phát triển và bấm ngọn cho bí ra nhánh. Sau đó mỗi cây chỉ để dây chính và 2 – 3 nhánh, còn các nhánh khác cắt làm rau ăn. Tỉa bớt các lá già phía gốc.
Hoa đực ở bí đỏ rất nhiều (gấp hơn 20 lần hoa cái) lại thường nở sớm hơn hoa cái vài ba ngày. Trên một cây trong ngày hoa dực cũng nở sớm hơn hoa cái mà hạt phấn thì chỉ thụ tinh trong vài giờ. Vì vậy cần phải thụ phấn bổ sung để có năng suất trái cao. Khoảng 7 – 8 giờ sáng ngắt hoa đực mới nở, bỏ hết đài và cánh hoa rồi quét nhị đực lên núm nhị cái. Mỗi nhánh chỉ để 1 – 3 trái tùy giống và tùy cây xấu hay tốt.
6. Thu hoạch
Nếu ăn ngay hoặc tiêu thụ nhanh tại điạ phương có thể thu trái non (khoảng 30 ngày sau khi đậu trái), trái thu non hái được nhiều trái và dây lâu tàn. Nếu để dự trử lâu nên thu khi trái thật già vỏ cứng có màu vàng, có lớp sừng, có phấn, cuống vàng và cứng (khoảng 3 – 4 tháng sau khi trồng) tùy theo giống, dùng dao cắt cả cuống đem về bôi vôi vào mặt cắt giữ nơi thoáng mát. Năng suất 20 – 30 tấn/ha.
|
BÍ NGỒI CÁC LOẠI
1. Gieo hạt giống
Chuẩn bị khay gieo hạt sau đó cho hạt vào đất sau đó phủ một lớp đất mỏng bên trên và tưới nước. Đặt khay gieo ở khu vực thoáng mát và tưới nước giữ ẩm cho khay gieo. Sau 3 - 5 ngày gieo hạt thì hạt nảy mầm và khoảng 7 - 10 ngày sau khi gieo hạt cây bí ngồi sẽ bung ra 2 lá mầm và bắt đầu ra lá thật. Khi cây có 2 - 3 lá thật thì mang trồng sang chậu hoặc trồng trực tiếp ngoài
vườn.
2. Trồng cây con
Khi cây ra 2 - 3 lá chính thì bạn bắt đầu tách ra chậu trồng. Nếu trồng trong thùng xốp hoặc xô chậu thì phải chọn loại chậu lớn, mỗi chậu chỉ nên trồng 1 cây.
Nếu trồng bí ngồi trên ruộng thì cần lên luống rộng 60 - 70cm và cao khoảng 20 - 25m, trồng cây theo hàng, cây cách cây từ 60 - 70cm.
Nên trồng cây vào buổi chiều mát khi nắng đã tắt. Khi trồng cây con xong cần tưới nước mỗi ngày 2 lần và che phủ tạo bóng râm trong 1 tuần đầu để cây con hồi sức
3. Chăm sóc cây
Sau khi trồng thường xuyên tưới nước giữ ẩm cho cây, trong giai đoạn cây con cứ cách 7 - 10 ngày tưới nước phân đạm urê pha loãng quanh gốc cây.
Bón lót phân chuồng hoai mục, đạm, urê và lân super vào gốc cây 3 lần mỗi đợt cách nhau từ 15 - 20 ngày
Thời điểm cây đậu quả non cần tưới tưới phân đạm và kali vào gốc cây để tăng cường dưỡng chất cho cây nuôi trái.
Chú ý tỉa bớt cành nhánh, không để đất bị ngập nước sẽ khiến cho cây dễ sinh bệnh và tổn hại đến năng suất sinh trái của cây bí ngồi.
4. Thu hoạch
Bí ngồi trồng khoảng 60 ngày thì cho thu hoạch. Thông thường trái dài 25 - 30 cm, mỗi cây cho thu hoạch trung bình 12 - 15 trái.
CÔNG DỤNG TUYỆT VỜI CỦA BÍ NGỒI
- Giữ nước cho cơ thể
- Giúp giảm cân hiệu quả
- Làm chậm quá trình lão hóa
- Phục hồi chức năng niệu sinh dục ở nam giới
- Tốt cho người bị bệnh tiểu đường
- Chống lại nhiều loại bệnh khác nhau
Với những tác dụng tuyệt vời của bí ngòi xanh, bạn có thể chế biến rất nhiều món ăn như: bí ngòi luộc, kimbap, bí ngòi nhồi thịt và tôm, bí ngòi nấu xương, bí ngòi xào nấu, trứng rán bí ngòi, salat bí ngòi,…
Nguồn: https://www.hoinuoitrong.com
|
CÀ CHUA CÁC LOẠI
Cà chua trồng được trên nhiều loại đất, song thích hợp nhất vẫn là trên đất pha cát, nhiều chất mùn hay đất phù sa, đất bồi giữ ẩm và thoát nước tốt, đất có pH = 6.0 - 6.5.
1. Thời vụ: Vụ Đông Xuân: Gieo tháng 10 - 11 dương lịch, thu hoạch vào tháng 1- 2 năm sau.
2. Làm đất: Cày bừa để ải trong thời gian ít nhất là một tuần. Sau khi cày bừa lại và lên luống sơ bộ, sửa sang thành luống chính thức để chuẩn bị trồng.Yêu cầu làm đất: Không đập đất quá nhỏ thành dạng đất bột. Luống cà chua có chiều rộng 110 - 120cm, rãnh rộng 20 - 25cm, cao 30cm. Các luống nên bố trí theo hướng Đông- Tây.
3.Gieo hạt và ương cây con
Trước khi ngâm ủ nên phơi hạt giống ra nắng khoảng 1-2 giờ. Ngâm hạt trong nước ấm (2 sôi 3 lạnh) trong khoảng 6 - 7 giờ. Vớt hạt ra để ráo nước, gói vào khăn ẩm, cho gói hạt vào túi nilon (buộc miệng túi để chống thoát, hơi nước) và đem ủ ở nhiệt độ 26 – 280C. Sau thời gian ủ khoảng 72 giờ thì hạt bắt đầu nảy mầm.
Khi hạt nhú mầm thì tiến hành gieo ngay, các hạt chưa nảy mầm thì tiến hành cung cấp đủ ẩm và ủ tiếp. Có thể gieo hạt ra luống hoặc gieo trong bầu đất. Đất luống gieo, đất bầu gồm 1 phần đất tơi xốp + 1 phần phân chuồng hoai mục + 1 phần tro trấu + 0,2% lân. Gieo hạt đều trên luống hoặc bầu sau đó rải 1 lớp đất mỏng lên trên mặt. Nên làm giàn che chắn và cung cấp đủ ẩm thường xuyên. Khi cây được 2 - 3 lá thật thì đem trồng.
4. Mật độ trồng và khoảng cách trồng
Hàng cách hàng 80cm, cây cách cây 60 cm, hoặc có thể là cây cách cây 40cm.
Khi trồng nên cắt bớt rễ cái để cho cây khi trồng bén rễ nhanh
Sau khi trồng ấn nhẹ đất vào gốc cây và làm bằng phẳng đất chung quanh gốc. Trồng xong tưới nước cho cà chua ngay 5. 5. Phân bón
Phân bón cho cà chua nên sử dụng các loại phân hỗn hợp NPK. Giai đoạn đầu cây sinh trưởng chậm, phải bổ sung lượng nhỏ phân đạm và lân. Có thể kết hợp phun phân bón lá có hàm lượng các chất trung và vi lượng cao hoặc chứa các axit amin như Agrodream, WEHG… Lượng phân bón cho 1 sào (360 m2) như sau: 300 kg phân chuồng + 4 kg đạm Urê + 15 kg Supe lân + 5 kg Kali + 8 kg NPK Đầu Trâu (16-16-8-13S)
Bón lót: trước khi trồng 3 - 7 ngày, vãi đều phân trên mặt đất trước khi lên luống 300 kg phân chuồng hoai mục + 15 kg lân Lâm Thao + 2 kg kali
Bón thúc lần 1: Sau khi trồng 3 ngày tưới các chế phẩm kích thích ra rễ xung quanh gốc như: Start Vitamin B1, Grow more Vitamin B1 …
Bón thúc lần 2: Sau khi trồng 15 ngày, dùng 1 kg urê + 2 kg NPK Đầu Trâu(16-16-8-13S) hoà nước tưới xung quanh gốc.
Bón thúc lần 3: sau trồng 35 ngày; lần 4 sau trồng 60 ngày; lần 5 sau trồng 70 - 80 ngày đối với cây sinh trưởng vô hạn. Lượng bón cho mỗi lần: 1 kg urê + 1 kg kali + 2 kg NPK Đầu Trâu ( 16-16-8-13S) hoà nước tưới xung quanh gốc.
Ngoài ra có thể bổ sung các loại phân bón lá có hàm lượng vi lượng cao như Botrac, HK… sau trồng từ 5, 20, 35, 50 ngày.
6. Chăm sóc
Nhu cầu nước của cà chua tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của cây. Khi cây ra hoa đậu quả là khi cây cần nhiều nước nhất. Sau khi trồng phải tưới nước liên tục trong 1 tuần, mỗi ngày tưới 1 lần vào buổi sáng. Sau khi cây bén rễ thì 2 - 3 ngày tưới 1 lần. Khi cành lá phát triển nhiều thì lượng nước tưới mỗi lần phải được tăng lên. Thời kỳ cà chua ra hoa và quả nhỏ là lúc cây cần nhiều nước nên đất luôn phải được giữ ẩm.
Vun xới
Việc vun xới cà chua cần được tiến hành trước khi cây ra hoa kết quả. Từ lúc trồng đến khi cây được 20 ngày phải vun gốc 2 lần: lần thứ nhất sau khi trồng khoảng 8 - 10 ngày và lần thứ 2 cách lần thứ nhất 1 tuần.
Làm giàn
Việc làm giàn được tiến hành sau khi cây ra chùm hoa thứ nhất.
Bấm ngọn và tỉa cành
Đối với giống cà chua ngắn ngày, ta nên tỉa cành chỉ để lại một thân mẹ:
Mỗi cây chỉ để lại một thân chính, các mầm xuất hiện ở nách lá 3 - 4cm là vặt đi ngay. Công tác tỉa cành được làm thường xuyên 4 - 5 ngày một lần. Sau khi trên thân chính đã có đủ chùm hoa quả như ý muốn (4 - 5 chùm) thì tiến hành bấm ngọn.
Khi trồng cà chua trên diện tích lớn, ở những nơi đất màu mỡ, mưa nhiều, trồng cây cà chua nhiều ngày, sinh trưởng khỏe, thường người ta áp dụng phương pháp tỉa để 2 cành.
Tiến hành bấm cành nhưng vẫn để lại một cành từ thân chính dưới nách cọng lá phía dưới chùm hoa thứ nhất. (Tất cả chồi non và cành khỏe cắt hết).
Bấm ngọn khi cây đó ra được 4 - 5 chùm quả. Tính từ chùm quả cuối cùng lên chừa lại hai lá, phần ngọn phía trên bấm đi.
7. Thu hoạch
Cà cho thu hoạch khoảng 75-80 ngày sau khi trồng, thời gian cho thu hoạch kéo dài 30-60 ngày tùy theo giống vô hạn hay hữu hạn và điều kiện chăm sóc.
Nguồn: Trung tâm Thông tin Nông nghiệp & PTNT
|
CÀ CÁC LOẠI
1. Thời vụ: Cà pháo, cà dĩa gieo trồng từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau.
2. Giống và chuẩn bị vườn ươm:
Đối với cà pháo, cà dĩa thường dùng các giống ở địa phương;
Lên liếp ươm cao từ 20 - 25cm. Hạt cà có vỏ cứng tương đối dày. Vì vậy, để hạt có thể nảy mầm được tốt trước khi gieo hạt cần ngâm hạt trong nước 23-30 giờ, sau đó vớt ra để cho se hạt rồi đem gieo.
Khi cây con mọc cần phải luôn giữ ẩm, nếu cây con mọc quá dày nên tỉa bớt, chỉ để lại khoảng cách giữa các cây con là 5-6 cm. Hạt giống được gieo qua liếp ươm, sau đó chuyển cây non ra trồng trên ruộng.
3. Chuẩn bị đất, trồng cây:
Không trồng liên tục nhiều vụ cà tím trên cùng một chân đất và không được trồng trên đất đã trồng các loại cây cùng họ như: ớt, cà chua, thuốc lá…, nên luân canh với các cây thuộc họ khác. Cây cà phát triển tốt trên các loại đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất phù sa, các loại đất dễ thoát nước.
Lên luống rộng 1 – 1,2 m, cao 20-25 cm. Khoảng cách trồng: 60 x 80cm. Cây giống đem trồng có thời gian sống trong vườn ươm là 35 - 45 ngày. Trước khi nhổ cây con đem trồng không nên tưới nước cho cây 5 - 7 ngày, chỉ tưới ẩm 4 - 5 giờ trước lúc nhổ cho cây không bị đứt rễ và chóng bén.
4. Chăm sóc:
Lượng phân vô cơ trên có thể tăng hoặc giảm 10 - 20% tùy theo đất đai, thời tiết, mùa vụ …
Tưới nước và tỉa cành:
Từ lúc trồng đến lúc ra hoa cần giữ độ ẩm trong đất. Nếu trời nắng tưới ngày một lần, trời râm mát 3-4 ngày tưới một lần. Lúc cà có quả non thì tưới nhiều hơn. Thời kỳ đầu khi cây con mới trồng cần thường xuyên xới đất để đất không đóng váng, tăng độ ẩm cho đất, giúp cho bộ rễ phát triển và cây lớn nhanh. Nhất là sau khi trồng cây con 1 tháng thì vun gốc để thúc cho bộ rễ phát triển, tăng cường sức giữ nước, giữ màu của đất, chống đổ ngã cho cây.
Cây cà sau khi mọc được 7 - 9 lá là bắt đầu có quả. Lúc đó những nhánh dưới chùm hoa thứ nhất cần tỉa bỏ hết đi. Thường những nhánh này phát triển yếu, hoa quả hình thành chậm. Các cành này thường mọc thẳng đứng làm cho bên trong tán cây rậm rạp, thiếu ánh sáng, tán cây không thông thoáng, tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển nhiều. Cần tỉa nhanh kịp thời, chỉ để lại một nhánh gần chùm quả thứ nhất, các nhánh khác cần được tỉa bỏ. Từ thời kỳ giữa đến cuối thời gian sinh trưởng của cây cà mọc thêm nhiều lá ở phía dưới làm cho cây không thông gió và thiếu ánh sáng. Vì vậy, cần tỉa lá kịp thời để thúc mọc thêm nhiều quả.
5. Thu hoạch và để giống cho vụ sau
Không nên để cà quá già làm cho quả bị giảm phẩm chất và cây bị kiệt quệ, ảnh hưởng đến các đợt quả sau. Cách 2-3 ngày thu một lần. Đối với cà pháo, cà bát khi để hạt giống chọn cây có nhánh to bằng than chính, cành lá không rậm quá, trên cành có nhiều quả và quả tốt.
Công dụng của Cà pháo
Theo Đông y được ghi lại trong sách Thực kinh, thì cà pháo có tính hàn, vị ngọt, có công dụng chữa cước khí, làm đầy da thịt, hoạt huyết, tiêu viêm, chỉ thống, trừ phù thũng, lợi tiểu…
Cà pháo được chế biến phổ biến nhất là muối chua, tác dụng của cà pháo nói chung và cà pháo muối nói riêng có thể kể đến như sau:
- Cà pháo giúp chữa chứng đại, tiểu tiện gây chảy máu
- Giúp trị viêm phế quản cấp
- Chữa táo bón, khó tiêu
- Điều trị chứng tay chân bị nứt nẻ
- Trị mụn nhọt, sưng tấy
- Chữa ho do lạnh, ho mãn tính
- Cải thiện chứng ăn uống kém
- Chữa đau răng, viêm lợi
- Tác dụng chống ung thư và ức chế tăng sinh khối u.
Có thể thấy rất nhiều tác dụng của cà pháo với sức khoẻ mà mọi người không ngờ tới. Mặc dù vậy mọi người cũng nên cẩn thận khi sử dụng loại quả này. Do trong cà xanh có chứa hàm lượng solanin cao hơn từ 5 – 10 lần so với bình thường, mà đây solanin lại là chất độc, giống mầm khoai tây khi ăn vào cơ thể gây ảnh hưởng lâu dài tới sức khoẻ.
Nguồn:http://www.ninhthuan.gov.vn/chinhquyen/sonnnt/Pages/Ky-thuat-trongca-phao,-ca-dia,-ca-tim.aspx
|
CÀ RỐT
1. Thời vụ gieo trồng
Cà rốt là cây ưa điều kiện thời tiết mát mẻ. Trong điều kiện địa phương có thể gieo trồng cà rốt từ tháng 8 đến tháng 1 năm sau.
2. Chuẩn bị hạt giống
Hạt trước khi gieo cần cho hạt vào túi vải vò cho gãy hết lông cứng sau đó trộn với đất bột tỉ lê 1/1 và giữ ẩm 2-3 ngày thì rồi đem gieo để rút ngắn thời gian nảy mầm và tăng độ đồng đều.
3. Chuẩn bị đất
Đất trồng cà rốt nên chọn đất tơi xốp, tầng canh tác dày, thoát nước tốt. Làm đất nhỏ, lên luống rộng khoảng 80-90cm, cao khoảng 20-25cm để thuận tiện chăm sóc.
4. Gieo trồng, chăm sóc
Hạt sau khi ủ đem gieo đều trên mặt ruộng, phủ một lớp rơm, rạ mỏng trên mặt luống nhằm hạn chế đất bị đóng váng, hạn chế cỏ dại và giữ cho cây không bị đổ khi còn nhỏ.
Khi mới gieo 21 cần tưới mỗi ngày 1 lần, khi cây mọc đều chỉ cần giữ ẩm bằng cách 2-3 ngày tưới 1 lần. Khi cây cao 4-5cm tiến hành tỉa bớt những cây xấu, những cây mọc chen chúc, chỉ giữ lại khoảng cách cây cách nhau 5-7cm là vừa, không để 2 cây cùng 1 gốc Khi cây cao 7-10cm ta tỉa định cây lần cuối kết hợp làm cỏ, bón thúc phân chuồng hoai mục và xới vun.
Căn cứ vào thời tiết, chất đất, sinh trưởng cây trồng để quyết định lượng bón cho phù hợp.
Chú ý nếu bón quá tốt, bón thừa đạm sẽ tốt lá mà không xuống củ; khắc phục bằng cách hạn chế tưới, cắt bớt lá già, lá gốc, lá sâu bệnh.
5. Để giống cà rốt
Cà rốt trồng tháng 11, cho ra hoa kết hạt vào tháng 3, tháng 5 có thể thu hái hạt làm giống. Quả cà rốt chín không đều. Ngồng hoa nào chín trước thì thu trước. Khi các lá dài chụm lại và quả chuyển từ màu xanh sang hơi vàng thì thu hái. Chỉ thu hái những ngồng hoa chính lấy hạt làm giống. Hạt hái về cho nào nong nia phơi 4 -5 nắng, vò kỹ lấy hạt, làm sạch và chọn những hạt tốt làm giống. Hạt được đựng trong chai nhựa, nắp kín, bọc vải tránh ánh sáng, đặt nơi khô, mát để làm giống cho vụ sau.
Các công trình nghiên cứu cho biết nước ép cà-rốt giúp giảm các nguy cơ mắc bệnh ung thư da và ung thư vú. Khả năng phòng ngừa các căn bệnh ung thư của cà-rốt được các chuyên gia đánh giá cao vì cà-rốt chứa hàm lượng lớn beta carotene. Beta carotene khi vào cơ thể chuyển hóa thành Vitamin A
Uống nước ép cà-rốt sẽ mang đến sức khỏe tốt cho các sản phụ trước khi sinh, giúp bạn có đôi mắt sáng, giúp chắc xương và răng, giúp làn da mịn màng, bóng tóc, cũng như giúp phòng chống các căn bệnh ung thư.
Uống nước ép cà-rốt cũng là cách để cải thiện thị lực cho mắt do Vitamin A tạo ra trong cơ thể.
Nguồn: Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật Sổ tay vườn rau dinh dưỡng - TRUNG TÂM SINH THÁI NÔNG NGHIỆP HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
|
CÀ TÍM CÁC LOẠI
1. Thời vụ:
Vụ đông - xuân có thể trồng từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Vụ hè-thu trồng từ tháng 4 đến tháng 7
2. Gieo ươm cây giống
Do hạt cà có vỏ gỗ cứng tương đối dày nên trước khi gieo phải ngâm nước 24 -30 giờ, vớt ra ngâm tiếp trong nước ấm 500C (2 sôi, 3 lạnh, vừa để diệt nấm bệnh, vừa kích thích cho hạt nhanh nẩy mầm) 1 giờ, ủ trong vải ẩm cho nứt nanh rồi đem gieo trên liếp ươm hoặc trong túi bầu.
Lượng hạt giống cần gieo để có đủ cây giống trồng cho 1.000 m2 là từ 30 - 40g. Gieo đều và thưa, cần tưới giữ ẩm cho đất 4 - 5 lần, tỉa bỏ những chỗ quá dày, những cây mọc yếu. Cây con có 5 - 6 lá thật, cao 6 – 8 cm, khoẻ mạnh, thân mập đều là nhổ đem trồng ra ruộng.
3. Làm đất, bón lót, trồng cây:
Chọn các loại đất cát pha, đất thịt nhẹ, giàu mùn, tơi xốp, dễ thoát nước, có độ pH từ 6,8 - 7,2 là thích hợp nhất.
Cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại và lên luống mui luyện rộng 1,2 m, cao 20 – 25 cm, rãnh rộng 30 cm.
Lượng phân bón lót cho 1.000 m2 bao gồm: 800kg phân chuồng hoai mục + 30 kg supe lân + 5 kg phân kali + 50kg tro bếp.
4. Chăm sóc:
Bón thúc lần 1 (10 ngày sau trồng): 5 – 6 kg phân urê, 3 – 4 kg phân KCl, 20 - 25 kg khô dầu hoặc xác mắm;
Bón thúc lần 2 (25 - 30 ngày sau trồng): 7 – 8 kg urê, 466 - 5 kg KCl;
Bón thúc lần 3 (45 - 50 ngày sâu trồng): 8 – 10 kg urê, 5 – 6 kg KCl, 25 – 30 kg bánh khô dầu hoặc xác mắm. Sau khi thu hoạch lứa quả thứ 2 nên bón thúc thêm 5 kg urê, 15 - 20 kg phân chuồng hoai mục hoặc bã mắm, khô dầu cho cà sai quả và có thể thu được nhiều lứa. Chú ý kết hợp làm cỏ, vun gốc cho cà vào các đợt bón thúc.
Thường xuyên tưới đủ ẩm cho cà sinh trưởng, phát triển tốt, đặc biệt là thời kỳ ra hoa, nuôi quả. Có thể dẫn nước ngập 2/3 rãnh luống cho nước ngấm vào mặt luống khoảng 2 - 3 giờ rồi tháo cạn nước đi. Không để mặt luống bị khô, thiếu nước cà sẽ kém ra hoa, năng suất kém, trái nhỏ.
Tỉa nhánh, cắm giàn: Khi cây bắt đầu ra hoa nên tỉa bỏ bớt các cành nhánh dưới chùm hoa thứ nhất cho gốc được thông thoáng. Khi cà ra đợt hoa thứ 2 thì bấm ngọn, hãm cành hạn chế chiều cao để cho cà ra nhiều cành nhánh quả. Khi cà bắt đầu phân nhánh thì làm giàn bằng tre, nứa cho cà khỏi đổ.
Chú ý kiểm tra sâu bệnh thường xuyên để có biện pháp phòng trị kịp thời.
Thu hoạch: Thu hái khi quả đã lớn đẫy, căng đều, vỏ bắt đầu chuyển từ màu tím sang tím nhạt. Cách 2 - 3 ngày thu chọn một lần, không để cà quá già kém chất lượng.
TÁC DỤNG TUYỆT VỜI CỦA CÀ TÍM
Phòng ngừa ung thư
Cà tím có tác dụng đặc biệt trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh ung thư đại tràng vì cà tím chứa hàm lượng chất xơ rất cao.
Giúp không tăng cân
Cà tím không làm bạn tăng cân vì chứa rất ít calo và cung cấp rất ít năng lượng.
Tốt cho làn da và tóc
Cà tím chứa rất nhiều nước nên rất tốt cho việc duy trì làn da đẹp và mái tóc khỏe mạnh
Tăng cường sức khỏe tim mạch
Cà tím còn giúp tăng cường sức khỏe tim mạch vì tiêu thụ thực phẩm này thường xuyên sẽ giúp hạ thấp lượng cholesterol xấu trong máu.
Chống lại cảm giác bồn chồn, lo lắng
Cà tím chứa nhiều magiê có tác dụng phòng ngừa và điều trị chứng mất ngủ và sự bồn chồn lo lắng. Đây là phương pháp điều trị bệnh mất ngủ tự nhiên, đơn giản và hiệu quả.
Tăng cường sức đề kháng
Trong quả cà tím có chứa dồi dào vitamin và chất sắt sẽ giúp bạn phòng ngừa bệnh thiếu máu. Thêm vào đó, cà tím chứa nhiều nước và potassium có khả năng kích thích nhịp tim hoạt động tốt. Ngoài ra, magiê, kali và canxi cùng với vitamin A và C trong cà tím còn có tác dụng cải thiện cấu trúc xương, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch.
www.phunuonline.com
DẪN THEO: https://lhu.edu.vn
Nguồn:http://www.rauhoaquavietnam.vn
|
CẢI BẸ CÁC LOẠI
Hiện đang là thời điểm xuống giống vụ chính rau cải bẹ (vụ thu đông), để có được những lô rau chất lượng cao, an toàn cho người sử dụng, nông dân trồng cải cần chú ý tác động tích cực cho cây trồng này ở từng khâu sản xuất. Cụ thể là:
1. Chọn và xử lý đất trồng:
Cải bẹ thích hợp trên những chân đất có thành phần cơ giới nhẹ, đất giàu mùn, thoát nước tốt, đất có độ pH trung tính.
Vụ thu đông, thời điểm đầu vụ hay gặp mưa lớn nên để giảm thiểu lượng cây con bị chết úng và lượng phân thất thoát do rửa trôi cần lên luống rau cao từ 20- 25cm, lên luống rộng (1,5-1,7m), nạo vét dõng thường xuyên và đào hố kích thước 1m3 ở 2 góc ruộng chéo nhau.
2. Cách thức gieo trồng:
Thực tế cho thấy nếu áp dụng phương thức gieo vườn ươm rồi nhổ cây trồng ngoài ruộng sản xuất thì cây cải sau trồng rất hay bị chột hoặc chết hàng loạt khiến cho tỷ lệ sống sót các cây sau trồng rất thấp. Vì vậy, muốn khắc phục được hạn chế này nông dân cần áp dụng biện pháp gieo vãi hạt trên luống kết hợp với dặm tỉa sau này. Sau khi gieo xong cần dùng rơm rắc đều mặt luống để che phủ hạt và giữ phân lót.
3. Bón phân và chăm sóc:
- Bón phân:
Bón lót: 100% phân chuồng hoặc phân hữu cơ vi sinh thay thế + 100% supe lân + 30% đạm u rê + 50% kali sun phát.
Bón thúc lần 1 bón sau gieo 20 - 25 ngày với lượng 40% u rê + 30% kali.
Bón thúc lần 2 thúc cho rau sau lần 1 từ 15-20 ngày với lượng phân vô cơ còn lại
(Tồng lượng phân bón vô cơ cho 1 sào rau khoảng 3,5- 5,5 kg u rê + 4,5 – 5,5 kg lân supe + 2,5 – 3kg kali sun phát).
Nước tưới: cần giữ ẩm thường xuyên cho rau và tiêu úng kịp thời khi mưa kéo dài. Áp dụng biện pháp tưới ngấm. Trước khi thu hoạch khoảng một tuần cần hạn chế nước tưới đến mức thấp nhất để rau được cứng chắc, tốt cho vận chuyển và bảo quản rau, dưa sẽ giòn hơn khi ăn.
Phòng trừ sâu bệnh: Cải bẹ thu đông hay bị các loài rệp gây hại thời điểm đầu vụ. Cho nên khi dặm tỉa không nên để cải quá dày, rậm rạp. Ngoài ra, rau còn bị các đối tượng như sâu xanh, sâu tơ, bọ nhảy, vi khuẩn thối nhũn... gây hại. Cần lựa chọn các loại thuốc sinh học phun trừ cho rau được an toàn nhất là thời kì cuối vụ, thực hiện theo nguyên tắc 4 đúng khi sử dụng thuốc BVTV.
Chú ý:
Khi ruộng cải gặp mưa kéo dài hoặc nắng mưa xen kẽ, để phòng bệnh chết rạp cho cây và kích thích bộ rễ phát triển cần sử dụng chế phẩm nấm đối kháng Tricodecma phun hoặc tưới cho rau đinh kì 1 tuần/lần.
Muốn hạn chế lượng bọ nhảy và sâu tơ gây hại cải, nông dân cần xen một lượng cây cà chua hoặc hành tỏi nhất định vào các mép luống rau khi trồng.
Cần kết hợp với biện pháp phòng trừ tổng hợp như vệ sinh đồng ruộng, luân canh hợp lý, xới xáo, vun gốc 1-2 lần/vụ, bón phân cân đối... để đạt được một kết quả cao khi thâm canh cây trồng này.
Món ngon từ cải bẹ dưa
Loài cải này chứa cực kỳ nhiều chất dinh dưỡng có ích cho cơ thể. Cụ thể gồm các loại vitamin như A, C, E, K, B1, B6, B12, Beta Carotene; giàu canxi, chất xơ ăn kiêng và các nguyên tố vi lượng như kali, sắt… Đặc biệt, cải bẹ dưa chứa cả Omega 3 và 6; chứa hàm lượng chất chống oxy hóa rất cao, dưới dạng vitamin A và vitamin C, giúp ngăn ngừa một số loại tế bào gây hại, đột biến DNA, giải phong các chất độc gây ra do stress. Cải bẹ dưa còn được nhiều bác sĩ dinh dưỡng trên thế giới khuyên dùng thường xuyên. Sau đây là một số món ăn được chế biến từ cải bẹ dưa:
Muối dưa: Đây là cách chế biến rất phổ biến tại Việt Nam. Khi được muối đúng cách và ăn khi vừa chín tới, dưa cải bẹ có độ giòn và hương vị hấp dẫn khó cưỡng, đặc biệt là khi ăn kèm với các món ăn có độ béo như thịt luộc, thịt kho, thịt quay… Lưu ý, chỉ nên ăn khi dưa vừa chín tới; không nên ăn khi dưa chưa chín hoặc đã quá chua vì trong dưa chứa nhiều chất độc có hại cho cơ thể.
Chiên cơm: Đây vừa là cách để bạn giải phóng nhanh hũ dưa cải bẹ muối chua vừa tận dụng được cơm nguội còn thừa.
Xào với trứng hoặc thịt ba chỉ: Đây là sự hòa quyện tuyệt vời, độ béo của trứng hoặc thịt ba chỉ kết hợp với vị chua, giòn giòn của dưa cải bẹ muối chua sẽ tạo nên một món ăn cực kỳ bắt vị và bắt cơm.
Kho thịt: Khi món dưa cải đã chuyển vị chua nhiều hơn, nếu ăn sống sẽ kém hấp dẫn, các đầu bếp dân gian đã nghĩ ra cách kết hợp dưa cải với thịt để chế biến thành món kho.
Món xào: Ở Nhật Bản, Trung Quốc, cải bẹ được chế biến thành món xào với gia vị tỏi, ớt hoặc có thể thêm với thịt.
Món hầm: Một số quốc gia như Mỹ, Nhật, người ta còn dùng cải bẹ làm nguyên liệu làm tăng hương vị cho các món hầm với thịt hoặc thịt xông khói.
Luộc: Luộc là một cách để bạn cảm nhận hương vị của cải bẹ dưa trọn vẹn hơn cả. Lưu ý, bạn cần luộc với lượng nước ngập rau, trong lửa lớn để giữ được màu xanh của rau và ngắt lửa khi rau vừa đủ nhừ (tùy sở thích).
Nấu canh: Bạn có thể nấu canh cải bẹ dưa với thịt hoặc tôm, tương tự như cải bẹ xanh. Tuy rau cải bẹ dưa cho vị nồng và nhẫn nhưng lại có hậu ngọt hơn cải bẹ xanh.
Nước ép hoặc sinh tố: Cách này giúp bạn có thể tận dụng tốt nhất dinh dưỡng của cải bẹ. Do cải bẹ có mùi vị khá hăng, nồng, bạn nên kết hợp cải bẹ với các loại rau củ quả sau: rau bina (cải bó xôi/chân vịt), cải xoăn, cà rốt, dưa chuột, cần tây, táo, chanh hoặc gừng… để thức uống thêm phần hấp dẫn.
Dẫn theo: http://sonongnghiep.haiduong.gov.vn
|
CẢI BÓ XÔI
I. ĐẶC ĐIỂM VÀ YÊU CẦU NGOẠI CẢNH:
Đặc điểm thực vật học: Cây bó xôi có tên khoa học Spinach oleraceac, lá hình Oval hoặc hình lưỡi mác tùy thuộc từng loại giống, dựa trên hình dạng lá đó mà kích thước cũng khác nhau, chiều dài lá trưởng thành khoảng 20-30cm và rộng 7-15cm. Rễ ăn nông, thuộc rễ cọc, có hệ thống rễ phụ phát triển mạnh. Hoa có màu vàng xanh lá cây, đường kính hoa 3-4mm, cứng, khô, sần.
Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh: Cây bó xôi thích hợp với khí hậu ôn đới, nhiệt độ từ 10-20oC, là loại cây ngắn ngày, dễ trồng. Thời gian thu hoạch từ 35-40 ngày đối với cây ươm, với cây gieo hạt thời gian thu hoạch muộn hơn 15-20 ngày. Cây bó xôi phát triển tốt nhất ở loại đất giàu chất hữu cơ, độ thông thoáng cao, pH thích hợp là 6-7.
II. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC:
Chuẩn bị đất: Chọn đất canh tác tơi xốp, nhẹ, nhiều mùn, tầng canh tác dày, thoát nước tốt.
Vệ sinh đồng ruộng dọn sạch các tàn dư thực vật của vụ trước, rải vôi, tưới nước trước khi cày xới để diệt một số nấm hại trên mặt đất.
Cày xới độ sâu 25-30cm, xới kỹ; lên luống rộng 1,2m, rãnh rộng 20cm cao 10-15cm và mùa mưa 15-20cm.
Sau khi lên luống xử lý bằng chế phẩm Trichoderma lượng 40-60 kg/ha tăng khả năng đối kháng với một số loại nấm bệnh trong đất như: Rhizoctonia Solani, Pythium, Fusarium,….. phòng trừ tuyến trùng, chết cây con và các loại vi sinh vật có hại trong đất.
Trồng và chăm sóc:
Kỹ thuật trồng, khoảng cách trồng: cây x cây 15-18cm, hàng x hàng 20cm, mật độ 180.000-200.000 cây/ha, sau khi trồng cần tưới đủ ẩm để cây con nhanh chóng phục hồi;
Tưới nước: Mùa nắng, tưới buổi sáng sớm hoặc chiều mát 1 lần/ngày đảm bảo ẩm độ 70-75%, mùa mưa tưới 1 lần/ngày hoặc không tưới, trừ khi mưa to bắn đất trên đọt phải tưởi rửa. Làm hệ thống rảnh thoát nước thông thoáng tránh bị ngập úng vàng lá. Tưới nước sau khi mưa to rửa đất bám trên đọt non, lá hạn chế nguồn bệnh phát sinh và lây lan, đặc biệt sau cơn mưa đầu mùa (mưa axít). Sau khi bón phân tưới vừa đủ đảm bảo phân tan.
Làm sạch cỏ trên luống, rãnh và xung quanh vườn sản xuất, làm cỏ trước khi bón phân kết hợp xăm xới tạo đất thoáng khí.
III. SÂU HẠI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ:
Sâu xám (sâu đất) (Agrotis ypsilon)
Triệu chứng: Bướm hoạt động giao phối và đẻ trứng ban đêm, thích mùi chua ngọt. Trứng đẻ rời rạc thành từng quả trên mặt đất. Sâu non mới nở gặm lấm tấm biểu bì lá cây, sâu lớn tuổi sống dưới đất, ban đêm bò lên cắn đứt gốc cây. Sâu đẫy sức hoá nhộng trong đất.
Biện pháp phòng trừ: Vệ sinh cỏ dại trong ruộng và xung quanh bờ. Cày bừa, xới, phơi đất để diệt sâu nhộng trước khi xuống giống. Sử dụng hoạt chấtPermethrin.
Sâu xanh:
Gây hại từ khi cây con đến khi thu hoạch.
Biện pháp phòng trừ: dùng thuốc Vertimec 1.8 EC hoặc Visher.
Sên, nhớt:
Gây hại cả giai đoạn cây con và cây lớn làm ảnh hưởng đến năng suất và mẫu mã sản phẩm lây lan mầm bệnh.
Biện pháp phòng trừ: rải Helix 10% liều lượng 5 kg/ha với 10kg cám gạo rang và chất tạo mùi thơm như vani rải từng nhúm xuống rãnh từ 1-1,5m.
Ruồi hại lá/dòi đục lá:
Biện pháp phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng, thu dọn sạch tàn dư cây trồng và các cây ký chủ phụ là biện pháp tích cực để làm giảm mật độ ruồi trưởng thành. Đặc tính của ruồi trưởng thành thích màu vàng, vì vậy có thể dùng bẫy dính màu vàng để diệt trừ ruồi trưởng thành.
IV. BỆNH HẠI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ:
- Bệnh chết rạp cây con: (Fusarium Oxysporium)
- Bệnh chết cây con do nấm Rhizoctonia solani:
Triệu chứng: Nấm tấn công vào mạch dẫn, thối gốc, đen gốc dẫn đến chết cây con.
Chết cây con do nấm Pythium Spp,…
Triệu chứng: Lá nhăn, teo, các rể con thối hoàn toàn, rễ cọc bị thối
Biện pháp phòng trừ:
Sử dụng các loại thuốc Validacin 3L, Kasugacin 2L; Sử dụng các loại Trichoderma 4-6 kg/100m 2 bổ sung sớm vào đất để tăng sức cạnh tranh.
Hạn chế tưới vào buổi chiều tránh độ ẩm đất quá cao, luân canh cây trồng và dọn sạch tàn dư thực vật.
- Bệnh Đốm lá (Cladosporium Variabile)
Đốm lá do nấm Cladosporium Variabile: Xuất hiện những đốm nhỏ trên lá, lõm xuống như vết ruồi đục. Nấm tấn công vào giữa lá.
Đốm lá do nấm: Stemphylium Botryosum: Xuất hiện những đốm lớn 1 – 2cm trên mặt lá tạo thành những vòng lớn, lõm xuống, nỗi gân và lá biến dạng. Nấm tấn công mạnh ở mép lá.
- Bệnh thán thư (gọi lông chuột): (Colletotrichum Dematium)
Chủ yếu xuất hiện vào mùa mưa, xuất hiện vào giai đoạn từ 25 ngày đến thu hoạch, nấm tạo thành những vết dưới mặt lá, ẩm ướt, xuất hiện các lông tơ của sợi nấm màu xám giống lông chuột. Bện tấn công từ giữa lá, an thủng lá.
- Bệnh thối nhũn: Do nấm Fusarium oxysporum, làm cho phần thân gốc, rễ có màu đen và thối nhũn từ lá gốc và lay lan nhanh vào mùa mưa.
- Bệnh sương mai: (Peronospora Efusa)
Biện pháp phòng trừ: Sử dụng các loại thuốc Trichoderma, Antracol 70WP, Kasuran 50WP, Daconil, Rhidomyl (Metalaxyl + Mancozeb).
Ghi chú: Thực hiện biện pháp phòng trừ tổng hợp đạt kết quả cao hơn sử dụng đơn lẻ phương pháp hóa học. Chỉ sử dụng các loại thuốc BVTV có tên trong Danh mục thuốc BVTV được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam.
V. THU HOẠCH, PHÂN LOẠI VÀ XỬ LÝ BẢO QUẢN SAU THU HOẠCH:
Thu hoạch đúng thời gian sinh trưởng và mùa vụ; thời gian cho thu hoạch từ 33 đến 38 ngày.
Trước khi thu hoạch 2 ngày tưới rửa bớt đất, cát bám trên cây và phun nước vôi 1% (vôi hòa tan trong nước, để lắng lấy nước trong) trên cây để trung hòa dư lượng nông dược còn lại và diệt bớt một số vi khuẩn. Một ngày trước khi thu hoạch tưới rửa lại bằng nước sạch.
VI. CÔNG DỤNG CỦA CẢI BÓ XÔI
- Chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể ...
- Hạn chế béo phì ...
- Chống viêm và ung thư (đặc biệt ung thư tuyến tiền liệt) ...
- Tốt cho xương, giúp răng chắc khỏe và cải thiện chiều cao. ...
- Bảo vệ mắt, trị chứng quáng gà ...
- Bố máu. ..
- Phòng chống bệnh tiểu đường. ...
- Phòng ngừa ung thư buồng trứng ở phụ nữ
|
CẢI NGỌT
1. Thời vụ
Vụ đông xuân: Gieo từ tháng 8 đến tháng 11; vụ hè thu: gieo từ tháng 2 đến tháng 6.
2. Vườn ươm:
Cây cải ngọt có thể gieo hạt thẳng hoặc gieo ở vườn ươm rồi cấy. Làm đất nhỏ, lên luống rộng 1m, cao 30 cm, rãnh rộng 30 cm. Bón lót phân chuồng hoai mục 2 – 3 kg/m2. Nếu gieo để liền chân thì dùng 0,5 - 1g hạt giống/m2; nếu gieo vườn ươm rồi cấy thì 1 - 1,2 g hạt giống/m2. Gieo hạt xong phủ trấu hoặc rơm rạ lên mặt luống rồi dùng thùng ô doa tưới đều, sau đó mỗi ngày tưới một lần.
3. Làm đất, trồng:
Chọn đất cát pha hoặc đất thịt nhẹ có độ pH 5,5 - 6,5. Làm đất nhỏ, lên luống rộng 1m, cao 30 cm, rãnh rộng 30 cm. Bón phân chuồng hoai mục 1,2 – 2kg/m2. Nếu không có phân chuồng có thể sử dụng phân hữu cơ vi sinh, lượng dùng 100 - 110kg/sào Bắc Bộ. Trộn đều phân vi sinh với đạm, san phẳng mặt luống, sau đó gieo hạt hoặc cấy. Nếu gieo liền chân thì tỉa làm 2 đợt khi cây có 2-3 lá thật với khoảng cách 15 - 20cm. Nếu cấy thì để khoảng cách 20-25cm, bảo đảm mật độ trồng 3.000 - 3.600 cây/sào Bắc bộ.
4. Bón phân
Lượng bón (tính 1 sào Bắc bộ):
+ Phân chuồng: 700kg (hoặc 400kg phân chuồng + 100kg phân Bokashi). Có thể dùng phân hữu cơ vi sinh hoặc phân rác đã chế biến thay thế (bằng 1/3 lượng phân chuồng).
+ Phân hóa học: 5,5kg ure + 12 -15kg supe lân + 2,5 kg kali clorua. Cách bón:
+ Bón lót: Toàn bộ phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh và phân lân + 30% lượng phân đạm + 50% lượng phân kali. + Bón thúc:
Lần 1: Bón 40% lượng đạm + 30% lượng kali; bón khi cây hồi xanh (sau trồng 7 - 10 ngày).
Lần 2: Bón lượng đạm và kali còn lại; bón sau trồng 16 - 20 ngày.
Ngoài lượng phân trên, giữa các đợt bón thúc nên bón phân qua lá cho rau. Lượng 0,1 - 0,2kg/sào, hòa với nước cho vào bình phun đều trên mặt lá. Có thể sử dụng chế phẩm EM để phun hoặc tưới cho rau.
5. Chăm sóc
Cải ngọt là cây ngắn ngày, rất cần nước để sinh trưởng, do vậy cần phải giữ ẩm thường xuyên. Sau trồng tưới mỗi ngày 1 lần, sau đó 3 ngày thì tưới 1 lần. Kết hợp các lần tưới với các đợt bón thúc. Nhặt sạch cỏ dại, xới xáo và vun gốc 1 - 2 lần.
Phòng trừ sâu bệnh
Cải ngọt thường bị các loại sâu bệnh hại chính như: các loại rệp, bọ nhảy, sâu xám, sâu tơ, sâu xanh, bệnh thối nhũn. Dùng các loại thuốc sau để phòng trừ: Sherpa 25EC hoặc thuốc trừ sâu sinh học Bt để diệt trừ sâu. Sử dụng Rhidomil MZ72 WP, Score 25EC để phòng trừ bệnh thối nhũn, phun với nồng độ và liều lượng ghi trên bao bì của nhà sản xuất. Cần sử dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp như vệ sinh đồng ruộng, luân canh cây trồng, bón phân cân đối...
6. Thu hoạch
Khi thu hoạch cần loại bỏ các lá gốc, lá già, lá bị sâu bênh, chú ý rửa sạch, cây không bị giập nát cho vào bao bì sạch để sử dụng.
|
CẢI RỔ
Rau cải rổ (cải làn) rất giàu vitamin K và cũng chứa folate, thiamin, niacin, axit pantothenic, choline, phốt pho, kali rất tốt cho sức khỏe. Loại rau này có tác dụng tốt cho tiêu hóa, chữa ho, khô nóng, làm đẹp da, tóc…
1. Chuẩn bị dụng cụ trồng và đất trồng
Dụng cụ trồng: Bạn có thể tận dụng bao xi măng, bao tải, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà.
Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.
Đất trồng
Rau cải rổ có thể phát triển trên nhiều nền đất khác nhau. Tuy nhiên, cây sẽ cho năng suất cao nhất nếu được trồng trên đất thịt pha cát, đất mùn có chứa nhiều chất dinh dưỡng và có độ pH từ 6 - 6,8.
Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 15 - 20 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.
2. Chọn giống và trồng cây
Để cho rau xanh tốt, kháng bệnh cao thì bạn nên lựa chọn hạt giống cải rổ có tỉ lệ nảy mầm cao của những nơi sản xuất hạt giống rau uy tín.
Đầu tiên, bạn nên ngâm hạt giống vào trong nước có nhiệt độ khoảng 30 - 45 độ C trong vòng từ 3 - 4 giờ. Tiếp theo, vớt ra và đem ủ để hạt được nhú mầm. Cuối cùng đem gieo hạt với khoảng cách 20 - 25cm/cây. Khi gieo xong thì tưới cho đất ẩm.
Nếu lỡ tay gieo quá dày, bạn cũng có thể tỉa cấy sau khi rau ra 2 cặp lá thật.
3. Chăm sóc
Tưới nước ngày 2 lần vào lúc sáng sớm và chiều mát cho rau.
Sau khi cây nảy mầm khoảng 15 ngày thì tiến hành bón lót đợt đầu tiên bằng phân bò, phân hữu cơ, phân dê, phân trùn quế… Đợt tiếp theo bón sau đó khoảng 2 tuần. Ngoài bón phân phải thường xuyên làm cỏ và vun xới cho rau.
4. Thu hoạch
Nếu chăm sóc tốt, rau cải rổ sẽ cho thu hoạch sau khoảng 60 - 70 ngày sau khi trồng. Rau có thể dùng để nấu canh, luộc, xào tùy thích.
Giá trị dinh dưỡng của Collard Greens (cải rổ)
Tính trong 100 g rau xanh có chứa 32 calo, 3 g protein, 0,6 g chất béo, 5 g tổng carbohydrate, 0.5 g đường, 4 g chất xơ, 232 mg canxi, 0,5 mg sắt, 27 mg magiê, 61 mg phốt pho, 213 mg kali, 17 mg natri, 35,3 mg vitamin C, 5,019 IU vitamin A và 0,2 mg vitamin B6. Nó cũng có các vitamin và khoáng chất thiết yếu khác như kẽm, folate, vitamin E và vitamin K.
Ngăn ngừa ung thư: Theo Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, loại rau cải này có glucosinolates, một nhóm lớn các hợp chất có chứa lưu huỳnh được phá vỡ trong khi nhai và tiêu hóa. Quá trình này giúp chúng biến thành các hợp chất hoạt tính sinh học gọi là indoles, isothiocyanates và thiocyanates ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.
Làm giảm cholesterol và hỗ trợ giảm cân: Cholesterol dư thừa có thể di chuyển trong máu và có thể tích tụ trong thành động mạch. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Y học dự phòng của Mỹ cho thấy chất xơ có trong rau cải làm giảm cholesterol bằng cách gắn kết với nó trong hệ tiêu hóa, sau đó được bài tiết ra khỏi cơ thể.
Giải độc cơ thể: Một trong những lợi ích của rau xanh là chúng là chất khử độc tự nhiên, loại bỏ độc tố khỏi cơ thể. Đó là do các hợp chất được gọi là isothiocyanates được làm từ glucosinolates. Các glucosinolates kích hoạt các enzym giải độc, do đó loại bỏ độc tố hoặc các chất gây ô nhiễm ra khỏi cơ thể.
Tốt cho hệ thống tiêu hóa: Ăn rau cải rổ thường xuyên sẽ kích thích hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và duy trì một đường tiêu hóa khỏe mạnh. Hỗ trợ sức khỏe tim mạch: Vitamin K trong rau xanh làm giảm tình trạng viêm và bảo vệ các tế bào nối mạch máu như tĩnh mạch và động mạch. Vitamin này cũng ngăn chặn sự vôi hóa của động mạch - một trong những nguyên nhân hàng đầu của cơn đau tim. Nó hoạt động bằng cách mang canxi ra khỏi động mạch và ngăn nó tạo thành mảng bám.
Làm giảm nguy cơ gãy xương: Một lợi ích rau cải rổ là nó giúp giảm nguy cơ loãng xương và gãy xương do sự có mặt của vitamin K. Nó cải thiện sự hấp thụ canxi trong cơ thể, qua đó giúp đỡ trong việc phát triển xương.
Giữ cho làn da và mái tóc khỏe mạnh: Cải rổ rất giàu vitamin A - một chất dinh dưỡng cần thiết để kiểm soát sản xuất bã nhờn, giữ ẩm cho mái tóc của bạn, duy trì thị lực và hỗ trợ hệ thống miễn dịch khoẻ mạnh. Rau quả cũng là một nguồn vitamin C tốt, giúp xây dựng và duy trì mức collagen cho da và tóc.
Theo Boldsky - dẫn theo kenh14.vn
Nguôn: http://khoahocphattrien.vn
|
CẢI THẢO - CẢI BẸ DÚN
1. Thời vụ
Các tỉnh phía Bắc trồng từ tháng 8 – 10 dương lịch, phía Nam trồng từ tháng 7 năm trước đến tháng 4 dương lịch năm sau.
2. Vườn ươm
Làm đất kỹ, nhặt sạch cỏ dại, lên luống rộng 90 – 100 cm, rãnh rộng 30 cm, cao 25 cm. Bón lót 1 kg phân chuồng hoai mục + 15g supe lân + 8g kali sunfat cho 1m2 đất vườn ươm. Trải đều phân lên mặt luống, trộn lẫn phân với đất, sau đó vét đất ở rãnh phủ lên mặt luống dày 1,2 – 2 cm.
Hạt giống sau khi ngâm vào nước nóng 500C trong 20 phút, tiếp tục ngâm vào
nước sạch trong 4 - 6 giờ. Gieo 1,5 – 2 g hạt/m2. Gieo hạt xong phủ lên một lớp rơm rạ cắt ngắn 1-1,5cm hoặc trấu đã qua xử lý. Dùng cót tre chùm lên khung bằng tre, nứa uốn theo hình vòm cống để che mưa to, nắng rát trong 12 -15 ngày đầu. Tưới đậm nước bằng ô doa, những ngày sau đó khoảng 2 ngày tưới 1 lần. Nhổ tỉa cây bị sâu bệnh, cỏ dại, để khoảng cách 2-2,5cm/cây. Tưới thúc bằng nước phân chuồng ngâm ngấu pha loãng. Khi cây có 4 - 5 lá thật thì nhổ đem cấy ra ruộng sản xuất.
3. Làm đất, chăm sóc
Chọn ruộng cát pha, thịt nhẹ, chủ động nước, làm đất kỹ, lên luống rộng 1,2 m, rãnh rộng 30 cm, cao 25 cm. Trồng hai hàng dọc trên luống với khoảng cách: Trồng hàng cách hàng 50 cm, cây cách cây 35 -40 cm.
Lượng phân bón (tính cho 1 sào Bắc bộ 360 m2); Phân chuồng hoai mục 0,7 - 1 tấn, đạm urê 10 - 12kg, supe lân 15 - 20kg, kali sunfat 5 – 6 kg. Nếu đất chua (độ pH< 6) bón thêm 20 – 25 kg vôi bột trước khi bừa lần cuối.
Cách bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân + 1/4 lượng đạm và kali. Trộn đều phân rồi cấy cây giống. Bón thúc lần 1 khi cây bén rễ hồi xanh ¼ đạm, kali. Bón thúc lần 2 khi lá cây bắt đầu vào cuốn bón 1/4 phân đạm và kali. Bón lần 3 với lượng phân còn lại, sau lần 2 khoảng 12-15 ngày, kết hợp các đợt bón phân làm cỏ, xới xáo vun gốc, tưới nước. Có thể dùng một số chế phẩm phân bón lá như: K-H; Atonic, Humate, Yogen,... khoảng 10-12 ngày phun/lần cho năng suất tăng thêm 20-30%, chất lượng vẫn đảm bảo.
CÔNG DỤNG TUYỆT VỜI CỦA CẢI THẢO
Ăn nhiều cải thảo ngừa ung thư
Theo nghiên cứu của Cục Phát triển Nông thôn Hàn Quốc được đăng tải trên tờ Food Chemistry, tạp chí hàng đầu thế giới trong lĩnh vực khoa học thực phẩm, trong cải thảo có chứa nhiều chất chống ung thư.
Cải thảo duy trì sự trẻ trung
Nhờ lượng chất xơ, khoáng chất như phosphor, kali, canxi, sắt… có nhiều trong loại rau này. Cải thảo cũng giàu các vitamin A, B, C, E rất tốt cho quá trình chống ôxy hóa và duy trì sự trẻ trung cho làn da phụ nữ.
Cải thảo giúp ngăn ngừa chứng giảm trí nhớ
Cải thảo thuộc nhóm thực phẩm mang tính kiềm mạnh, nhóm thực phẩm này có thể ngăn ngừa chứng giảm trí nhớ ở người lớn tuổi, đây là kết luận được rút ra từ các nhà khoa học Chicago (Mỹ).
Cải thảo giúp đánh tan chất béo
Hàm lượng calories trong cải thảo rất thấp, chỉ vào khoảng 17kcal. Đối với những người ăn kiêng hoặc muốn duy trì vóc dáng, cải thảo là một sự lựa chọn tuyệt vời.
Chế ngự cơn say
Cải thảo cũng là một món có thể giải rượu nhanh chóng và hiệu quả. Rửa sạch cải thảo, cắt thành sợi dài nhỏ, thêm vào một chút giấm, đường trắng, trộn đều để ngâm 10 phút sau đó lấy ra ăn. Món trộn này có mùi vị vừa ngọt, vừa chua, mát lại giúp tinh thần tỉnh táo, giải rượu.
Cải thảo dùng chữa sốt
Người bị bệnh trường nhiệt, bệnh sốt rét và các bệnh có sốt lâu, thường thường khi sốt không muốn ăn uống, dùng cải thảo nấu canh cho người bệnh ăn. Có thể tuỳ ý thêm giá đậu xanh hoặc giá đậu nành, cà, rau dừa, rau cần, nấu chung, canh ăn bổ lại hạ sốt.
Cải thảo lợi tiểu tiện
Người bị bệnh viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu, tiểu tiện không bình thường, đau buốt; có thể dùng rau cải thảo hoặc rau cần hai vị nấu canh hoặc nấu chín lấy nước uống liền vài ngày.
Nguồn: trung tâm khuyến nông quốc gia//. Theo www.khuyennongvn.gov.vn
Nguồn: Phununews.vn
|
CẢI THÌA & CẢI BẸ TRẮNG
1. Giống
Chọn giống có phẩm chất ngon cho năng suất cao
Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng thuốc trừ bệnh. Có thể ngâm hạt giống trong nước ấm có pha với phân bón lá (khoảng 1cc/1 lít nước), sau 3-4 giờ vớt ra để ráo nước rồi ủ, sau đó đem đi gieo.
Gieo hạt cải: có thể gieo hạt trực tiếp lên liếp trồng hoặc gieo trên liếp ương sau đó nhổ cây đem đi cấy ra liếp trồng. Sau khi gieo hạt cải, nên phủ 1 lớp đất mỏng đã trộn phân chuồng hoai, rắc một ít thuốc trừ kiến, các sâu hại khác, phía trên phủ một lớp rơm mỏng và tưới đủ ẩm.
Trước khi nhổ cây cải cần tưới ướt đất bằng phân DAP pha loãng (30g/10lít nước).
Lượng hạt giống cải trên diện tích 1 công (1000m2): Sạ: 300-400g. Cấy: 100-150g.
2. Thời vụ: Cải thìa, cải bẹ trắng trồng được quanh năm, trồng tốt nhất trong vụ Đông Xuân.
3. Chuẩn bị đất
- Có thể trồng trên nhiều loại đất, từ đất cát đến đất thịt. Đất cần phải được cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại, tàn dư cây trồng từ vụ trước, nếu có điều kiện nên đảo đất và phơi ải 8-10 ngày để đất thông thoáng, giúp cây sinh trưởng tốt, đồng thời hạn chế sâu bệnh cư trú trong đất.
4. Khoảng cách trồng: Không nên trồng quá dày để ruộng thông thoáng, hạn chế sâu bệnh. Có thể trồng với khoảng cách 15-20cm.
5. Bón phân (tính cho 1.000m2)
Bón lót: 50-70kg phân hữu cơ vi sinh, 10-15 kg bánh dầu.
Bón thúc: phân urê pha nước tưới vào buổi chiều mát, sáng hôm sau tưới xả (rửa sạch phân bám trên lá để lá không bị cháy)
Lần 1 (7 ngày sau khi sạ): 6 kg urê, 10-15kg bánh dầu còn lại.
Lần 2 (15 -17 ngày sau khi sạ): 10 kg urê + 5 kg DAP
Có thể bổ sung thêm phân bón lá khi cần thiết.
6. Phòng trừ sâu bệnh
Sâu ăn tạp: cần phát hiện sớm ổ sâu mới nở, trừ bằng Lorsban 30 EC, Fastac 5 EC, Brightin 1.8 EC.
Bệnh thối nhũn: thường xuất hiện trên ruộng sạ dày, đất thoát nước kém, bệnh phát triển nặng trên rau bón thừa đạm. Khi phát hiện nên nhổ bỏ ngay tránh lây lan. Phải hạn chế tưới nước. Dùng các loại thuốc phòng trị như validacine 3.5 DD, Kocide 61.4
7. Thu hoạch
Sau khi trồng 30-32 ngày có thể thu hoạch được. Thu hoạch cắt bỏ gốc. Cài thìa, cải bẹ trắng có bộ lá giòn, dễ gãy nên cần nhẹ nhàng, tránh gây thương tổn bộ lá. Sau khi thu hoạch vận chuyển ngay đến nơi tiêu thụ.
TÁC DỤNG CỦA CẢI THÌA - CẢI BẸ TRẮNG
Rau cải bẹ trắng còn gọi là rau cải trắng (tiếng Hán gọi là bạch thái hay bạch giới thái) chứa nhiều chất bổ và vitamin. Hạt cải trắng gọi là bạch giới tử, có vị cay, tính ấm, không độc, tiêu đờm, thuận khí, trị lao truyền nhiễm, đau phong.
Rau cải bẹ trắng chứa nguyên tố vi lượng cùng các hoạt chất thực vật (Phytochemicals) đặc biệt là có vitamin C, chống ôxy hoá mạnh. Các nhà dinh dưỡng học đã chứng minh, người lớn nếu một ngày ăn 500g cải trắng, lượng canxi, sắt, carpten và vitamin cầu thiết cho cơ thể sẽ được cung cấp nhiều, giúp đầu óc bình tĩnh, giảm mệt mỏi, giảm cholesterol…
|
RAU CẦN
Rau cần có hai loại là rau cần tây và rau cần ta hay còn gọi là cần nước. Rau cần được sử dụng phổ biến trong chế biến các món ăn và có thể ép lấy nước rau cần uống rất tốt giúp giải nhiệt, giảm suy nhược cơ thể và còn có thể phòng chữa được nhiều bệnh như bị mỡ máu, các bệnh tim mạch, đau họng,… rau cần chỉ trồng được nhiều vào mùa lạnh, còn trong điều kiện thời tiết nắng khó thì cần phải chăm sóc khá nhiều. Tuy nhiên để trồng được rau cần cũng không phải là khó. Bạn có thể tìm hiểu hướng dẫn trồng rau cần như sau:
Rau cần có thể trồng quanh năm, tuy nhiên thời gian thích hợp để trồng rau cần tây là vào vụ đầu xuân và cuối hè. Chúng sinh trưởng và phát triển tốt trên các loại đất có nhiều dinh dưỡng, khả năng giữ ẩm tốt, đất có độ pH từ 5,8 - 6,8, cần tây rất khó sống nếu trồng ở loại đất phèn hay đất nhiễm mặn.
1. Làm đất trồng cần tây
Trước khi trồng khoảng 10 ngày thì nên bón lót vôi bột, cày xới kỹ và dọn sạch cỏ rác, phơi ải để loại bỏ mầm bệnh có trong đất. Nếu trồng trực tiếp ở ruộng đất thì cần lên liếp rộng 1 - 1,5m và cao 20cm để gieo trồng rau cần tây.
Bước 1: Ngâm và ủ hạt rau cần tây
Ngâm hạt giống cần tây vào nước ấm khoảng 35 - 45°C từ 15 - 20 giờ, sau đó vớt hạt ra rửa lại bằng nước sạch và ủ vào khăn ẩm ở nhiệt độ 25 - 30°C trong vòng 1 ngày. Sau đó kiểm tra thấy hạt giống nứt ra và nảy mầm thì để hạt giống ráo khô nước rồi đem gieo.
Bước 2: Gieo hạt rau cần tây
Trước khi gieo hạt thì cần chú ý làm đất thật kỹ, tơi xốp. Chọn thời điểm có thời tiết mát mẻ để gieo hạt.
Rạch hàng đều nhau với độ sâu 1cm rồi gieo hạt xuống đất thẳng theo hàng đã rạch, gieo mỗi hạt cách nhau 5cm, dùng đất mịn phủ một lớp mỏng khoảng 2cm lên trên, tro trấu, rơm rạ hoặc phân chuồng sàng kỹ lấp lấp lên hạt, rải Basudin hạt phòng trừ côn trùng và sâu đất gây hại cho hạt. Sau khi gieo thì tưới nước lên mặt đất để tạo ẩm cho hạt nảy mầm.
Sau khoảng 12 - 14 ngày sau khi gieo, hạt rau cần tây sẽ nhú mầm nảy cây, lúc này mở lớp che đậy để cây có thể hấp thụ được ánh sáng. Tuy nhiên tránh để cây tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Nhiệt độ thích hợp để rau cần nảy mầm thuận lợi là từ 15 - 20° C, nhiệt độ và độ ẩm mát mẻ.
Sau khoảng 5 - 6 tuần sau khi gieo thì cây rau cần non lớn và cao khoảng 8cm với 4 - 6 lá non. Đây là thời điểm để bứng từng bầu cây ra trồng riêng vào thùng xốp, xô nhựa cỡ lớn, hoặc trồng trực tiếp vào ruộng đất.
Bước 3: Trồng rau cần tây
Một số lưu ý trước khi trồng cây con:
Trước khi tiến hành trồng bầu cây non 1 tuần thì chú ý bón lượng phân NPK pha loãng với nước để tưới vào gốc cây non.
Trước 10 ngày trồng cây thì cần làm đất kỹ, bón thêm hân chuồng hoặc phân hữu cơ sinh học vào đất sau đó xới lại để phân ngấm vào đất nhằm làm tăng độ pH cho để cung cấp dinh dưỡng cho cây thời kỳ đầu khi trồng.
Lên luống cao rộng 1 – 1,5m và cao 20cm. Trồng cây với khoảng cách các hàng cách nhau 60cm và khoảng cách các cây trong hàng cách nhau 20cm. Mỗi hàng chỉ nên trồng 10 cây,
không nên trồng khoảng cách các cây cần tây gần nhau sẽ khiến cây ốm và còi cọc.
Tạo hố đất sâu, nhấc nhẹ bầu cây vùi kín xuống hố đất, đôn cho chặt gốc. Phủ rơm rạ, gỗ mùn, cỏ khô xung quanh gốc để giữ ẩm cho cây, sau đó tưới nước để tạo độ ẩm cho cây.
Nên trồng vào buổi chiều mát khi nắng đã tắt. Trong vòng 2 – 3 ngày sau khi trồng cây con thì nên che phủ, tạo bóng râm để tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào để cây con hồi sức.
2. Tưới nước
Rau cần tây ưa ẩm nên cần thường xuyên tưới nhiều nước cho rau, thiếu nước sẽ làm chậm quá trình tăng trưởng và khiến thân cây trở nên còi cọc.
3. Bón phân
Trồng rau cần tây ít sâu bệnh, chủ yếu cần tưới nước và bón phân định kỳ để cung cấp dinh dưỡng cho cây rau cần phát triển tốt. Trồng rau cần chủ yếu bón các loại phân hữu cơ, phân chuồng đã được ủ mục, các loại hỗn hợp phân ure, super lân và NPK.
Sau khi trồng rau con 1 tuần thì nên phun bổ sung các loại phân hữu cơ sinh học để giúp cây hồi sức và kích thích cây mọc rễ, cứng cáp hơn.
Thời điểm mới trồng cây cầy tây con từ 15 - 20 ngày thì cần bón phân cho rau bằng cách pha một lượng phân lân và urê rồi tưới đều trên rau vào buổi chiều mát vào buổi sáng hôm sau cần tưới xả lại.
Bón phân lần 2 cách lần 1 từ 20 - 25 ngày, pha lượng phân NPK hoặc phân DAP với nước rồi tưới đều trên rau muống lúc chiều mát.
Bón phân lần 3 và lần 4 với thời gian và liều lượng tương tự như lần 2.
4. Thu hoạch rau cần tây
Rau cần tây cho thu hoạch trong vòng 100 - 140 ngày sau khi gieo trồng, thời gian thu hoạch và chất lượng rau phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ, nước và điều kiện chăm sóc.
Khi rau cần tây cao khoảng 30 - 45cm thì bạn cắt ngang gốc cách gốc cây 3cm. Sau khoảng 2 tuần thì cây sẽ tiếp tục nhú mầm non.
Lúc này bạn pha lượng đạm, lân và urê với nước loãng rồi tưới cho rau để kích thích rau ra rễ và mau mọc lá mới.
Nếu thu hoạch bằng cách nhổ cả cây để trồng rau mới thì sau thu hoạch cần làm lại đất thật kỹ, phơi ải 2 - 3 nắng và bổ sung các loại hỗn hợp vôi bột, phân hữu cơ vào đất trồng.
Nguồn: http://khoahocphattrien.vn
|
CỦ CẢI
PHẦN I. YÊU CẦU NGOẠI CẢNH:
Ưa khí hậu mát, thích hợp từ 20-250C, đất cát pha, thoát nước nhanh. Cải củ trồng quanh năm, năng suất tùy điều kiện thời tiết từng mùa vụ.
PHẦN II. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC:
Chuẩn bị đất:
Cây cải củ cho phần thu hoạch là củ, nên để đạt được năng suất cao cần tạo điều kiện để củ sinh trưởng tốt nhất. Chọn đất thịt nhẹ hoặc cát pha, tơi xốp, nhiều mùn (cây cải củ trồng tốt nhất trên đất phù sa nhiều mùn).
Đất cày cuốc sâu, để phơi ải ít nhất 1 tuần. Sau đó, làm tơi đất, nhặt cỏ dại và tàn dư thực vật. Lên luống mặt luống rộng 1,2-1,5m; rãnh 30-40 cm; độ cao của luống 20-25 cm đối với vụ xuân hè hoặc 15-20 cm đối với vụ thu đông.
Trồng và chăm sóc: Nếu gieo theo luống thì rải phân bón lót trên mặt luống trộn đều với đất, để 1-2 ngày mới gieo hạt. Nếu gieo hàng thì tiến hành rạch hàng cách nhau 20-25 cm, bỏ phân vào rạch, lấp đất vài hôm rồi gieo. Gieo hạt xong lấy đất tơi xốp phủ 1 lớp mỏng lên trên, phủ rơm rạ rồi tưới ẩm (đảm bảo độ ẩm đạt 75-80%) để hạt nảy mầm tốt gieo 5-6 hàng/luống, cây cách cây 10-15cm, mỗi hốc gieo 2 hạt, sau tỉa chỉ để 1 cây. Lượng hạt giống 12-15kg/ha.
Làm cỏ, tưới nước và các biện pháp kỹ thuật khác:
Tưới nước: Sử dụng nguồn nước không bị ô nhiễm, nước giếng khoan, nước suối đầu nguồn, không sử dụng nước thải, nước ao tù, ứ đọng lâu ngày.Cây cải củ ưa ẩm, nhưng không chịu được ngập úng. Do vậy, cần cung cấp lượng nước vừa đủ, tránh ngập úng gốc sẽ làm ảnh hưởng đến rễ và củ. Cứ 2 ngày tưới 1 lần bằng nước sạch, chỉ tưới lướt chứ không cần tưới đẫm nước.
Vun xới: Cây cải củ có đặc điểm là khi hình thành củ, củ thường trồi lên mặt luống làm cho vỏ củ sần sùi, không sáng mã. Để cây cải củ có củ to, sáng mã cần phủ rơm rạ ngay từ sau khi gieo để giữ ẩm thường xuyên và tiến hành vun luống kết hợp lần bón thúc cho cây, đất bị dí có thể xới phá váng rồi vun, không xới sát gốc cây làm đứt rễ, cây long gốc sẽ kém phát triển hoặc bị chết.
Phân bón và cách bón phân:
Phân bón: Lượng vật tư phân bón tính cho 1 ha/vụ như sau:
Phân chuồng: 15m3
Phân hóa học (lượng nguyên chất): 30kg N - 10kg P2O5 - 35kg K2O
Lưu ý: Chuyển đổi lượng phân hóa học qua phân đơn hoặc NPK tương đương:
Bón theo cách 1: Ure: 65 kg; super lân: 62,5 kg; KCl: 58 kg
Bón thúc
Hạng mục Tổng số Bón lót
Lần 1 Lần 2 Lần 3
10 NST 25 NST 35 NST
Phân chuồng hoai mục 15 m3 15 m3
Ure 65 kg 15 kg 10 kg 20 kg 20 kg
Super lân 62,5 kg 62,5 kg
KCl 58 kg 28 kg 10 kg 20 kg
Bón theo cách 2: NPK 16-16-8: 62,5kg; Ure: 43,5kg; KCl: 50kg
Bón thúc
Hạng mục Tổng số Bón lót
Lần 1 Lần 2 Lần 3
10 NST 25 NST 35 NST
Phân chuồng hoai mục 15 m3 15 m3
NPK 16-16-8 62,5 kg 12,5 kg 10 kg 20 kg 20 kg
Ure 43,5 kg 13,5 kg 10 kg 10 kg 10kg
KCl 25 kg 15 kg 10 kg
Ghi chú: Ngừng bón phân đạm ít nhất 20 ngày trước khi thu hoạch. Phân bón lá sử dụng theo khuyến cáo in trên bao bì.
PHẦN III. SÂU HẠI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ:
Rệp: (Brevicoryne brassicae):
Biện pháp phòng trừ: Tưới nước giữ ẩm cho cây trong điều kiện thời tiết mùa khô, sử dụng hoạt chất Thiamethoxam (Ranaxa 25 WG).
Sâu tơ: (Plutella xylostella)
Biện pháp phòng trừ: Tưới phun mưa lúc chiều mát là biện pháp hữu hiệu hạn chế sâu tơ bắt cặp, đẻ trứng, bảo vệ các loài thiên địch của sâu tơ như ong ký sinh Ds, Dc, bọ đuôi kìm, nhện.
Bọ nhảy: (Phyllotetra striolata)
Biện pháp phòng trừ: Hiện tại danh mục chưa có thuốc đăng ký phòng trừ bọ nhảy cho cải củ;
Sâu khoang: (Spodoptera sp.)
Biện pháp phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng, làm đất kỹ trước khi trồng. Dùng bả chua ngọt để bắt bướm. Ngắt bỏ ổ trứng, diệt sâu non mới nở. Hiện không có thuốc bảo vệ thực vật đăng ký trong danh mục phòng trừ sâu khoang hại cải củ.
Sâu xám (Agrotis ypsilon)
Biện pháp phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng thường xuyên, làm sạch cỏ dại xung quanh bờ. Cày xới đất kỹ trước khi trồng. Dùng một số loại thuốc hoá học để phun hoặc rải xuống đất, xung quanh gốc cây như: Metarhizium anisopliae (Metament 90 DP, Vimetarzimm 95DP)
PHẦN IV. BỆNH HẠI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ:
Bệnh đốm lá (Alternaria brassicae):
Biện pháp phòng trừ: Hiện tại trong danh mục chưa có thuốc BVTV đăng ký phòng trừ bệnh đốm lá hại cải củ.
Bệnh thối củ: (Peronospora brassicae)
Biện pháp phòng trừ: Khuyến cáo tham khảo sử dụng một số hoạt chất đã đăng ký phòng trừ sương
mai cây họ thập tự như Ningnanmycin, Mancozeb 64 % + Metalaxyl, Chitosan + Polyoxin.
Phần V. Thu hoạch, phân loại và xử lý bảo quản sau thu hoạch:
Sau khi gieo 60-70 ngày là có thể thu hoạch, tùy mùa vụ mà thời gian thu hoạch có thể sớm hoặc trễ hơn. Sau khi thu hoạch rũ hoặc rửa sạch đất bám trên củ, cắt bỏ phần lá, đóng gói theo yêu cầu khách hàng.
VI. TÁC DỤNG CỦA CỦ CẢI
Có tác dụng làm giảm cholesterol
Có tác dụng giảm đau hiệu quả
Hỗ trợ chức năng gan hoạt động tốt, ngăn ngừa bệnh tim mạch
Tốt cho não bộ
Khả năng chống ung thư
Vitamin B12 tự nhiên trong củ cải giúp thúc đẩy sự hấp thu sắt, tham gia vào việc tổng hợp hemoglobin, do đó lượng oxy hemoglobin tăng cao giúp bồi bổ thể lực, phòng ngừa thiếu máu.
Ngăn ngừa nhiễm vi-rút
Chống lão hóa cho da
Giảm béo
NGUỒN: http://khuyennong.lamdong.gov.vn
|
CỦ DỀN
1. Gieo hạt củ dền
Hạt giống củ dền có thể gieo trực tiếp vào đất hoặc ngâm ủ hạt giống qua nước ấm cho nứt nanh rồi đem gieo, tùy theo cách làm bạn muốn.
Đất gieo hạt phải được làm tơi xốp, tưới nước vừa đủ ẩm, lên luống rộng 1m, cao 30cm, rãnh rộng khoảng 25 - 30cm. Sau khi san phẳng mặt luống, kẻ 3 hàng trên mặt luống theo chiều dọc và sâu khoảng 5cm, hàng cách hàng 15cm.
Gieo hạt giống củ dền lên mặt luống, sau đó rắc một lớp đất bột mỏng lên hạt và tưới ẩm. Bạn có thể gieo từng hạt theo kích thước hàng cách hàng 10 - 15cm, cây cách cây 10cm. Tuy nhiên bạn cũng có thể gieo vãi hạt giống đến khi mọc cây con thì tiến hành nhổ tỉa để đạt được khoảng cách như mong muốn.
Chú ý cần phải tưới đều đặn 1 - 2 lần/ngày, đảm bảo đất luôn ẩm để hạt có điều kiện tốt để nảy mầm. Khoảng 1 tuần sau gieo củ dền sẽ nảy mầm và ra lá.
2. Chăm sóc củ dền
Trồng rau dền lấy củ nên bạn cần tập trung chăm sóc để cây phát triển củ, củ dền ưa ẩm vì vậy cần tưới đủ nước để rễ cây hấp thu dinh dưỡng từ lòng đất. Chú ý không tưới đất quá ướt sẽ làm thối gốc.
Khi cây được 10 - 15 ngày, bạn có thể tỉa bớt các cây con yếu hoặc nhổ tỉa bớt cây nếu mọc quá dày, chú ý không nhổ lên trồng lại vì như vậy củ dền sẽ không phình củ được. Tưới kali cho cây phát triển.
Sau khi trồng 20 - 25 ngày cần bón phân chuồng ủ mục để bón cho cây, Cách 15 ngày sau bón phân NPK để nuôi củ.
3. Thu hoạch củ dền
Củ dền sau trồng khoảng 1 - 2 tháng thì sẽ cho thu hoạch. Củ dền có thể thu hoạch cả lá và củ, không nên để củ dền quá lớn mới thu hoạch vì lúc này củ dền đã già sẽ mất đi nhiều chất dinh dưỡng.
Một số lợi ích của củ dền đã và đang được chú ý đến:
Năng lực của màu sắc: màu đỏ tươi của củ dền được cho là hỗn hợp tự nhiên của màu vàng thực vật (betacyanin) và màu tím (betaxanthin). Những màu này là hóa chất thực vật, đồng thời cũng là chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể chống lại gốc tự do. Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy hai màu kể trên có thể ngăn ngừa bệnh tim mạch, ung thư. Để giữ được phẩm chất của hỗn hợp hai màu này, các nhà dinh dưỡng khuyên nên để nguyên cả vỏ khi nấu nướng củ dền.
Chứa nhiều dưỡng chất: Củ dền chứa nhiều các vitamin A, B1, B2, B6 và C. Lá và thân rau dền có chứa nhiều chất sắt hơn so với rau bina (spinach). Trong củ dền cũng chứa rất nhiều chất canxi, magiê, đồng, phốt pho, natri và sắt.
Lá và thân rau dền có chứa ít hơn, nhưng nó cũng là một nguồn cung cấp đáng kể các chất choline, acid folic, iod, mangan, natri hữu cơ, kali, chất xơ và carbohydrates ở dạng đường tiêu hóa tự nhiên.
Mặc dù có vị đắng, lá rau dền có giá trị dinh dưỡng cao hơn so với củ dền.
Củ dền đỏ chứa rất nhiều vitamin C và chất sắt vốn là các thành phần rất tốt cho cơ thể của chúng ta. Vitamin C hòa tan trong nước, đồng nghĩa nó sẽ tan trong các loại rau khi bạn đun chín trong nước. Do vậy, cách dễ nhất để có thể hấp thụ nguyên lượng sắt trong củ dền đỏ là hãy uống sống nó. Một điều thú vị là lá của cây dền đỏ non có chứa nhiều chất sắt hơn cải bó xôi.
Giá trị dinh dưỡng: củ dền là loại rau củ rất giàu chất sắt, calcium, vitamin A, vitamin C, axít folic. Củ dền cũng chứa rất nhiều chất xơ, kali, phosphorus, magnesium, vitamin B6.
Cách lựa chọn và sử dụng củ dền:
Chọn những củ dền chắc và vỏ bên ngoài không bị nhăn. Củ dền với đáy tròn thì ngọt hơn củ dền với đáy phẳng. Không nên dùng lửa to khi nấu củ dền vì nhiệt độ cao làm mất các chất dinh dưỡng thiết yếu. Hãy gọt vỏ củ dền trước khi nấu. Đừng nên bỏ lá củ dền vì chúng có thể được nấu chín như rau bina và cũng giàu các chất, axít folic, beta-carotene, chất diệp lục, kali, vitamin C, và sắt.
Nguồn: http://kythuatnuoitrong.edu.vn
|
CỦ ĐÂU
1. Giống: Lượng hạt cần cho 1 sào Bắc Bộ (360m2) khoảng 3,5- 4,2 kg hạt.
Thời vụ trồng: Củ đậu có thể trồng từ tháng 6 đến tháng 9 dương lịch.
2. Làm đất:
Đất trồng củ đậu tốt nhất là đất cát pha hoặc thịt nhẹ giàu mùn. Đất được lên luống 2 lần: Lần 1 (luống sơ bộ- lõi luống), lần 2 luống hoàn chỉnh.
Lên luống sơ bộ: Đất được cày vỡ, phân luống (khoảng 4m/luống) rồi lên luống cao khoảng 40cm. Tiến hành bón lót các loại phân bao gồm: 2-3 tạ phân chuồng mục + 12-15kg supe lân + 12- 15 kg NPK (15-15-15) + 4- 5kg ure.
Sau đó cày nhặt xá (cày cách xá) và lên luống hoàn chỉnh sao cho luống cao khoảng 60- 70cm theo hình mai rùa (đỉnh luống rộng khoảng 3cm), thân luống rộng 1,8 - 2m để thoát nước tốt. San phẳng bề mặt luống sao cho phân lót được vùi sâu so với bề ngoài mặt luống khoảng 5-7cm để không thất thoát phân. Đồng thời, hạt không bị thối do rễ chạm phân bón.
Đặt hạt: Bắt đầu đặt hạt cách dõng luống khoảng 20- 25cm. Hạt được đặt nằm ngang đều và so le nhau sao cho hạt cách hạt từ 8-10cm.
• Chú ý:
Tránh không được đặt phần đầu phôi hạt (thường gọi là mày hạt) hướng xuống, vì làm vậy mầm hạt sẽ quay xuống dưới đất và sẽ bị thối trước khi lên cây.
Trước khi đặt hạt nên tưới ẩm luống đất để tránh cho hạt không bị chày xước, khô bong (hỏng hạt).
Khi đặt hạt cần ấn nhẹ hạt dính vào đất để hạt không bị trôi khi tưới nước hoặc rắc rạ.
Rắc rạ phủ luống: Trồng củ đậu nhất thiết phải có rạ hoặc rơm phủ kín luống mới mang lại hiệu quả cao cho củ sau này và thuận tiện cho quá trình chăm sóc. Rạ phải được phủ dày tối thiểu khoảng 3- 4cm. Trung bình để trồng được 1 sào củ đậu cần khoảng 1,5 sào lúa để rạ
(Nên chọn rạ ở những ruộng không bị nhiễm nặng nấm khô vằn).
3. Chăm sóc:
Cần tưới nước giữ ẩm thường xuyên luống củ đậu giúp cây phát triển thuận lợi. Sau trồng khoảng 1 tháng, bón phân thúc để nuôi cây với lượng khoảng 2kg ure + 3kg supe lân hoặc phân tổng hợp NPK bằng cách rắc đều trên mặt luống rồi tưới nước cho phân tan và ngấm đều(Cần tưới đủ nước để lá cây không bị cháy).
Tùy theo thời tiết và chân đất, quan sát màu sắc lá có thể tiến hành bón phân thúc tiếp cho cây từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 4 khoảng 2- 3 lượt (không nên bón đạm quá nhiều cây sẽ không phát triển được củ hoặc củ hay bị thối).
Bấm ngọn, ngắt hoa: Khi cây củ đậu có khoảng 5- 6 lá thật, tiến hành bấm ngọn lần đầu tiên. Sau đó, khi cây bật ngọn phụ và ra hoa thì cần phải bấm và ngắt bỏ kịp thời để cây xuống củ được thuận lợi. Tuy nhiên, luôn luôn phải đảm bảo duy trì trên mỗi cây củ đậu phải có từ 10-12 lá thật để cây quang hợp tốt, củ sẽ nhanh to.
Chú ý: Khi bấm ngọn cho cây cần dùng kéo sắc và bấm dứt khoát để vết cắt không bị dập nát, cây không bị nấm bệnh xâm nhập qua vết cắt (tốt nhất, nên chọn lúc nắng ráo hoặc khô hanh tiến hành bấm ngọn).
4. Bảo vệ thực vật:
Sâu hại: Củ đậu thu đông thường hay bị các loại sâu (sâu xanh, sâu khoang, rệp muội) gây hại. Cần thường xuyên thăm đồng kiểm tra, áp dụng các biện pháp tổng hợp và trừ sâu kịp thời khi đến ngưỡng.
Bệnh hại: Một số bệnh chính gây hại củ đậu thu đông đó là: Bệnh chết thắt thân cây con, bệnh vàng lá, bệnh đốm nâu và bệnh gỉ sắt.
Biện pháp: Sau khi hạt mọc mầm và phát triển thành cây con (cây bật khỏi mặt rạ và có 2 lá mầm), nên sử dụng thuốc Validacin để phòng bệnh chết thắt thân cây con (không được sử dụng thuốc Anvil lúc này sẽ dễ làm cây cháy lá).
Chú ý: Khi thời tiết ưu tiên cho bệnh phát sinh phát triển (nắng mưa xen kẽ hoặc mưa phùn ẩm ướt), cần chăm sóc sao cho cây khỏe, cứng cáp (dùng kali trắng (K2SO4) kết hợp với phân bón lá siêu vi lượng phun lên thân lá. Đồng thời, phun thuốc phòng bệnh định kì cho cây củ đậu. Vì nếu để bệnh phát sinh trên cây rồi mới trừ bệnh thì ảnh hưởng rất lớn đến việc xuống củ của cây (củ bị còi cọc, xù sì...). Thuốc dùng để phòng bệnh nên sử dụng các thuốc gốc đồng như: Boocdo 1%, Batocide,
5. Thu hoạch: Củ đậu có thể thu hoạch sau trồng khoảng 4 tháng. Song, thu hoạch tốt nhất khi cây được 5,5- 6 tháng tuổi (năng suất và chất lượng củ cao nhất). Có thể kiểm tra bằng cách: Bóc vỏ củ đậu và xoa nhẹ ngón tay vào thịt củ nếu không còn thấy nhớt dính tay là thu hoạch được - củ ngon nhất). Không nên để củ đậu trên 7 tháng tuổi rồi mới thu hoạch vì lúc này củ đã bị xốp, mất hết chất dinh dưỡng và độ ngọt.
Thành phần dinh dưỡng trong củ đậu
Củ đậu (củ sắn) chứa nhiều nước, đường, tinh bột và nhiều chất dinh dưỡng, muối khoáng cũng như các loại vitamin. Theo nghiên cứu, hàm lượng dinh dưỡng trong củ đậu gồm có:
- Thành phần dinh dưỡng trong 100g củ đậu
- Thành phần dinh dưỡng Hàm lượng
- Nước 60 g
- Năng lượng 152 KCal 635 KJ
- Chất đạm 1.1 g
- Chất béo 0.2 g
- Chất đường bột 36.4 g
- Chất xơ 1.5 g
- Canxi 25 mg
- Sắt 1.2 mg
- Magie 4 mg
- Photpho 30 mg
- Kali 394 mg
- Natri 2 mg
- Vitamin C 34 mg
- Vitamin B1 0.03 mg
- Vitamin B2 0.03 mg
- Vitamin PP 0.6 mg
- Vitamin B5 0.107 mg
- Vitamin B6 0.088 mg
- Vitamin E 0.19 mg
- Vitamin K 1.9 µg
- Beta-caroten 8 µg
CỦ ĐẬU CÓ TÁC DỤNG GÌ?
Củ đậu (củ sắn) không chỉ là loại củ ngon, ngọt mà còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Dưới đây là những công dụng tuyệt vời của nó:
- Giúp xương và răng khỏe mạnh
- Chữa táo bón
- Giảm các ảnh hưởng của thời kỳ mãn kinh
- Giảm tăng tiết axit dạ dày
- Giảm nám da
- Tốt cho tim mạch
- Tốt cho mẹ bầu
MỘT SỐ LƯU Ý KHI ĂN CỦ ĐẬU
Mặc dù củ đậu có tác dụng nhuận tràng, tốt cho hệ tiêu hóa, giúp dạ dày co bóp tốt hơn,… tuy nhiên, nếu sử dụng củ đậu không đúng cách có thể đem lại những bất lợi cho sức khỏe
Nhiều người nhận thấy củ đậu chứa nhiều chất xơ nên ăn củ đậu không ngừng nghỉ với mục đích giảm cân. Nhiều người còn cho rằng, ăn càng nhiều củ đậu thì càng không bị đói, tránh dung nạp thức ăn vào cơ thể. Tuy nhiên, đây là một cách ăn sai lầm. Bởi vì trong củ đậu chứa nhiều nước, khi ăn củ đậu quá nhiều, thậm chí đến mức no căng thì dạ dày sẽ ngày một dãn ra. Khi dạ dày giãn ra thì dịch dạ dày sẽ tiết nhiều hơn, tiêu hóa thức ăn nhanh chóng hơn, điều này sẽ làm cho ý định giảm cân khó thực hiện được.
Hơn nữa, trong lá và hạt củ đậu có chứa rotenone và tephrosin rất độc có thể khiến cho cơ thể trúng độc, co giật, đau bụng, loạn nhịp tim, suy hô hấp,… Do đó, mặc dù củ đậu rất ngon và bổ dưỡng nhưng phần lá và hạt là bộ phận bạn không nên ăn.
Trạm khuyến nông Nam Sách
Dẫn theo: http://sonongnghiep.haiduong.gov.vn
|
CHÙM NGÂY
1. Ươm mầm cây con
Trước khi ươm mầm, bạn cần phải ngâm hạt cây trong nước ấm (pha theo tỷ lệ 2 sôi : 3 lạnh) để làm mềm vì vỏ của nó rất cứng.
Bạn cứ ngâm trong khoảng 24 tiếng là được, sau đó vớt ra và dùng khăn khô bọc lại rồi để ở nơi không có ánh sáng.
Trong các ngày sau đó, mỗi ngày, bạn mang túi bọc hạt ra nhúng vào nước một lần rồi vẩy nhẹ cho ráo nước bên trong. Lưu ý là chỉ vẩy thật nhẹ thôi nhé để tránh làm gẫy những mầm non mới nhú. Bằng việc cung cấp độ ẩm đều đặn như thế, chỉ sau khoảng vài ngày thôi, hạt giống cây chùm ngây sẽ nứt vỏ và nảy mầm xanh.
2. Tiến hành cách trồng
Chùm ngây là loại cây rất dễ sinh sôi và phát triển, Với hạt giống sau khi nảy mầm, bạn mang ra trồng trong chậu hoặc thùng xốp với đất tơi xốp, nhiều cát và ráo nước. Nên nhớ là chậu trồng cần phải có lỗ thoát nước bên dưới nhé vì cây chùm ngây không ưa bị sũng nước đâu đấy.
Chỉ cần như thế thôi thì sau khoảng 1 tuần sau đó, cây chùm ngây của bạn sẽ bắt đầu trở nên cứng cáp và phát triển nhanh chóng.
3. Chăm sóc cây chùm ngây
Chùm ngây là một loại cây có sức sống mãnh liệt và ít khi bị sâu bệnh tấn công nên việc chăm sóc cây cũng vô cùng đơn giản thôi. Sau đây là một số lưu ý trong quá trình chăm sóc:
Cây chùm ngây có khả năng chịu hạn hán tốt và rất ưa nắng nên bạn cần trồng cây ở nơi hứng nhiều ánh nắng tự nhiên từ mặt trời.
Cùng với khả năng chịu hạn thì cây chùm ngây vốn dĩ không ưa nước và không có khả năng chịu úng ngập nên bạn không cần phải tưới quá nhiều nước, đồng thời thì chậu trồng phải có lỗ thoát nước tốt để tránh tụ nước sau khi mưa nhé.
Chùm ngây có sức sống rất tốt, bạn hầu như không phải chăm sóc nhiều trong quá trình phát triển của nó. Chậu cây chùm ngây lúc nào cũng khô ráo, tránh tình trạng bị sũng nước.
4. Thu hoạch thành quả gieo trồng
Bạn có thể bắt đầu thu hoạch lá chùm ngây để ăn sau khoảng 3 tháng kể từ ngày gieo trồng. Khi đó, cây cao khoảng 60 cm. Việc lấy bớt lá phần ngọn không chỉ là thu hoạch thành quả mà còn là cách để ‘thúc giục’ sự phát triển của cây, thúc cây chùm ngây đâm thêm nhiều chồi hơn.
Và khi cây phát triển đến 6 tháng tuổi thì mỗi tháng, bạn có thể thu hoạch được khoảng 500 – 900g lá tươi trung bình trên mỗi cây.
Chùm ngây là cây có thể dùng tất cả các bộ phận của nó gồm: lá, vỏ cây, quả, hạt và rễ.
Lá chùm ngây:
- Chứa hàm lượng protein cao có thể thay thế thịt, rất tốt cho người ăn chay.
- Chứa các axit amin arginine và histidine thiết yếu cho trẻ sơ sinh, chống suy dinh dưỡng.
- Ở phương tây người ta sử dụng lá để thêm vào salad, làm nước sốt, súp,…
- Lá chùm ngây ở Việt Nam được dùng để nấu canh, sinh tố, trộn gỏi, ăn sống,….
- Phổ biến nhất trên Thế Giới vẫn là dạng bột lá chùm ngây.
- Lá kích thích động vật sản xuất sữa, nâng cao chất lượng thịt.
- Chiết xuất từ lá chùm ngây còn giúp cây trồng tăng trưởng, tăng năng xuất và cải thiện sức đề kháng của cây.
- Hoa chùm ngây được dùng làm rau hoặc pha trà bởi chúng giàu dinh dưỡng và mật.
- Quả chùm ngây so với lá ít các vitamin, khoáng chất hơn, nhưng giàu vitamin C hơn. Trong 100gram quả chùm ngây tươi chứa 157% nhu cầu vitamin C hàng ngày của một người.
- Hạt chùm ngây có thể rang ăn như đậu phộng hoặc dùng chiết xuất dầu chùm ngây bằng công nghệ ép lạnh để nấu ăn, chăm sóc sức khỏe và làm đẹp.
- Trái chùm ngây non được dùng xào, nấu canh, hầm xương, ninh súp như đậu cô ve và cho hương vị gần tương tự măng tây.
- Rễ chùm ngây non có thể ăn sống hoặc làm gia vị như mù tạt.
Nguồn: VnDoc.com
|
DƯA GANG
1. Yêu cầu sinh thái
Dưa gang đòi hỏi sinh trưởng và tạo quả ở điều kiện khí hậu khô, ấm áp và đầy đủ ánh sáng. Biên độ nhiệt tối thích là từ 18-28oC. Ở nhiệt độ dưới 12oC, dưa gang sẽ sinh trưởng kém và bị chết rét. Có thể trồng Dưa gang ở khu vực có độ cao 1000m so với mặt nước biển hoặc thấp hơn.
Dưa gang sinh trưởng tốt trên các loại đất có tầng mặt dày, giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt. Có độ pH 6-7. Trong quá trình sinh trưởng,
Dưa gang cần tưới nước rất ít hoặc nhỏ giọt
2. Nhân giống và kỹ thuật trồng
Dưa gang được nhân giống chủ yếu bằng hạt.
Đất cần cày bừa kĩ, làm sạch cỏ và lên luống. Cây được trồng theo khóm, mỗi khóm 2-3 hạt, sau đó phủ một lớp đất dày 2-3cm. Khi hạt nảy mầm sẽ tỉa thưa dần để lại những cây to khỏe.
Dưa gang có thể được trồng theo rạch, cây cách cây 50-75cm và hàng c hàng 150-200cm.
Mật độ trồng trong khoảng 10000-15000 cây/ha. Cũng có thể gieo hạt trong vườn ươm cho đến khi cây con được 4 tuần tuổi thì đưa ra trồng trên diện tích đại trà. Nếu gieo hạt trực tiếp trên đồng ruộng thì mỗi ha cần tới 1,5-2kg hạt giống nhưng nếu gieo bầu đất trước thì chỉ cần 0,5kg hạt giống cho 1ha.
3. Chăm sóc
Dưa gang thường được trồng trên các thửa ruộng cao sau khi đã thu hoạch lúa. Gieo trồng dưa gang luân canh với lúa nước thường trành được các mầm sâu bệnh và tuyến trùng gây hại đối với bầu bí. Để cho 20 tấn quả, dưa gang đã lấy đi trong đất một lượng chất dinh dưỡng khá lớn gồm: 60-120kg Nitơ, 20-40kg P2O5, 120-140kg K2O, 100-140kg CaO và 20-60kg MgO.
Nhu cầu về phân bón với dưa gang rất cao, lượng phân hữu cơ bón lót cần từ 20-35tấn/ha. Trong quá trình sinh trưởng việc bổ sung thêm nước phân NPK loãng là rất cần thiết.
Ngoài ra, cần sử dụng rơm rạ để phủ quanh gốc cây và tỉa thưa bớt lá và quả (mỗi cây chỉ để lài 3-5 quả) là những biện pháp cần chú ý đối với người trồng dưa.
Công dụng, chỉ định và phối hợp:
- Dưa gang có vị ngọt nhạt, tính lạnh. Có tác dụng lợi tràng vị, khỏi phiền khát, giải say rượu.
- Dưa gang thường dùng ăn mát, dễ tiêu hoá; dùng muối dưa ăn. Dưa gang ăn sống nhiều thì sinh đau bụng và gây tích kết ở rốn, làm cho người ta hư nhược. Người mới bị bệnh và tạng hàn kiêng ăn.
Ứng dụng lâm sàng của Dưa Gang
- Giải độc rượu: Dưa gang xay lấy nước uống hàng ngày.
- Trị cảm nắng: Uống nước dưa gang hòa với bột sắn dây…
- Giúp phụ nữ dưỡng huyết, an thai: 10 cuống dưa gang, 300g bột gạo, đặt cuống dưa gang lên miếng ngói nung cháy thành than, nghiền với bột gạo sao thơm, hai thứ trộn đều với nhau, uống mỗi ngày 30g với nước ấm.
- Lợi tiểu: Dưa gang ăn sống, làm gỏi, sinh tố hoặc nấu canh.
- Rộp miệng: Dưa gang đốt thành tro nghiền bột, dùng để rắc đắp ngoài.
- Chữa nóng bức, khó chịu, miệng khát: Dưa gang (1 quả), nấu chín làm canh, ăn bã, uống nước.
Thaythuoccuaban.com Tổng hợp
|
DƯA HẤU
1. Chọn đất và chuẩn bị đất
Đất trồng dưa nên luân canh với cây trồng khác họ (lúa, ngô, cây họ đậu). b) Chuẩn bị đất
Thu dọn tàn dư cây vụ trước, cày phay tơi nhỏ, nhặt sạch cỏ dại. Lên luống rộng 2,5 - 3 m loại luống đơn, 4,5 - 6 m với luống kép, hình mui luyện. Rãnh rộng 30 cm, sâu 25 cm. Sau khi bón lót tiến hành phủ màng nông nghiệp. Hướng mặt bạc lên trên luống, mặt đen xuống dưới trước khi trồng cây để giữ đất tơi xốp, giữ ẩm, ấm cho cây, tránh rửa trôi dinh dưỡng khi mưa to, tránh cỏ dại.
2. Thời vụ trồng
Các tỉnh phía Bắc Vụ Xuân Hè:
Do có mùa đông lạnh nên vụ này là vụ chính. Gieo vào cuối tháng 2, trồng 10 - 15/3, thu hoạch cuối tháng 5.
Vụ Hè: Trồng khi gặt xong lúa Đông Xuân sớm, giữa tháng 6, thu hoạch cuối tháng 7. Thời vụ này thích hợp cho vùng trồng dưa hấu ở Đồng bằng sông Hồng (Hải Dương, Hải Phòng). Nhược điểm của vụ này là mưa nhiều nên các chân đất trũng hay bị ngập. Cần trồng dưa hấu ghép lên gốc bầu để chịu úng và chống bệnh héo vàng.
Vụ Đông: Từ khi có cơ cấu các giống lúa ngắn ngày, ở Đồng bằng sông Hồng có thêm vụ dưa hấu Đông. Tuy nhiên, vụ này nghiêm ngặt về thời gian nên chỉ vùng nào người dân có kinh nghiệm thâm canh mới nên trồng. Gieo hạt cuối tháng 8, trồng đầu tháng 9, thu hoạch cuối tháng 11, đầu tháng 12.
Các tỉnh miền Trung và miền Nam Vụ sớm:
Vụ chính: Gieo trồng tháng 11, thu hoạch tết âm lịch. Mùa này cây sinh trưởng thuận lợi nên năng suất cao.
Vụ Hè: thu hoạch sau tết âm lịch, trồng trên đất sau lúa ở An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, các tỉnh miền Trung, thời tiết thuận lợi nên cây sinh trưởng tốt, năng suất cao.
3. Kỹ thuật làm vườn ươm
Lượng hạt giống cần dùng cho trồng 1 ha là 0,5 - 1 kg, tùy theo hạt nhỏ hay hạt to.
Ngâm hạt trong nước ấm (2 sôi 3 lạnh) từ 4 - 5 giờ. Vớt hạt rửa sạch hết nhớt. Ủ hạt trong khăn bông 2 - 3 ngày ở nhiệt độ 28 - 30 C cho nứt nanh, đảm bảo đủ ẩm cho hạt. Sau đó đem gieo vào bầu, đặt hạt nằm ngang, rễ quay xuống dưới.
Túi bầu làm bằng plastic đường kính 10 cm, cao 10 - 12 cm hoặc có thể làm đơn giản bằng lá chuối cuộn. Đất trộn bầu gồm đất, phân chuồng mục, trấu tỉ lệ 6:4:1. Sau khi gieo hạt xong lấp lớp đất mỏng phủ hạt. Cần đề phòng chuột, kiến tha hạt.
Tưới đủ ẩm, không nên tưới nhiều nước, cây dễ bị chết thắt vào mùa nóng. Sau 3 ngày cây con mọc, mùa mưa cần che mưa cho cây con, để cây con nơi có nhiều nắng cho cây khỏe. Sau mọc 1 tuần vào mùa ấm có thể trồng ra đồng.
4. Mật độ, khoảng cách
Khoảng cách thích hợp là 2,5 - 3 m x 0,5 m (hàng cách hàng 2,5 - 3 m; cây cách cây 0,5 m); mật độ 6.500 - 9.000 cây/ha.
5. Cách trồng
Khi cây con có 2 lá thật thì tiến hành trồng ra ruộng. Rạch túi bầu và đặt cây vào lỗ đục sẵn, lấp đất kỹ. Không nên trồng sâu quá, tưới đủ ẩm trong 3 ngày đầu. Có thể phun thuốc trừ bọ trĩ, sâu ăn lá, rệp trước khi trồng cây ra ruộng.
6. Phân bón
a) Lượng phân bón tính cho 1 ha
Tùy theo độ màu mỡ của đất mà bón phân ở mức thấp nhất và mức cao nhất.
Bón lót: Phân chuồng hoai mục nên bón 25 - 30 tấn/ha, NPK tổng hợp loại 13-13-0 bón 250 - 300 kg/ha, lân Supe bón 100 kg/ha. Bón thúc: Đạm urê: 80 - 150 kg/ha; Kali clorua: 80 - 100 kg/ha.
Ngoài ra, còn có thể dùng phân bã đậu tương ngâm, nước phân chuồng ủ mục bón thúc khi quả đang phát triển. Bảng 1. Bón phân cho dưa hấu.
b) Cách bón
Bón lót: Rải đều phân theo rạch sau đó lấp đất.
Bón thúc:
Lần 1: sau trồng 7 - 10 ngày, khi cây đã hồi xanh, hòa loãng phân đạm và kali tưới xung quanh gốc.
Lần 2: sau trồng 15 ngày, hòa loãng phân đạm và kali tưới vào gốc.
Lần 3: khi cây ra hoa, 20 - 25 ngày sau trồng, bón phân đạm và kali trộn lẫn vào gốc, lấp đất.
Bón thúc nuôi quả: Sau khi thụ phấn, đậu quả, 40 ngày sau trồng thì bón thúc nuôi quả, chia làm 3 lần, cứ 1 tuần tưới 1 lần, hay bón vào, sau đó tưới tràn.
Trước khi thu hoạch 10 ngày (lần thứ 6), hòa loãng phần kali còn lại để tưới gốc cho quả ngọt.
Lưu ý: Nếu trồng dưa hấu ghép: Cách chăm sóc cây đòi hỏi khác cây không ghép. Giai đoạn đầu không nên bón thúc nhiều cho cây để tránh thân dưa lớn nhanh hơn thân bầu. Khi dưa ngả ngọn bắt đầu thúc từ từ, tăng dần lượng phân bón. Khi bón phân tránh để phân dính lên lá làm cháy lá, tránh làm tổn thương rễ khi chăm sóc.
7. Tưới nước, chăm sóc
Tưới nước: Có thể tưới tràn vào rãnh, để đủ ngấm, sau đó phải tháo ngay, mùa hanh khô 1 tuần tưới 1 lần. Khi dưa có quả cần tưới đều đặn, không tưới ồ ạt tránh làm nứt quả. Trước khi thu hoạch 5 ngày ngừng tưới nước
Chăm sóc:
Nếu dùng màng phủ nông nghiệp, chỉ cần làm cỏ rãnh dưa, không nên dùng thuốc trừ cỏ ở rãnh dễ làm tổn thương lá.
Tỉa nhánh: Khi dưa ngả ngọn, cần tỉa bớt nhánh để tránh tiêu hao dinh dưỡng, dây khỏe, giảm sâu bệnh, quang hợp tốt. Nếu mật độ trồng trên 10.000 cây/ha, mỗi cây để 1 nhánh. Nếu mật độ trồng ít hơn 10.000/ha, mỗi cây để 2 nhánh. Thường xuyên tỉa nhánh, nhất là các nhánh gốc và nhánh cấp 2, cắt bằng kéo vào lúc trời nắng. Định hướng dây bằng cách lấy que tre ghim dây vào sát mặt đất để gió không làm lật dây. Khi cây ngả ngọn cần trải rơm, rạ để tua bám tránh gió lật dây.
Thụ phấn: Thụ phấn là biện pháp kỹ thuật quan trọng để chăm sóc cây. Ong và côn trùng có thể thụ phấn cho hoa dưa hấu ở ngoài tự nhiên. Tuy nhiên, để thúc nuôi quả phát triển đều và thu hoạch cùng lúc, có thể thụ phấn bổ sung bằng tay. Thụ phấn vào buổi sáng 6 - 9 giờ, khi dây dài 1,5 m, sau trồng 25 - 30 ngày. Ngắt hoa đực nở to, chấm phấn đều lên nhụy hoa cái to, thời gian thụ phấn nên kéo dài 5 - 7 ngày. Khi quả to như quả chanh tiến hành định quả.
Chọn quả: Nên để mỗi dây 1 quả, ở vị trí hoa 3 - 4, quả có cuống to, dài, bầu to, không sâu bệnh. Chọn hoa cái trên dây to, khỏe, cắm que đánh dấu, tỉa bỏ các quả khác trên cây. Nếu quả nằm chỗ trũng nên kê lên rơm cho khỏi thối.
8. Thu hoạch, bảo quản
Thu hoạch: Ngày thu hoạch tùy theo đặc tính giống và thời tiết. Thông thường, sau khi thụ phấn bổ sung 30 - 35 ngày ở miền Bắc và khoảng 25 - 30 ngày ở miền Nam, khi quả chín 70 - 80% thì thu hoạch. Để cho chất lượng trái đảm bảo ngon ngọt, trước khi thu hoạch 7 - 10 ngày cần phải giảm, cắt nước tùy theo vùng đất. Sau đó cắt, vận chuyển nhẹ nhàng. Dùng rơm lót dưa hấu để tránh dập nát.
Bảo quản: Cho mỗi quả dưa vào một túi nilon, túm chặt lại, để vào chỗ râm mát, không cho ánh nắng chiếu vào. Trường hợp dùng hầm rau hay hầm ở dưới đất để bảo quản dưa thì càng tốt; phải luôn luôn giữ dưa ở trong trạng thái thiếu oxy tự nhiên và chỗ có nhiệt độ thấp.
Dưa hấu chứa hàm lượng nước đến 92%, được coi là loại trái cây tươi mát và giải nhiệt tuyệt vời nhất mà bạn có thể thưởng thức trong những ngày hè nắng nóng. Hơn nữa, bạn còn có thể có thêm những lợi ích sức khỏe tuyệt vời từ dưa hấu đấy.
Bảo vệ sức khỏe tim mạch: Dưa hấu chứa một số hợp chất hoạt tính sinh học như citrulline – một acid amin được chuyển hóa thành arginine. Arginine được sử dụng để sản xuất ocid nitric, một hợp chất có vai trò thiết yếu trong chức năng của tim.
Cải thiện và tăng cường hệ miễn dịch: Dưa hấu được gọi là thực phẩm tăng cường miễn dịch bởi vì nó có chứa nhiều loại vitamin như vitamin B6, B1 và C, đồng thời cũng có nhiều khoáng chất như mangan cần thiết trong một vài chu kỳ liên quan đến hệ miễn dịch
Ngăn ngừa ung thư: Nhờ chứa hàm lượng các chất flavonoid như lutein, zeaxanthin, lycopene, beta-carotene và cryptoxanthin, dưa hấu bảo vệ DNA khỏi sự tổn hại của các gốc tự do, từ đó giúp ngăn ngừa bệnh ung thư.
Hỗ trợ giảm cân: Một quả dưa hấu cỡ vừa chứa khoảng 18g chất xơ và một hàm lượng nước lớn. Dưa hấu là loại trái cây có lượng calo cực kỳ thấp (30 calo/100g).
Bổ sung năng lượng: Theo một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Thực phẩm Nông nghiệp và Hóa học thì uống nước dưa hấu trước khi tập thể dục có thể giúp giảm đau cơ bắp vào ngày hôm sau.
Làm đẹp da: Một trong những lợi ích sức khỏe tuyệt vời từ dưa hấu làm đẹp da nhờ chúng chứa nhiều vitamin A, một chất dinh dưỡng cần thiết cho sản xuất bã nhờn và dưỡng ẩm cho da. Vitamin A cũng cần thiết cho sự phát triển của tất cả các mô cơ, kể cả da và tóc.
Phòng ngừa hen suyễn: Nguy cơ mắc bệnh hen suy giảm ở những người tiêu thụ và hấp thụ một lượng chất dinh dưỡng cao. Một trong những chất dinh dưỡng này là vitamin C, được tìm thấy trong nhiều trái cây và rau quả bao gồm cả dưa hấu.
Bảo vệ đôi mắt: Dưa hấu là một nguồn chứa các chất beta-carotene phong phú – một chất được chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể. Vitamin A là một chất dinh dưỡng thiết yếu đem lại cho bạn tầm nhìn tốt, đồng thời ngăn ngừa các bệnh như thoái hóa điểm vàng và chứng thiếu ngủ ban đêm.
Giúp não khỏe mạnh: Vitamin B6, một chất dinh dưỡng có trong dưa hấu, rất tốt cho não của bạn. Vì vậy dưa hấu cực kỳ được khuyến khích khuyên dùng cho các sinh viên, những người dành phần lớn thời gian để học tập, nghiên cứu và làm việc trí óc mệt mỏi
|
DƯA LEO
I. THỜI VỤ: Dưa leo có thể trồng quanh năm. Thích hợp nhất là vụ Đông xuân từ cuối tháng 10-2 dl.
II. GIỐNG:
Lượng hạt giống: Giống địa phương cần trung bình 250- 300 gr/1.000m2. Các giống F1: 50-80 gr/1.000m2.
Khoảng cách trồng: Cây cách cây 30 – 40 cm. Hàng cách hàng 1,5 – 2 m. Nếu có làm giàn khoảng cách 1,2-1,5m/hàng.
III. KỸ THUẬT TRỒNG
1. Chuẩn bị đất: Cuốc xới kỹ, dọn sạch cỏ gốc rạ, cây của vụ trước.
- Mùa mưa: lên liếp rộng 1,2 – 1,8 m trồng 2 hàng.
- Mùa nắng: lên liếp rộng 0,4 – 0,7m; cao 20 – 30 cm trồng 1 hàng.
- Đất ương cây con nên trộn phân hữu cơ, tro trấu và đất phơi khô đập nhuyễn theo tỷ lệ 1: 1: 1. 2.
2. Bón phân:
Phân NPK: 90-60-40 (Tương đương 500kg NPK 16-16-8)
Lượng phân cho 1.000m2: Phân chuồng 1-2 tấn; Urê 20 kg; DAP 20 kg; Super lân 20 kg; Kali (KCl) 15 kg
Cách bón:
Bón lót: 1/3 phân chuồng + 6-7 kg kali, nên bón theo rãnh trước khi trồng 5- 7ngày.
Bón thúc:
7 ngày sau khi gieo: (7 ngày SKG) urê pha nước tưới 2 kg.
15 ngày SKG: làm cỏ, bón phân (1/3 phân chuồng còn lại, urê 6 kg + kali 4 kg) kết hợp cắm chà cho cây lên giàn.
25 ngày SKG khi dưa bắt đầu ra hoa rộ: bón 6 kg urê + 4 - 5 kg kali.
Ngoài ra, còn có thể dùng phân urê pha nước tưới định kỳ 7 ngày/lần cho dưa nhất là sau khi bắt đầu hái trái. Có thể dùng phân phun qua lá 7 ngày/lần. Nếu thấy dây dưa chậm phát triển.
Làm giàn: Dưa leo rất cần làm giàn. Nhất là trong mùa mưa; thường sau khi gieo 12-15 ngày dưa bắt đầu có tua cuống cần phải làm giàn kịp thời.
Chăm sóc:
Tưới nước đủ ẩm sau khi gieo. Chủ động tưới tiêu, không để cho cây bị thiếu nước hoặc ngập úng.
Làm cỏ kịp thời, kết hợp làm cỏ với bón phân giúp cho cây tốt không bị cỏ lấn áp. Nếu có điều kiện. Nên áp dụng bạt phủ đất để trồng dưa tiết kiệm được chi phí làm cỏ, tiết kiệm phân bón, giảm chi phí thuốc trừ sâu và có thể trồng tốt trong mùa mưa.
IV. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH: Ngoài việc chọn giống tốt, khi trồng dưa leo cần chú ý phòng trừ các đối tượng sâu bệnh:
Bọ trĩ (còn gọi là Bù lạch, rẩy lửa) nên phun thuốc vào buổi chiều, dùng một trong các loại thuốc sau: Confido, Oncol hoặc Sherpa phun trước khi ra hoa.
Dòi đục lá (sâu vẽ bùa), bọ rầy, sâu ăn lá dùng: Karate, Lannate, Polytrin, Confido,...phun khi chúng mới xuất hiện, tránh giai đoạn cây đang ra hoa rộ.
Bệnh héo cây con (do nấm : Rhizoctonia, Fusarium, Phytopthora,...). Ngoài việc xử lý đất các loại thuốc có gốc đồng như Sulphate đồng, Benlate C 2,5 g/1 lít nước tưới vào hốc trước khi trồng. Có thể phun ngừa khi cây còn nhỏ bằng: Bonaza, Ridomil hoặc Derosal.
Bệnh đốm lá, cháy vàng lá, chết dây (có thể do nấm): Cercospora, Pseudoperonospora hoặc Fusarium) có thể sử dụng: Daconil, Til super, Curzate hoặc Derosal để phun ngừa. Bệnh đốn phấn: có thể dùng: Ridomil, Aliette, Derosal hay Mancozeb.
V. THU HOẠCH:
Tùy theo giống từ 35-45 ngày sau khi gieo bắt đầu thu trái. Thu trái mỗi ngày/lần, thời gian thu hái trung bình 20-30 ngày/vụ (số lần hái trái phụ thuộc lượng phân hữu cơ bón lót và sự chăm sóc hàng ngày).
Lượng trái trung bình 200 kg 1 lần/1.000m2. Năng suất trung bình: 3.000-4.000 kg/1.000m2 /vụ.
Nguồn dinh dưỡng tuyệt vời từ dưa leo
Trong 100g dưa chuột có chứa 96g nước, 0,6g protein, 0,1g mỡ, 22g đường cùng các vitamin và khoáng chất quý. Các vitamin có thể kể đến như: 12mg vitamin C, 0,02mg vitamin B2, 0,03mg vitamin B1, 45 đơn vị quốc tế vitamin A. Các khoáng chất vi lượng là 0,3mg sắt, 12mg canxi, 15mg magie, 24mg photpho.
“Kẻ thù” của các bệnh tiêu hóa: Với thành phần 96% là nước cùng hàm lượng lớn chất xơ, dưa chuột dường như là ưu tiên hàng đầu cho hệ tiêu hóa.
Thanh nhiệt, giải độc: Dưa chuột còn được mệnh danh là “ông vua” giải khát với thành phần chủ yếu là nước. Loại quả này được nhiều người biết đến với công dụng hạ thân nhiệt hữu hiệu. Không chỉ giải độc thận, nguồn dinh dưỡng có trong dưa chuột còn giúp giải độc gan, dạ dày, phổi…hiệu quả.
Ổn định huyết áp: Kali chính là thành phần quan trọng cần được nhắc đến. Cứ 100g dưa chuột có đến 147mg kali. Trong khi đó lượng natri chỉ chiếm khoảng 2mg. Nhờ đối kháng lại tác dụng của natri mà kali lại là một yếu tố thân thiện với tim mạch.
Phòng bệnh tiểu đường: Trong thành phần dinh dưỡng có trong dưa chuột chứa một loại hormone giúp sản xuất insulin. Lượng đường trong dưa chuột không hề có. Thế nên, bệnh nhân tiểu đường nên chọn dưa chuột là món ăn không thể thiếu hàng ngày
Tốt cho xương khớp: Dưa chuột là thực phẩm chay hàng đầu tốt cho xương khớp, hạn chế tình trạng sưng tấy và viêm từ bệnh gout..
Ngăn ngừa ung thư: Một trong những cách phòng ngừa ung thư hiệu quả là tận dụng nguồn dinh dưỡng từ thiên nhiên. Nước ép dưa chuột sẽ là một gợi ý tuyệt vời dành cho bạn.
Tác dụng làm đẹp: Làm đẹp da với dưa chuột luôn là bí kíp bỏ túi của nhiều chị em phụ nữ. Thành phần dinh dưỡng có trong dưa chuột chứa một loại gel có tác dụng làm trắng da tự nhiên và an toàn. Nó góp phần tẩy nhẹ, làm mờ các vết sạm và nám da hiệu quả. Ngoài ra, nước ép dưa chuột còn giúp se khít lỗ chân lông.
|
DƯA LÊ - DƯA LƯỚI
Dưa lê là một trong những trái cây phổ biến ở châu Á không chỉ mang vị thơm, ngon ngọt giàu vitamin C-một loại vitamin chống oxi hóa giúp tăng nồng độ collagen, loại protein giúp da khỏe và trẻ trung.
1. Thời vụ
Dưa lê ưa biên độ nhiệt rộng hơn dưa hấu (18- 32oC). Vì vậy thời vụ trồng dưa lê đối với các tỉnh miền bắc nước ta có thể tiến hành từ tháng 2 đến tháng 9. Tuy nhiên với dưa lê xuân hè gieo trồng thích hợp nhất vẫn là sau tiết lập xuân.
2. Đất trồng dưa lê
Trồng dưa lê cần đất tơi xốp thoát nước, nên bạn dùng loại đất thịt nhẹ, đất cát pha, đất phù sa, đất trộn trấu là thích hợp nhất vì loại đất này vừa thoát nước vừa giữ được nhiệt độ của đất điều hòa, thúc đẩy quá trình phát triển của dưa lê, làm cho dưa lê mau có quả, cho quả có màu sắc hương vị ngon nhất.
3. Cách ngâm ủ hạt
Ngâm hạt trong nước sạch 2 giờ, nhiệt độ thích hợp tốt nhất cho nảy mầm là 28-32oC, sau đó cho vào khăn ẩm ủ khoảng 24-36h hạt nẩy mầm. Ươm cây trong khay ươm với thời gian 10-14 ngày, khi cây xuất hiện lá thật thứ 2 thì tiến hành đi trồng. Hạt giống ngâm nước sạch trong 4 giờ, sau đó ủ 24 giờ, khi hạt nẩy mầm thì gieo vào bầu đất 1 hạt/bầu. Sau khi gieo từ 8 - 10 ngày, khi cây có 1 - 2 lá thật thì có thể đem trồng.
4. Kỹ thuật trồng cây và chăm sóc dưa lê ngọt
Kỹ thuật trồng cây dưa lê có thể bằng giàn hoặc cho cây bò tự nhiên dưới đất đều được, Nhưng nếu trồng giàn thì lượng giống từ 1 - 1,2kg/ha cây cách cây 0,5cm, hàng cách hàng 1,5m. Trồng hàng đôi, mật độ cây 25.000 cây/ha. Còn trồng bò trên mặt đất, lượng giống từ 400 - 500 gram/ha. Cây cách cây 0,5cm, hàng cách hàng 4m.
Cây dưa lê cần được bón thúc 2-3 lần và phải luôn sạch cỏ dại, các rãnh giữa các luống cần luôn nạo vét để thoát nước mưa. Sau đó tiến hành bấm ngọn, tạo nhánh, đây là khâu kỹ thuật rất quan trọng nhằm tăng năng suất quả dựa vào đặc điểm sinh học của cây dưa.
Sau khi trồng hơn 2 tháng, lúc dua lê bắt đầu có lứa hoa đầu thì bón thúc lần thứ 3 với loại và lượng phân bón như urê 3kg/sào, kali 2,5kg/sào. Ngoài ra có thể tưới thêm nước phân chuồng ngâm kỹ, pha loãng 1:10.
5. Phòng bệnh
Dưa lê thường hay bị bệnh nhện đỏ. Nếu thấy hiện tượng này bạn nên phun thuốc Selecron 500ND pha 0,1% hoặc Ortus 5SC pha 0,1%. Sau đó, nhổ bỏ các cây bị chết do bệnh và rắc vôi vào gốc. Ngoài ra cũng bị bệnh mốc sương, đốm lá phát triển thì phun thuốc Ridomil MZ 72WP pha 0,1% hoặc Zineb 80WP pha 0,5%. Hạn chế tối đa việc dùng thuốc nhất là khi quả dưa đã lớn và trước khi thu hái quả 15-20 ngày tuyệt đối không phun thuốc.
6. Thu hoạch
Sau khi trồng từ 80-90 ngày bạn sẽ được thu hoạch được những quả dưa lê. Dưa lê khi chín có mùi thơm nhẹ hấp dẫn. Quả tròn đều, da căng bóng cầm chắc tay và có phần dưới hơi lồi ra.
CÔNG DỤNG CỦA DƯA LÊ
Giúp da sáng đẹp hơn: Dưa lê là một trong những trái cây giàu vitamin C-một loại vitamin chống oxi hóa giúp tăng nồng độ collagen, loại protein giúp da khỏe và trẻ trung.
Giúp hạ huyết áp: Dưa lê cũng giàu hàm lượng kali, một loại khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát huyết áp.
Tốt cho người muốn giảm cân: Nếu bạn muốn giảm cân trong thời gian mùa hè thì dưa lê cũng như dưa hấu cần được đưa lên hàng đầu. Lý do là dưa lê không những vừa ngon, dễ ăn mà trong một quả dưa lê trung bình chỉ có chứa 64 calo và không có chất béo. Loại trái cây ngọt ngào này cũng là món tráng miệng tuyệt vời sau mỗi bữa ăn.
Ngăn chặn chứng chuột rút ở chân: Thường xuyên ăn dưa lê sẽ giúp bạn giảm được chứng chuột rút ở chân, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai. Điều này có được là nhờ trong quả dưa lê có chứa rất nhiều chất magie.
Tốt cho thai nhi: Chất folate trong dưa lê có tác dụng ngăn chặn những khuyết tật ở thai nhi, đồng thời giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer (bệnh mất trí nhớ) ở những người cao tuổi.
Tham khảo: ttps://baomoi.com ngày 01/04/2017 Theo VietQ
|
ĐẬU BẮP
1. Giống và thời vụ trồng đậu bắp
Đậu bắp nên trồng vào thời vụ Đông Xuân, gieo vào tháng 9 là phù hợp, để có được năng suất cao nhất.
2. Làm đất:
Nên chọn đất cát pha, thịt nhẹ đến thịt trung bình, có khả năng thoát nước tốt, phải chủ động được nguồn nước tưới.
Đất cần phải cày bừa kỹ, tuỳ theo mùa vụ mà người trồng có những cách làm khác nhau. Đối với mùa mưa phải lên luống rộng từ 1- 1,2m làm luống cao và có độ dốc thuận lợi cho việc thoát nước. Đối với mùa nắng cần phải làm đất kỹ, rạch thành hàng và gieo theo hốc.
Bón lót: Lượng phân bón cho 1000m2 đất trồng đậu bắp: phân chuồng hoai mục 1-2 tấn+ super lân 30kg+urê 15kg+kali clorua 10kg. Lưu ý nếu đất chua thì cần bón 50 - 100kg vôi bột trước khi bừa ngả. Bón lót toàn bộ lượng phân chuồng hoai, lân; kali, đạm. Bón phân theo rãnh, rạch rãnh sâu từ 10 - 12cm, sau đó cho phân vào rãnh và lấp đất phủ lên xung quanh rồi tiến hành gieo hạt.
Gieo hạt: Khoảng cách giữa 2 hàng cách nhau là 70-80cm, cây trên hàng cách hàng dưới 40-50cm, Trước khi xuống hạt giống, cần ủ trước cho hạt giống nứt mầm sau đó trộn với thuốc sát trùng để tránh cho côn trùng phá hoại cây trồng. Mỗi hốc gieo 2 hạt, sau này chọn lại 1 cây khoẻ mạnh phát triển tốt hơn; khi gieo hạt xong lấy tay xoa đất lấp kín hạt. Đất trồng 1000m2 cần 2 -3 kg hạt giống.
Sau khi gieo hạt xong, phải tưới nước thường xuyên cả sáng và chiều để giữ độ ẩm cho cây sinh trưởng phát triển tốt.
Có thể trồng xen cây đậu bắp với các loại rau ăn lá khác, trồng xen vào hai bên mép luống trồng. Trước khi gieo trồng nên tưới nước nhẹ trên mặt luống để giữ đất ẩm ướt sau đó gieo hạt giúp hạt nhanh nãy mầm hơn.
3. Chăm sóc đậu bắp sau khi gieo trồng
Khi cây đậu bắp có từ 2- 3 lá thì tiến hành làm cỏ, xới nông bề mặt luống rồi vun nhẹ vào gốc. Đậu phát triển cao khoảng 20cm thì xới sâu bề mặt luống, sau đó làm sạch cỏ dại và vun gốc giúp cây có thể đứng thẳng tránh đổ ngã.
Ngoài ra, sau mỗi trận mưa, mặt luống có thể bị đóng váng vì vậy khi khô đất phải xới xáo lại vì nếu vun xới khi đất còn ướt, cây đậu bắp dễ bị nghẹt rễ, sinh trưởng phát triển kém.
Quá trình bón thúc cho đậu bắp nên chia ra làm 3 lần:
Bón thúc lần đầu: khi cây có 2 lá thật trong 1000m2 sử dụng 5kg urê + 3kg kali hoà với nước sau đó tưới vào gốc cây.
Thúc lần 2 khi cây sinh trưởng khoảng 5 lá.
Thúc lần 3 khi hoa đang nở rộ, bón 7kg urê + 5kg kali trộn đều sau đó bón vào giữa hai hàng theo các hốc chôn kín phân. Dùng tưới nước đủ ẩm cho phân tan ra.
4. Phòng trừ sâu bệnh hại
Một số sâu hại thường gặp trên cây đậu bắp:
- Với sâu đục quả:Sử dụng thuốc Sherpa 20EC hay Cyperan 25EC.
- Con Rầy mềm: Dùng thuốc Bassa, Trebon,
- Bệnh thán thư: Phun thuốc Score 250EC hay Antracol.
- Bệnh rỉ sắt: Diệt trừ bằng thuốc Anvil 5SC hoặc Score 250EC.
- Khi sử dụng thuốc cần phải tuân thủ theo hướng dẫn ghi trên bao bì, lưu ý đảm bảo thời gian cách ly tránh dư lượng thuốc trên sản phẩm làm ảnh hưởng đến chất lượng.
5. Thu hoạch
Sau trồng từ 50-60 ngày thì bắt đầu tiến hành thu quả, thu hoạch thành nhiều lứa, sau khi thu hoạch xong cần tiêu thụ ngay trong thời gian từ1-2 ngày, nếu để lâu trái sẽ bị già, không đạt chất lượng.
Nguồn: http://tinnongnghiep.com
|
ĐẬU COVE
1. Giống: Giống đậu cô ve leo được trồng chủ yếu là giống địa phương do nông dân tự sản xuất và giống của một số công ty trong nước sản xuất.
2. Chuẩn bị đất:
Chọn đất canh tác: Đất tơi xốp, nhẹ, nhiều mùn, tầng canh tác dày, thoát nước tốt.
Vệ sinh vườn, dọn sạch tàn dư thực vật của vụ trước, rải vôi, tưới nước trước khi cày xới có thể diệt một số nấm hại trên mặt đất tồn tại từ vụ trước.
Đậu cô ve có thể trồng được nhiều vụ trong năm, nhưng vụ chính là vụ Đông Xuân gieo vào tháng 11-12 dương lịch.
Chọn đất cao, thoát nước tốt, cày bừa kỹ và làm sạch cỏ; bón vôi rồi cày bừa để vôi trộn đều vào đất, lên luống cao 20-25cm, luống rộng 1,2m, rãnh rộng 30-40cm, những nơi đất thấp hay trồng mùa mưa phải lên líp cao để dễ thoát nước, có thể trồng hàng đôi hoặc hàng đơn trên luống. Nên trồng hàng đơn trên líp, hàng cách hàng 1,2-1,4m. Trồng hàng đơn đậu cho thời gian thu hoạch trái kéo dài hơn so với trồng hàng đôi và dễ dàng chăm sóc.
3. Trồng và chăm sóc:
Kỹ thuật trồng: Khoảng cách lổ trên hàng 20-25cm, mỗi lỗ để 2-3 cây. Lượng hạt giống gieo 40-60 kg/ha, gieo xong lấp hạt bằng đất mịn.
Làm cỏ, tưới nước và các biện pháp kỹ thuật khác:
Kỹ thuật: Tưới nhiều lúc ra hoa trái rộ, nên dùng phương pháp tưới thấm vì lúc này cây phát triển tối đa, bộ lá lớn, phiến lá to, cây yêu cầu nhiều nước. Thiếu nước cây phát triển kém, trái nhỏ, mau già nhiều xơ, giảm năng suất và phẩm chất trái tươi. Khi bón phân thúc, tưới vừa đủ đảm bảo phân tan.
Mùa nắng, tưới buổi sáng sớm hoặc chiều mát 2 lần/ngày đảm bảo ẩm độ đất 70-75%. Mùa mưa tưới 1 lần/ngày hoặc không tưới, trừ khi mưa to bắn đất trên đọt phải tưởi rửa. Làm rảnh thoát nước tránh bị ngập úng.
Làm cỏ: Làm sạch cỏ trên luống, rãnh và xung quanh vườn sản xuất, làm cỏ trước khi bón phân kết hợp xăm xới tạo đất thoáng khí.
Làm giàn: khi cây bỏ vòi thì bắt đầu làm giàn. Cây giàn dài 2,5-3m, có thể dùng sậy già để cắm giàn, thân đậu bò dài hơn 3m. Một số nơi nông dân dùng sóng lá dừa để làm giàn, cắm giàn theo hình chữ X, phần chót lá cột dính nhau. Giàn nầy có thể sử dụng được 2-3 mùa, số lượng cây làm giàn từ 40.000 - 50.000 cây/ha. Dùng lưới đang được ưa chộng thay thế cho giàn le, sậy.
4. Phân bón và cách bón phân:
Phân bón: Lượng phân đề nghị bón cho đậu co ve 1 ha/vụ
Phân chuồng: 30-40m3; Vôi: 800-1.000 kg; Phân hữu cơ vi sinh: 1.000 kg.
Phân vô cơ (lượng nguyên chất): 105kg N - 90 kg P2O5 - 200 kg K2O.
Lưu ý: Chuyển lượng phân hóa học qua phân đơn hoặc NPK tương đương
Bón theo cách 1: Ure: 228kg; super lân: 562,5kg; KCl: 333kg.
Bón thúc
Hạng mục Tổng số Bón lót Lần 1: Lần 2: Lần 3:
10NSG 20-25NSG 40-55NSG
Phân chuồng hoai 30-40 m3 30-40 m3
Vôi 800 -1.000 kg 800 -1.000 kg
Ure 228 kg 78 kg 30 kg 50 kg 70 kg
Lân super 562,5 kg 562,5 kg
KCl 333kg 133 kg 50 kg 150 kg
Hữu cơ vi sinh 1.000 kg 1.000 kg
Bón theo cách 2: NPK 15-15-20: 600 kg; Ure: 33kg; KCl: 133kg.
Bón thúc
Hạng mục Tổng số Bón lót Lần 1: Lần 2: Lần 3:
10NSG 20-25NSG 40-55 NSG
Phân chuồng hoai 30-40 m3 30-40 m3
Vôi 800 -1.000 kg 800 -1.000 kg
Ure 33 kg 33 kg
KCl 133kg 63 kg 70 kg
Hữu cơ vi sinh 1.000 kg 1.000 kg
NPK 15-15-20 600 kg 150 kg 50 kg 150 kg 250 kg
Ghi chú: Có thể sử dụng các loại phân bón lá, phun theo nồng độ khuyến cáo trên bao bì.
Chỉ sử dụng các loại phân bón có tên trong Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam.
5. Sâu hại và biện pháp phòng trừ:
Dòi đục thân (Ophiomyia phaseoli)
Đặc điểm gây hại: Ruồi trưởng thành thường xuất hiện vào sáng sớm hay lúc trời mát; đẻ trứng rời rạc vào mô lá non hoặc trên phần thân gần gốc. Dòi đục vào bên trong gân, qua cuống lá và đi dần xuống thân ở nơi tiếp giáp giữa lớp võ và phần gỗ làm lớp võ thân bị nứt. Mỗi thân có từ 1-3 con dòi. Dòi thường gây hại khi cây còn non và đang sinh trưởng làm cây dễ bị chết héo, hoặc gây chết nhánh.
Biện pháp phòng trừ: Tránh trồng gối vụ cây họ đậu liên tục, vệ sinh đồng ruộng, thu gom tàn dư trước khi trồng nhất là cây họ đậu. Bón phân cân đối, xử lý hạt giống trước khi trồng. Sử dụng thuốc BVTV có hoạt chất sau: Diazinon (Diazan 50EC, 60 EC)
Sâu đục trái (Maruca testulalis)
Đặc điểm gây hại: Trứng đẻ rải rác từ 1-3 quả ở mặt trên lá non hoặc trên hoa, vỏ quả non. Trứng được đẻ trên hoa, đài và trái non. Sâu non kết hoa lại, ăn phá bên trong hoặc đục vào bên trong trái non, chất phân thãi làm trái bị dơ, dễ rụng. Do sâu nằm sâu trong trái nên khó phòng trị. Nhộng nằm trong các kẹt lá khô. Loài này xuất hiện nhiều trong mùa mưa.
Biện pháp phòng trừ:
Biện pháp canh tác: Không nên xen canh với các cây họ đậu. Vệ sinh vườn trồng, thu gom tàn dư cây trồng trước khi trồng;
Biện pháp hóa học: Sử dụng thuốc BVTV có hoạt chất sau để phòng trừ
Diazinon 6% (30%) + Fenobucarb 4 % (20%) (Vibaba 50EC
Emamectin benzoate (Angun 5 WG, Emaben 0.2 EC, Map Winner 10WG);
Matrine (Kobisuper 1SL, Wotac 5EC);
Oxymatrine (Vimatrine 0.6 SL)
Để bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng, nên ngưng khi sử dụng thuốc cần đảm bảo thời gian cách ly..
6. Bệnh hại và biện pháp phòng trừ:
Bệnh chết héo cây con (Rhizoctonia solani)
Triệu chứng: Bệnh chủ yếu gây hại ở giai đoạn cây con, làm gốc thân tóp lại, cây dễ chết.
Điều kiện phát sinh phát triển của bệnh: Bệnh tồn tại trong hạt giống nhiễm bệnh. Mưa nhiều, ẩm độ cao là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển.
Biện pháp phòng trừ
Biện pháp canh tác: Sử dung giống sạch bệnh, luân canh cây trồng;
Biện pháp hóa học: Sử dụng thuốc BVTV có hoạt chất sau để phòng trừ Chitosan (Tramy 2 SL); Copper citrate (Heroga 6.4SL); Cytokinin (Etobon 0.56SL); Kasugamycin (Kamsu 2SL, 4SL); Ningnanmycin (Niclosat 2SL, 4SL, 8SL); Validamycin (Vali 3 SL); Ningnanmycin (Diboxylin 4SL, 8SL); Cucuminoid 5% + Gingerol 0.5% (Stifano 5.5SL)
Bệnh đốm vi khuẩn do (Xanthomonas phaseoli):
Triệu chứng: Bệnh gây ra các đốm cháy rộng trên lá, trên trái đậu có những đốm nhỏ xanh nhạt, nhũn nước; sau đó trở nên nâu và khô đi, hình dạng bất thường.
Điều kiện phát sinh phát triển của bệnh: Bệnh phát sinh và gây hại nặng trong điều kiện ẩm độ cao, đốm bệnh lây lan rất nhanh.
Biện pháp phòng trừ:
Biện pháp canh tác: Vệ sinh vườn, thu gom các lá trái sau khi thu họach.
Biện pháp hóa học: Hiện nay, do chưa có thuốc BVTV đăng ký trong danh mục để phòng trừ đối tượng này, có thể tham
khảo sử dụng các loại thuốc BVTV sau: Champion 77WP, Coc 85WP, Kasumin 2SL, New Kasuran, Canthomil.
Bệnh đốm lá (Cercospora canescens và Cercospora cruenta)
Triệu chứng: Đốm bệnh gây hại bởi C. canescens có dạng tròn đến hơi có góc cạnh với tâm màu nâu, viền xung quanh màu nâu đỏ trên lá; bệnh gây hại nhiều trên đậu Lima và đậu đũa hơn đậu côve. Đốm bệnh do C. cruenta gây có màu nâu đến màu rỉ sét, hình dạng và kích thước không đều; thường xuất hiện trên thân hoặc trái chín.
Điều kiện phát sinh phát triển của bệnh: Nguồn bệnh tồn tại trong hạt giống, trên tàn dư cây bị nhiễm bệnh.
Biện pháp phòng trừ
Biện pháp canh tác: Vệ sinh vườn trồng, khi thu hoạch cần thu gom tiêu hủy tàn dư lá, quả bệnh;
Biện pháp hóa học: Hiện nay, do chưa có thuốc BVTV đăng ký trong danh mục để phòng trừ đối tượng này, có thể tham khảo sử dụng các loại thuốc BVTV sau: Trichoderma viride (Biobus 1.00 WP, Fulhumaxin 5.15SC, 5.65SC); Carbendazim 490g/l
Hexaconazole 10 g/l (V-T Vil 500 SC); Mancozeb (Manozeb 80 WP); Chlorothalonil (Daconil 75WP).
Bệnh gỉ sắt: Uromyces appandiculatus
Triệu chứng: Bệnh hại chủ yếu trên lá, có khi có trên thân, cành và quả. Trên lá vết bệnh lúc đầu là những chấm nhỏ màu trắng bạc, về sau vết bệnh hơi lồi lên, trên vết bệnh có lớp bột màu nâu. Lá bị bệnh co rúm lại, nếu bị nặng lá biến vàng và rụng. Trên thân, quả: Triệu chứng bệnh cũng có những đốm nhỏ hơi gồ lên và phủ một lớp bột màu nâu vàng. Cây bị bệnh sinh trưởng kém, lá và hoa bị rụng, quả ít.
Điều kiện phát sinh phát triển của bệnh: Bệnh phát sinh phát triển trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, cây chăm sóc kém.
Biện pháp phòng trừ:
Biện pháp canh tác: Vệ sinh vườn, thu gom tàn dư từ vụ trước, trồng giống chống bệnh.
Biện pháp hóa học: Sử dụng một số loại thuốc có hoạt chất: Copper Oxychloride + Kasugamycin (New Kasuran 16.6WP);
Tham khảo sử dụng một số hoạt chất: Carbendazim, Hexaconazole
Bệnh phấn trắng (Erysiphe polygoni)
Triệu chứng: Bệnh hại chủ yếu trên lá, vết bệnh là những đốm lớn không có hình dạng nhất định, trên mặt có lớp phấn màu trắng, sau lan rộng gần hết bề mặt lá sau chuyển màu nâu vàng. Bệnh nặng làm lá khô vàng và rụng.
Điều kiện phát sinh phát triển: Bệnh phát sinh mạnh trong điều kiện nóng ẩm, nhiệt độ thích hợp 20-260C, bệnh tồn tại và lây lan chủ yếu ở dạng bào tử.
Biện pháp phòng trừ
Biện pháp canh tác: Vệ sinh vườn trồng, thu gom tàn dư cây trồng, bón phân cân đối để cây phát triển tốt, tăng cường bón phân kali.
Biện pháp hóa học: Hiện nay, do chưa có thuốc BVTV đăng ký để phòng trừ, có thể tham khảo sử dụng một số loại thuốc có hoạt chất: Chlorothalonil (Daconil 75WP, 500SC); Citrus oil (MAP Green 3SL)
7. Thu hoạch, phân loại và xử lý bảo quản sau thu hoạch:
Sau khi trồng 50-55 ngày bắt đầu thu hoạch, lứa đầu trái nhỏ và ít chỉ khoảng 50-60 kg/ha, lứa 4-5 thu rộ, thường cách 1 ngày thu 1 lần. Sau đó cách 2-3 ngày thu 1 lần có thể thu 10-12 lứa tùy theo cách chăm sóc. Năng suất đậu trong mùa mưa là 12-15 tấn/ha, vụ Đông-Xuân năng suất 20-22 tấn/ha. Nên thu đúng lúc khi vỏ trái có màu xanh mượt và hột mới tượng, nếu để trái già sẽ cứng, có nhiều xơ, phẩm chất kém.
Nguồn: http://khuyennong.lamdong.gov.vn
|
ĐẬU ĐŨA
Đậu đũa là một trong những loại thực phẩm vừa dùng để ăn tươi, chế biến, có giá trị dinh dưỡng cao, dễ trồng, trồng được nhiều vụ trong năm, nhất là các vụ xuân hè, hè thu đưa lại hiệu quả kinh tế rất cao nên được bà con nông dân nhiều địa phương gieo trồng nhiều.
Yêu cầu sinh thái: Đậu đũa có thể trồng được trên nhiều loại đất, nhưng tốt nhất là đất giữ ẩm tốt, giàu mùn thường cho năng suất cao. Cây ưa ánh sáng mạnh, sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt độ từ 25-350C, trên 350C, cây vẫn sinh trưởng nhưng cho ít quả. Đậu đũa cần nhiều nước ở 2 giai đoạn chính, từ lúc gieo đến khi cây có 6 lá thật và thời kỳ ra hoa đậu quả, cần cung cấp đủ nước thường xuyên và duy trì độ ẩm ở mức 70-80% nhưng không được để bị úng ngập, dễ làm thối rễ.
1. Thời vụ: Có thể trồng 3 thời vụ: Vụ xuân: gieo hạt từ 20/2 đến 20/3, vụ hè: gieo hạt từ 20/5 đến 20/6 và vụ thu: gieo hạt từ 5/7 đến 5/8.
2. Chọn và làm đất: Chọn đất thịt nhẹ, giàu dinh dưỡng, có độ pH từ 6 đến 7, những nơi có điều kiện tưới tiêu chủ động; tốt nhất nên được trồng luân canh với các cây trồng khác, đặc biệt là lúa nước để hạn chế sâu bệnh hại. Làm đất tơi xốp, nhặt sạch cỏ dại. Lên luống cao 25-30cm, mặt luống rộng 100cm, rãnh rộng 30cm.
Bón phân lót: Bón lót cho mỗi ha: 15 tấn/ha phân chuồng hoai mục + 400 kg phân lân bằng cách rải đều vào rạch trước khi gieo hạt. Nếu không có phân chuồng có thể dùng phân hữu cơ sinh học để thay thế. Bón xong, lấp kín đất, tưới nhẹ (nếu đất quá khô) trước khi gieo hạt.
3. Gieo hạt: Mỗi luống gieo 2 hàng cách nhau 60-65cm, mỗi hốc gieo 3 hạt, cách nhau 25-30cm hoặc 35-40cm tùy giống (giống phân cành ít, lá nhỏ gieo dày; giống phân cành nhiều, lá to gieo thưa). Khi cây mọc có từ 1 đến 2 lá thật, tỉa bỏ bớt 1 cây yếu, chỉ giữ lại mỗi hốc 2 cây khỏe mạnh tương đương với mật độ 10 vạn cây/ha. Chỉ dùng một lớp đất mỏng lấp nhẹ lên trên hạt giống, tránh lấp quá chặt hạt khó nẩy mầm.
4. Chăm sóc: Xới phá váng khi cây có 1-2 lá thật kết hợp làm cỏ, xới xáo và bón phân thúc cho cây để tăng độ thoáng khí trong đất giúp bộ rễ phát triển.
5. Bón thúc: Lượng phân bón thúc tính cho 1ha gồm có: 200 kg đạm urê + 200 kg clorua kali. Toàn bộ lượng phân này được chia đều cho 3 lần bón thúc: Lần 1 khi cây có từ 2 đến 3 lá thật; lần 2 khi cây có 5-6 lá thật (trước khi cắm giàn); lần 3 khi cây đang ra quả rộ bằng cách xới nhẹ một hàng giữa 2 luống đậu, rắc hỗn hợp phân đạm và phân kali đã trộn đều rồi lấp đất, tưới đủ ẩm. Nếu có điều kiện nên rải thêm một lớp phân chuồng hoai mục giữa 2 hàng đậu rất tốt. Khi đậu có 5-6 lá thật kết hợp bón phân và vun gốc giúp cây sinh trưởng khỏe, chống đổ ngã và thoát nước tốt.
Sau khi thu lứa quả thứ 2 (khoảng 60-65 ngày sau trồng), tiến hành bón thúc đợt 3 cũng là đợt cuối cùng cho cây bằng cách bổ hốc cách gốc khoảng 5-7cm, cho phân đạm và kali vào, lấp đất, tưới đủ ẩm cho cây nhanh chóng hút được dinh dưỡng. Xen kẽ giữa các đợt thu hái có thể bón thúc thêm phân chuồng hoai mục để quả to hơn và các lứa quả sau ra nhiều hơn. Tuyệt đối không được dùng phân chuồng tươi, phân bắc tươi và nước phân tươi để bón hoặc tưới. Giai đoạn từ sau trồng đến khi cây ra hoa, đậu quả cần duy trì độ ẩm ở mức 75-80% giúp cây sinh trưởng, ra hoa đậu quả tốt, tăng sản lượng và chất lượng. Chỉ dùng các nguồn nước sạch như nước sông, nước giếng khoan tuyệt đối không được sử dụng nước thải sinh hoạt hoặc ao hồ tù đọng, ô nhiễm để tưới cho đậu đũa.
6. Cắm giàn: Khi cây bắt đầu vươn cao, tiến hành cắm giàn theo kiểu chữ A hoặc chữ X cho đậu leo (mỗi một hốc cắm một cây dóc dài khoảng 1,8-2m, lượng dóc cắm từ 1.500 -1.600 cây/sào).
7. Phòng trừ sâu bệnh: Các loại sâu thường gặp trên cây đậu đũa có dòi đục thân gây hại trong giai đoạn cây con, dòi đục lá gây hại thời kỳ cây đang sinh trưởng, phát triển; giai đoạn cây ra hoa, ra quả có dòi đục quả, nhện đỏ và bọ trĩ thường phát sinh gây hại. Cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện và phun thuốc kịp thời ngay khi chúng mới phát sinh mới có hiệu quả cao. Đậu đũa là loại rau ăn quả do đó nên sử dụng các loại thuốc trừ sâu vi sinh như BT hoặc các loại thuốc có nguồn gốc thảo mộc và đảm bảo thời gian cách ly nhằm hạn chế khả năng ngộ độc cho người sử dụng.
8. Thu hoạch: Sau trồng từ 50-60 ngày cây sẽ cho thu hoạch lứa quả đầu tiên, nếu chăm sóc tốt có thể thu được 10-11 đợt quả.
Thu hái khi quả còn non, mới hình thành hạt. Chú ý thu hái nhẹ tay để khỏi ảnh hưởng đến hoa và quả non của các lứa ra sau.
Thu theo từng bó, bảo quản nơi râm mát vận chuyển ngay đến nơi tiêu thụ hoặc nơi chế biến.
https://nongnghiep.vn
|
ĐẬU HÀ LAN
1. Thời vụ:
Gieo trồng từ 5/10 đến 5/11, thu hoạch từ tháng 12 đến đầu tháng 3 năm sau. Nếu gieo muộn, bệnh phấn trắng hại nặng làm năng suất giảm rõ rệt.
2. Giống:
Giống đậu Hà Lan leo cần 40 – 50 kg hạt/ha (1,5 – 1,8 kg/sào).
Giống đậu Hà Lan lùn cần 60 – 80 kg hạt/ha (3 kg/sào).
3 Làm đất:
Chọn loại đất giữ ẩm tốt, chân đất cao, dễ thoát nước, có độ pH từ 6,0 – 6,5, pH dưới 5,5 phải bón vôi (10-15 kg vôi bột/sào).
Đất được cày bừa kỹ, làm sạch cỏ trước khi gieo. Cần thực hiện chế độ luân canh với cây khác họ, đặc biệt là cây lương thực.
Chia luống 1,3 m, mặt luống rộng 1,0 m, cao 25-30 cm.
4. Mật độ, khoảng cách
Gieo 3 hàng với đậu Hà Lan lùn, gieo 2 hàng với đậu Hà Lan leo trên luống đểtiện cắm giàn.
Đậu Hà Lan thấp cây: hàng cách hàng 30 cm, cây cách cây 7cm, mật độ 32vạn cây/ha.
Đậu Hà Lan leo: hàng cách hàng 60-70 cm, cây cách cây 20 cm, mật độ 10-12 vạn cây/ha.
5. Phân bón:
Loại phân Lượng phân bón Bón thức Bón lót
Kg/ha Kg/sào lần 1 lần 2 lần 3
Phân chuồng 25000 920 100 - - -
Đạm 250-300 9-11 25 20 25 30
Lân 300 11 100 - - -
Kali 250-300 9-11 25 20 25 30
Tuyệt đối không được dùng phân chuồng tươi, phân bắc tươi và nước phân tươi để bón hoặc tưới. Có thể dùng phẫn hữu cơ sinh học hoặc phân rác chế biến thay thế phân chuồng với lượng bằng 1/3 lượng phân chuồng.
6. Cách bón thúc:
Lần 1: cây có 4-5 lá thật;
Lần 2: bắt đầu nở hoa (trước khi cắm dóc)
Lần 3: sau thu quả đợt 1
Có thể dùng các dạng nitrat amôn, đạm sulfat amôn thay cho urê, clorua kali thay cho kali sunphat hoặc các dạng phân hỗn hợp, phức hợp NPK để bón với liều nguyên chất tương ứng. Ngoài bón đất, có thể phun qua lá các dung dịch dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng. Đậu Hà Lan leo có thời gian thu hoạch dài hơn nên sau 2 lần thu quả, cần tưới thêm nước phân mục. Làm cỏ, xới, vun 3 lần kết hợp với 3 lần bón thúc, làm giàn khi cây cao 20-25 cm.
Tưới nước
Sử dụng nguồn nước tưới sạch (nước sông, nước giếng khoan). Sau khi gieo, cần thường xuyên giữ độ ẩm đất từ 70-75%.
7. Phòng trừ sâu bệnh
Sâu hại: Thường gặp là sâu xám, sâu xanh, sâu vẽ bùa, ruồi đục lá, rệp hại, sâu đục quả và nhện đỏ.
Bệnh hại: Đậu Hà Lan thường gặp một số bệnh hại như bệnh phấn trắng, bệnh cháy lá và đốm lá do vi khuẩn, các bệnh sinh ra từ đất như bệnh héo rũ, bệnh thối đen rễ,...
Thực hiện triệt để các biện pháp phòng trừ tổng hợp như luân canh cây trồng, vệ sinh đồng ruộng, bón phân cân đối, trong trường hợp thật cần thiết mới dùng thuốc bảo vệ thực vật hóa học.
Để phòng trừ bọ trĩ thường dùng thuốc Admine 0,5 EC, Confidor 50 EC, Karate 2,5EC, Sherpa 25EC, Trebon 10EC. Sâu đục quả có thể trừ bằng Sherpa 25 EC, Sumicidin 10 EC, Cyperan 25EC, phải phun sớm khi quả mới đậu, thời gian cách ly tối thiểu 7 ngày.Giòi đục lá phun Bathroid 50 EC, Confidor 100 SL.
Để tránh một số bệnh hại sinh ra từ đất, không nên trồng đậu liên tục nhiều vụ mà cần luân canh với các rau khác họ như họ thập tự, họ cà hay lúa nước. Đất không được để úng kéo dài, phải luôn thoát nước, thu dọn và xử lý các tàn dư cây bệnh làm cho ruộng thông thoáng, sạch sẽ. Ngoài ra có thể sử dụng các thuốc trừ bệnh:
Valicidin 3SL để trừ bệnh lở cổ rễ, thuốc Anvil 5SC, Score 250 EC, Rovral 50 WP để trừ các bệnh phấn trắng, gỉ sắt, thời gian cách ly ít nhất 10 ngày.
Kỹ thuật phun thuốc phải theo đúng hướng dẫn trên nhãn bao bì của từng loại thuốc.
8. Thu hoạch:
Đậu Hà Lan sử dụng quả non, thu hoạch sau khi hạt non chớm phình to. Thu vào sáng sớm sẽ có chất lượng tốt và tươi hơn, có khả năng bảo quản và vận chuyển tốt hơn. Khi thu hái tránh làm trầy xước hoặc bong lớp phấn trên vỏ quả. Loại quả các quả có vết về sâu bệnh, trầy xước hoặc dị dạng.
Đối với đậu ăn hạt non thu muộn hơn (khi vỏ quả đổi màu), hạt đã phình to và tương đối cứng, nhưng chưa quá già hoặc khô. Hạt được tách ra dùng ngay hoặc chế biến, bảo quản để tiêu thụ dần. Hạt đậu non được chế biến chủ yếu bằng các phương pháp cấp đông hoặc đóng hộp.
Đậu Hà Lan lấy hạt khô được thu hoạch khi hạt đã già, khô, vỏ quả đã bạc. Cần thu kịp thời, không để quá khô vì một số giống có khả năng tự tách vỏ ngay trên cây.
Thu và phơi khô nguyên quả, sau đó tách hạt và tiếp tục phơi hạt cho thật khô trước khi đóng gói.
Đơn vị thực hiện: Sở KHCN Đồng Nai
|
ĐẬU RỒNG
1. Gieo hạt
Gieo hạt trực tiếp: cho đất Tribat trồng rau ăn quả vào chậu,tưới nước vừa đủ ẩm,dùng tay bổ lỗ sâu 1cm và cho hạt vào,gieo5-6 hạt trong chậu có đường kính 25-30cm sau đó lấp đất lại. Sau 2-3 ngày hạt nảy mầm. Cây con được 7-10 ngày sau khi gieo thì chọn cây khoẻ để lại,trồng 1-2 cây trong chậu,loại bỏ những cây xấu.
Ủ hạt trước khi gieo. Pha nước ấm (2 phần nước sôi+3 phần nước lạnh) cho hạt vào ngâm2-3h, vớt ra rửa lại bằng nước sạch cho hết chất nhờn còn bám trên hạt. Dùng gòn nhúng ẩm, để cho ráo nước (cầm trút miếng gòn thấy không còn nước giọt chảy ra là được) bọc hạt lại cho vào lọ ủ từ 2-3 ngày khi hạt nứt mầm trắng thì đem ra gieo vào đất Tribat
Lưu ý:
Đậy trên bề mặt chậu sau khi gieo hạt vào đất. Khi hạt đã nhú mầm ra khỏi mặt đất thì dở tấm đậy ra.
Kiểm tra độ ẩm đất trong thời gian gieo hạt, nếu để đất khô hay quá ẩm hạt sẽ nảy mầm kém.
Kiểm tra kiến hay côn trùng có thể cắn hoặc tha mất hạt. Tưới nư ớc mỗi ngày sau khi hạt đã nảy mầm.
2. Bón phân
Bón phân lần 1: Sau khi cây rau ăn trái ra được từ 2-3 cặp lá, pha 08g-10g urê ( 02 muỗng cà phê đầy) với 4 lít nước rồi tưới đều, nên tưới vào chiều mát, sáng hôm sau tưới nước sạch để xả lại. Khi rau ăn trái bắt đầu đâm nhánh leo giàn thì cho thêm hỗn hợp đất trồng cho đầy chậu.(bước này rất quan trọng giúp cây phát triển vượt bật)
Bón phân lần 2: Cách lần bón thứ nhất từ 15-20 ngày, liều lượng 08g-10g NPK có hàm lượng kali cao , pha trong 4 lít nước tưới lúc chiều mát, sáng hôm sau tưới rửa lá giống như lần 1.
3. Tưới nước và chăm sóc
Tưới nước mỗi ngày cho cây vào sáng và chiều mát.
Khi đậu rồng ra tua cuốn thì bắt đầu chống cây và làm giàn.
Cây ra hoa phải tưới đủ nước ở gốc, không dùng vòi nước phun trực tiếp lên trên hoa (sẽ làm rụng hoa và trái non)
Tỉa bớt cành nhánh, khi mướp đã đậu trái tỉa bỏ bớt hoa đực để cây tập trung nuôi trái.
4. Phòng ngừa sâu bệnh:
Pha thuốc theo hướng dẫn trên bao bì.
Sâu xanh,dùng Homectin phun phòng trừ.Các loại rầy mềm ,rệp sáp,sâu vẻ bùa sử dụng Mimic,Brightin để phòng trừ.
Bệnh đốm lá dùng Topsin, Mataxyl…B ệnh héo cây dùng Vali, Exin, Sincosin để phòng trừ.
5. Thu hoạch
Khi thấy hoa ở đầu trái vừa héo khô thì thu hoạch. Đậu rồng trồng chậu khoảng 30 -40 ngày thì thu hoạch.Chăm sóc tốt cây có thể cho trái kéo dài từ 20-30 ngày.
Đất sau khi thu hoạch xới tơi và bổ sung thêm đất Tribat phơi khô 2- 3 ngày sau đó lại trồng lứa mới.
6. Giá trị dinh dưỡng
Cây Đậu rồng có giá trị bổ dưỡng khá cao, gần như Đậu nành, đặc biệt là có nhiều vitamin E và A. Thành phần acid amin trong trái cây Đậu rồng có nhiều lysin (19,8%), methionin, cystin. Trái cây Đậu rồng chứa nhiều calcium hơn cả Đậu nành lẫn Đậu phộng. Tỷ lệ protein tương đối cao (41,9%) khiến cây Đậu rồng được Cơ quan lương nông thế giới (FAO) xếp vào loại cây lương thực rẻ tiền nhưng bổ dưỡng. Tuy nhiên cũng như tất cả các cây trong họ Đậu khác, Đậu rồng có chứa purin nên không thích hợp với những người bị thống phong (gout), mặt khác cũng dễ gây đầy bụng, nên cần phải luộc bỏ nước và nấu chín hột đậu trước khi ăn; những phụ nữ bị nhức nửa đầu (migraine), cũng nên tránh ăn vì trái cây Đậu rồng có thể gây kích khởi cơn nhức đầu.
7. Cách sử dụng
Toàn cây Đậu rồng đều có thể dùng làm thực phẩm: từ trái đậu non làm rau, hột, rễ củ, lá đến hoa. Lá và đọt non có vị ngọt như xà lách; hoa do có mật ngọt nên khi đảo nóng trên chảo cho vị gần như nấm. Hạt đậu non khi còn trong trái chưa chín có vị ngọt giống như pha trộn giữa Đậu Hà Lan và Măng tây, khi đậu già, cần phải nấu luộc bỏ nước trước khi ăn và có thể nướng hay rang như Đậu phộng (nhưng không nên ăn nhiều có thể bị đau bụng).
Hạt Đậu rồng khô có thể xay thành bột, dùng làm bánh mì. Hột có thể ép để lấy dầu ăn được, hay có thể để nảy mầm làm giá đậu.Ngay như rễ củ, khi còn non, xốp cũng có thể ăn thay khoai.
|
ĐU ĐỦ
1. Chọn đất:
Chọn chân ruộng đất thịt trung bình, thịt nặng, tưới tiêu thuận lợi. Đặc biệt phải tiêu thoát nhanh khi có mưa úng, kể cả úng cục bộ.
2. Ngâm ủ hạt giống:
Ngâm hạt trong nước ấm 3 sôi 2 lạnh trong 5 giờ, rồi tiến hành ủ hạt trong bao vải coton ẩm 4 - 5 ngày. Khi hạt nứt nanh nảy mầm đều thì mang gieo. Riêng với hạt giống đu đủ thuần (nông dân tự để giống) thì khi ngâm nước, phải loại bỏ hết hạt nổi, lọc lấy các hạt chìm trong nước, đem ủ và gieo ươm.
3. Làm bầu gieo cây giống:
Dùng túi nilon kích thước 8 x 5cm (có đục lỗ thoát nước). Lấy đất phù sa hoặc thịt nhẹ, làm nhỏ kỹ, trộn đều với phân chuồng hoai mục, tỷ lệ 3:1. Đóng đầy hồn hợp đất - phân vào túi. Ấn nhẹ hạt vào giữa túi bầu. Mỗi bầu gieo một hạt. Phủ ít đất mịn lên trên. Xếp các bầu cây vào khay. Để ở nơi thoáng mát, không mưa nắng và tưới giữ ẩm cho cây hàng ngày. Nếu sản xuất cây giống qui mô lớn, cần phải làm nhà có mái lưới che.
Khi cây có 2 - 4 lá thật thì 2 ngày tưới 1 lần và điều chỉnh giàn che để cây con có đủ ánh sáng thì cây con mới mọc thẳng, sinh trưởng tốt. Thường xuyên nhổ bỏ cỏ dại và phòng trừ sâu bệnh hại cho bầu cây giống.
Khi cây có 4 - 5 lá thật, cao 10 - 15cm có thể đưa ra ruộng trồng. Đu đủ Đài Loan cho năng suất cao và chất lượng quả rất tốt. Nhưng nếu là giống lai thì hạt ở quả không dùng làm giống cho vụ sau được.
4. Trồng và chăm sóc:
Thời vụ trồng: Vụ xuân trồng từ tháng 3 - 4. Vụ thu trồng tháng 9 - 10.
Mật độ trồng: Cây cách cây = 1,5 x 1,5m (120 cây/sào).
Hố trồng: Dài, rộng, sâu = 40 x 40 x 35cm.
Cách trồng: Dùng dao sắc rạch nhẹ gỡ bỏ vỏ nilon (không làm vỡ bầu). Đặt cho bầu và cây giống nằm ngang trên mặt đất xuôi theo hướng Đông - Tây. Vun đất quanh bầu. Nén chặt gốc và tưới đủ ẩm cho cây. Trồng xong dùng que cắm để nâng ngọn cây cho ngóc lên, sao cho thân gốc đu đủ luôn nghiêng một góc 45 độ so với mặt luống từ khi trồng cho đến suốt quá trình sinh trưởng của cây.
5. Bón phân:
Bón lót trước trồng mỗi hốc 0,5kg vôi bột + 5-7kg phân hữu cơ hoai mục + 0,5kg super lân + 0,2kg kali clorua.
Bón thúc (với cây 1 tháng tuổi): Định kỳ bón 7 ngày/lần, lượng bón 50gr NPK Đầu trâu 16-12-8-11+TE/gốc. Cây 1-3 tháng tuổi: 15-20 ngày/bón 1 lần, lượng bón: 70-100gr NPK Đầu trâu 16-12-8-11+TE/gốc. Cây 3-7 tháng tuổi: Mỗi tháng bón thúc 1 lần, lượng bón 100-150gr NPK Đầu trâu 12-12-17-9+TE kết hợp vét đất ở rãnh vun lên gốc.
Cách bón: Hòa tan phân trong nước lã, tưới cách xa gốc 20-30cm. Để đu đủ tăng trưởng nhanh, có thể phun thêm phân bón lá 3-4 tuần/lần.
Đu đủ sau trồng 2,5 tháng đã ra hoa, đậu quả, nhưng khi cây mang quả nặng cần cắm cọc chống đổ cây. Cắt bỏ lá già gần gốc. Khơi rãnh thoát nước. Nhổ bỏ cỏ dại. Cần hạn chế xới xáo để tránh làm tổn thương bộ rễ cây. Để hạn chế cỏ dại phát triển cần tủ gốc bằng rơm rạ, đồng thời còn có tác dụng giữ ẩm và chống rửa trôi dinh dưỡng.
6. Phòng trừ sâu bệnh:
Trong quá trình sinh trưởng, đu đủ thường bị một số sâu hại như rệp sáp, bọ nhảy, nhện đỏ. Khi mật độ sâu cao, có thể phun Decis 2,5 ND (nồng độ 0,1%), Trebon (1%) để diệt trừ. Để phòng bệnh virus xoăn ngọn cần áp dụng biện pháp phòng ngừa tổng hợp như: Sử dụng giống kháng bệnh. Bón cân đối NPK. Không nên trồng 2 vụ đu đủ liên tiếp trên cùng chân ruộng. Luân canh triệt để với cây trồng nước. Với các bệnh đốm vàng, phấn trắng, thán thư... Phòng trừ sớm khi bệnh mới phát sinh, sử dụng các thuốc Daconil, Topsin hay Zineb, Mancozeb để phun.
7. Thu hoạch:
Đu đủ sau trồng 7 tháng đã có thể thu quả làm rau xanh, 9 tháng cho thu quả chín ăn tươi. Nếu thu quả để ăn tươi, nên thu khi trên quả xuất hiện các vết đốm hoặc sọc vàng nhạt (chín sinh lý), sau thu vài ngày quả sẽ chín hoàn toàn, chất lượng sẽ ngon nhất. Nếu thu sớm hơn (quả chưa chín sinh lý) quả ăn sẽ nhạt, giảm giá trị thương mại.
Nguồn: Nnvn
13 TÁC DỤNG TUYỆT VỜI CỦA ĐU ĐỦ
- Lợi ích dinh dưỡng của đu đủ đến từ hàm lượng dinh dưỡng cao
- Hàm lượng dinh dưỡng chứa trong một chén đu đủ bao gồm:
2,5 g chất xơ
264 mg kali
88,3 mg vitamin C
54 ug folate
30 mg magiê
0,068 mg vitamin A
- Là nguồn giàu chất chống oxy hóa
- Chứa ít đường
- Cung cấp ít calorie
- Ngăn ngừa tình trạng thoái hóa điểm vàng mắt liên quan đến lão hóa
- Ngăn ngừa bệnh hen suyễn, lợi ích dinh dưỡng của đu đủ bạn cần biết
- Ngăn ngừa bệnh ung thư
- Tăng cường sức khỏe xương
- Cải thiện tình trạng bệnh tiểu đường
- Hỗ trợ hệ tiêu hóa
- Ngăn ngừa các bệnh tim mạch
- Cải thiện tình trạng viêm
- Hỗ trợ chữa lành vết thương ngoài da
|
HÀNH HƯƠNG
Việt Nam và một số nước trên thế giới hành hương là món rau gia vị không thể thiếu trong các món chiên, xào, nấu canh, nấu súp, hủ tiếu, phở, cháo thịt… Hành làm tăng độ thơm ngon và có tác dụng khữ tanh thực phẩm từ thịt, cá…
Hành hương có vị cay, mùi hăng nồng, tính ấm. Có tác dụng ôn ấm tỳ vị, tiêu đờm, giảm ho, làm ra mồ hôi (phát hãn), lợi tiểu, sát khuẩn, giải độc, tiêu viêm, chữa đau răng, chữa tê thấp, chữa cảm mạo, cảm hàn, nhức đầu, bí tiểu tiện, côn trùng cắn, ngộ độc chì...... Hành lá có tác dụng chống oxy hóa, giàu vitamin (A, B,C), khoáng chất (Sắt, canxi, photpho, kali, carotene,...) rất tốt cho cơ thể. Hành lá có lá màu xanh lá cây, chúng chứa một lượng chất xơ lành mạnh, hỗ trợ tốt cho hệ thống tiêu hóa, giảm nguy cơ bị ung thư ruột kết, giảm táo bón, trĩ, viêm ruột thừa, giảm nguy cơ đột quỵ tim, nguy cơ bị bệnh tiểu đường, giảm cholesterol, chống vi khuẩn, vi rus và nấm trong cơ thể
1. Giống trồng
Lượng giống: tùy chất lượng cây giống, thường cần khoảng 90-120 kg hành giống/ sào (500 m2).
Xử lý giống: để đảm bảo không còn sâu bệnh lây lan sang vụ tới, trước khi nhổ hành giống 1 – 2 ngày, tiến hành phun Regent 800WP hoặc Map-permethrins 50EC, nếu sâu nhiều có thể xử lý bằng Dylan, Vimatox, Scorpion,... theo nồng độ khuyến cáo.
2. Thời vụ
Hành lá có thể được trồng quanh năm, tuy nhiên năng suất mùa nắng cao hơn vào mùa mưa. Thời gian sinh trưởng 45-50 ngày. Trồng hành trong mùa nắng cần có đủ nước tưới, chú ý sâu xanh da láng, dòi (ruồi đục cọng hành); mùa mưa cây tăng trưởng kém và chú ý thoát nước tốt, phòng bệnh khô đầu lá.
3. Chuẩn bị đất
Yêu cầu: Hành có thể trồng được trên nhiều loại đất, tuy nhiên đất để trồng hành phải là đất cao, thoát nước tốt, đất cát pha, đất thịt nhẹ hoặc đất thịt trung bình có tầng canh tác dày 30 - 40cm, pH thích hợp 6,0 - 6,5. Nếu pH thấp hơn 5,0 thì cần bón thêm vôi và tro bếp
Đất trồng hành cần được phơi ải 7 - 10 ngày và đảo lớp mặt xuống dưới để thoáng khí cho cây trồng sinh trưởng tốt đồng thời hạn chế các sâu bệnh cư trú trong đất. Làm đất tơi nhỏ, sạch cỏ dại tàn dư cây trồng vụ trước.
Xử lý đất: Tiến hành xử lý đất bằng vôi bột 25 - 30kg vôi/500m2, 0,5 - 1,0 kg Vibasu (Marshall, Diaphos,...) hoặc Regent 3G/500 m2 và thuốc trừ bệnh Rovral, Vicarben,... nồng độ 0,1 - 0,2% phun trên mặt luống rồi dùng cuốc đảo đều để tiêu diệt nấm bệnh và vi khuẩn trước 3 ngày khi trồng.
Lên luống rộng 1 - 1,2m. Mùa mưa lên luống cao 30cm để chống rễ không bị úng, tránh bị lụt. Mùa khô lên luống cạn 15 - 20cm để giữ ẩm cho cây, khoảng cách giữa 2 luống là 25 - 30cm để thoát nước và đi lại chăm sóc.
4. Nhân giống hành
a) Nhân giống bằng hạt
Lượng giống 2 - 3g/m2.
Đất gieo hạt hành cần được phơi ải. Liếp gieo hành có thể rộng 1 - 1,2 m, cao khoảng 20 - 40 cm, đất phải được làm thuần thục, tơi nhỏ, sạch cỏ dại. Mùa nắng liếp gieo hạt có thể thấp khoảng 20 - 25 cm là đạt yêu cầu. Sau khi gieo hạt cần phủ một lớp đất mỏng để che hạt, đồng thời phủ một lớp trấu lên trên để giữ ẩm, chống xói đất khi tưới và hạn chế cỏ dại.
Khi cây hành cao 7- 10cm, đưa ra vườn nhân giống. Vườn nhân giống chuẩn bị đất, phân bón và trồng để nhân giống, cách làm giống vườn trồng đại trà
b) Nhân giống vô tính
Cây hành có thể nhân giống vô tính bằng cách tách chiết những tép hành từ bụi hành có nhiều tép.
Cây hành sau khi đưa ra vườn nhân giống, qua quá trình chăm bón, cây hành sẽ đẻ nhánh từ 2 - 4 tép, chiều cao mỗi tép từ 7 - 15cm, lúc này có thể đem làm giống để trồng đại trà.
c) Khoảng cách trồng
Gieo trồng: Trồng bằng cây gốc, chọn cây già, gốc to, không quá non mềm, lá cứng, có phấn trắng. Hành khi mua giống về đem trồng ngay, một luống có thể cấy 4-5 hàng tùy theo độ rộng của mặt luống
Khoảng cách hàng cách hàng: 15 - 20 cm. Khoảng cách cây cách cây: 10 - 15 cm. Mỗi hốc, 2 tép hành. Khoảng cách trồng còn tuỳ thuộc vào mùa vụ. Mùa nắng có thể trồng dày hơn mùa mưa.
Cần phải rải một lớp rơm mỏng lên mặt liếp trước khi trồng nhằm giữ ấm cho cây sau khi trồng, đặc biệt là mùa mưa. Nếu để giúp cây phát triển nhanh hơn thì dùng chày có đầu nhọn dọng lỗ với độ sâu 2 - 3cm rồi cấy hành lên.
5. Phân bón
Lượng phân bón cho 1 sào (500m2): 1.000 kg phân chuồng hoai mục hoặc phân hữu cơ vi sinh hoặc tro bếp ủ với nước phân chuồng, 12kg đạm urê, 25kg lân super, 5kg kali clorua.
Bón lót: 500kg phân chuồng, 25kg lân trộn đều với đất mặt khi lên luống hoặc bón theo rãnh, lấp một lớp đất mỏng, sau đó trồng cây con.
Bón thúc:
Lần 1: sau trồng 7 - 10 ngày, pha loãng 2kg đạm urê để tưới, nồng độ 0,5 - 1% (5-10g ure/1 lít nước).
Lần 2: sau lần 1 khoảng 10 ngày, pha loãng 2kg đạm urê để tưới nồng độ 0,5 - 1% (5-10g ure/1 lít nước).
Lần 3: sau lần 2 khoảng 10 ngày, bón theo rãnh giữa 2 hàng hành với lượng từ 6kg urê, 500kg phân chuồng, 3kg kali.
Lần 4: sau lần 3 khoảng 10 ngày, pha loãng 2kg urê, 2kg kali để tưới.
6. Chăm sóc, tưới nước
Chú ý làm cỏ kịp thời bằng tay để tránh sự cạnh tranh dinh dưỡng của cỏ với hành
Tưới đủ ẩm để cây sinh trưởng tốt, những ngày đầu nên tưới 2 - 3 lần/ngày, các ngày sau có thể tưới ngày một lần. Nếu nắng to nên che nắng trong 3 - 4 ngày đầu. Cây hành rất cần nước trong quá trình sinh trưởng cung cấp đủ nước, đặc biệt là trong mùa nắng cần phải chống nóng cho hành nên việc tưới nước có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm
Để tận dụng và tăng hiệu quả sử dụng đất, có thể trồng xen ngò rí, cải xanh hoặc cải ngọt quanh mép liếp.
7. Thu hoạch
Hành trồng được 45-60 ngày là có thể thu hoạch. Nhưng có thể thu hoạch sớm hơn hoặc muộn hơn vài ngày tùy theo thị trường và giá cả. Ngưng bón phân và phun thuốc bảo vệ thực vật trước khi thu hoạch 10 - 15 ngày. Thu vào buổi chiều, rửa sạch bằng nước giếng khoan hoặc nước giếng, để khô ráo qua đêm rồi sáng mai đóng gói và tiêu thụ.
http://www.husta.org/pho-bien-kien-thuc-khcn/ky-thuat-trong-hanh-la.html
|
HẸ
1. Chuẩn bị dụng cụ trồng, đất trồng và giống
a. Dụng cụ trồng
Bạn có thể tận dụng bao nion, bao xi măng, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng hẹ. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.
b. Đất trồng
Hẹ ưa phát triển ở đất tơi xốp, thoáng khí, màu mỡ, tốt nhất là đất thịt, thịt pha cát, đất phải chủ động được hệ thống tưới và tiêu nước tốt. Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 - 10 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.
c. Chọn giống
Hẹ có thể trồng bằng hạt hoặc thân. Hạt giống bạn có thể tìm mua ở các cửa hàng bán đồ nông sản. Hẹ trồng bằng thân bạn có thể xin giống về trồng.
2. Cách trồng
Trồng bằng thân: Chọn kỹ các nhánh củ khỏe, chuẩn bị đất trồng tơi xốp cho vào trong dụng cụ trồng. Trồng từng nhánh hẹ vào đất cách nhau 8 - 10cm, lấp đất vừa kín nhánh, dùng tay ấn đất cho chặt, sau đó phủ rơm rạ mục, tưới nước. Sau 5 - 7 ngày nhánh hẹ sẽ mọc mầm.
Trồng bằng hạt: Hạt cây hẹ trước khi gieo nên xử lý bằng cách ngâm vào nước ấm 35 - 37 độ C (hoặc pha nước theo tỉ lệ 2 sôi + 3 lạnh trong 4 - 5 giờ). Sau khi gieo rải nhẹ một lớp đất mặt, ủ một lớp rơm rạ mỏng lên trên, tưới đủ ẩm. Sau khi cây hẹ mọc 5 - 10 ngày nên bón thêm urê. Khi cây hẹ cao 10 - 15cm thì nhổ mang đi trồng.
3. Chăm sóc
Sau khi trồng hẹ được khoảng 7 - 10 ngày, tiến hành bón lót đợt 1 bằng phân hữu cơ, phân bò, phân trùn quế, phân dê, phân gà… Cứ khoảng 15 - 20 ngày thì bón đợt tiếp theo.
Trong quá trình chăm sóc nên chú ý nhổ tỉa cây mọc quá dày trồng dặm vào chỗ thưa.Thường xuyên xới xáo đất, vun nhẹ gốc và nhổ cỏ.
Thời gian đầu mới trồng, tưới nước mỗi ngày 3 lần, đến khi cây hẹ đã bén rễ và phát triển tốt thì chỉ cần tưới mỗi ngày 2 lần, tránh tưới vào buổi trưa.
Cây hẹ có khả năng tái sinh cao nên có thể cắt lá để dùng, chừa lại 2 - 3cm cách mặt đất, tưới phân thúc cây hẹ phát triển lá và củ.
Bạn có thể áp dụng lịch thu hoạch như sau:
Đợt 1: 55 - 60 ngày sau khi trồng.
Đợt 2: 30 - 35 ngày sau khi thu hoạch đợt 1.
Đợt 3, 4, 5, 6…: cách nhau 30 - 35 ngày.
|
RAU HÚNG
Húng cây thân thảo, mọc thấp. Cây cao nhất khoảng 40cm. Thân cây hình vuông màu hơi tím. Hứng cây có lá màu xanh, lá hơi nhăn, mọc đối nhau. Ở nách lá có những chồi non. Húng cây rất dễ sống bởi rễ rất phát triển. Thân rễ mọc ngầm dưới đất. Ở mỗi mắt lá cũng rất dễ mọc ra rễ non. Vì vậy người thường trồng húng cây bằng cách giâm cành.
Ứng dụng
Húng cây là một loại rau gia vị phổ biến. Người ta thường dùng húng cây để ăn sống cùng với các loại rau sống, gỏi cá, thịt chó, lòng lợn… Húng cây còn được ăn với cà sống chấm với mắm tôm.
Ngoài tác dụng làm gia vị, húng cây còn có tác dụng làm vị thuốc. Húng cây có thể trị cảm cúm, chữa ho, giảm ngạt mũi, hạn chế mùi tanh, mùi hôi. Người ta chữa các chứng này bằng cách lấy lá vò nát, xoa vào các chỗ hôi, chỗ mẩn ngứa.
1. Xử lý đất
Húng cây thích nghi rộng, có thể chịu ẩm cao trong nửa tháng. Tuy nhiên, nếu muốn cây cho năng suất cao thì phải chọn các loại đất tơi xốp, cao ráo, thoát nước tốt. Đất trồng không cần cao lắm, rộng khoảng 1 – 1,2 m.
Đất trồng húng phải cày bữa kỹ, bón lót 1,5-2 tấn phân chuồng, 10 – 15kg lân nung chảy, trên một diện tích đất khoảng 1000 m².
2. Trồng húng
Người ta thường trồng húng cây bằng phương pháp dâm cành (phương pháp vô tính) vì nên thân cây có rất nhiều mầm rễ. Chọn cành khỏe, cắt đoạn khoảng 10 – 15 cm, đặt cành vào rãnh đã cuốc sẵn rồi lấp khoảng 2/3 chiều dài của cành giâm (chừa 1/3 phía ngọn). Khoảng cách mỗi rãnh là 20 cm, khoảng cách mỗi cây trong rãnh khoảng 10 – 15 cm. Sau khi lấp đất phải lấy tay nén nhẹ (nếu chặt quá rễ sẽ lâu ra, nếu lỏng quá cành húng sẽ ít hút được chất. Sau đó phải tưới nước cho đủ độ ẩm để cây dễ ra rễ, đâm chồi, ra lá.
3. Chăm sóc
Sau khi giâm một tuần, cành húng bắt đầu phục hồi và phát triển hình thường. Lúc đó có thể tưới bằng urê, bánh dầu. Bón urê và bánh dầu sẽ giúp cây phát triển nhanh, đâm chồi và ra lá khỏe, cây cho năng suất cao. Tưới phân nên pha loãng sau đó tăng dần nồng độ, lúc đầu nên pha từ 300 – 500 gam urê để tưới cho 100 m² đất sau đó tăng dần. Để tránh làm cháy lá không nên tưới trực tiếp vào cây mà chỉ tưới quanh gốc. Sau khi thu hoạch lần đầu phải tiếp tục chăm sóc cẩn thận.
4. Thu hoạch húng cây
Một tháng sau khi trồng nếu được chăm sóc tốt thì húng cây sẽ thu hoạch được. Người ta thu hoạch húng bằng cách cắt sát gốc (chừa khoảng 3 – 5cm để cây có thể mọc chồi). Sau khi cắt lần 1 người ta tưới nước lã, sau 2 ngày thì hòa 1,5 – 2kg bánh đầu, 300 gam urê với nước rồi tưới cho 100m² đất. Khoảng hơn một tuần lại tưới đợt phân khác. Liên tục chăm sóc, tưới nước, tưới phân trong khoảng 15 – 20 ngày thì có thể thu hoạch lần 2. Mỗi lứa cây có thể thu khoảng 7 – 10 đợt hoặc dài hơn tuỳ vào loại đất và sự chăm sóc. Mỗi lần thu hoạch như vậy có thể thu được 40 – 50kg rau/100m² húng cây bán tươi. Nếu thấy năng suất lần thu hoạch sau chỉ bằng 70% lần trước thì có thể bỏ đi để trồng đợt khác.
Nguồn: https://caytrongvatnuoi.com/
|
KINH GIỚI
Theo Đông y, kinh giới có vị cay, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, lợi tiểu, chữa nóng sốt, cảm gió, dị ứng, sưng vú, mụn nhọt, chóng mặt, hoa mắt, nghẹt mũi, mắt đỏ, rôm sẩy, mẩn ngứa…
1. Chuẩn bị dụng cụ trồng và đất trồng
Dụng cụ trồng
Có thể tận dụng bao xi măng, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng cây kinh giới. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.
Đất trồng
Cây kinh giới ưa phát triển ở đất thị nhẹ và có độ pH từ 6,5 - 7. Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 - 10 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.
2. Chọn giống và trồng cây
Rau kinh giới thường được trồng bằng hạt. Hạt giống bạn có thể tìm mua ở các cửa hàng bán đồ nông sản hoặc siêu thị gần nhà.
Hạt Kinh giới có tỷ lệ này mầm cao do đó không cần ngâm ủ. Rải hạt rau lên mặt đất và phủ lại bằng lớp tro hoặc trấu mỏng. Sau đó tưới lại bằng vòi phun nhẹ.
Sau khi gieo hạt được khoảng 25-30 ngày thì tỉa cây con ra trồng với khoảng cách cây cách cây 30cm, hàng cách hàng 35cm. Nên trồng cây lúc trời khô ráo và chọn buổi chiều để trồng. Sau khi trồng cây xong, tưới nước thường xuyên để cây mau chóng bén rễ.
3. Chăm sóc
Vào mùa khô, tưới nước ngày 2 lần vào buổi sáng sớm và chiều mát. Khi tới mùa mưa, làm công tác thoát nước thật tốt để tránh tình trạng cây bị úng, thối.
Sau khi trồng cây kinh giới được khoảng 15 ngày thì tiến hành bón lót đợt 1 bằng phân hữu cơ, phân dê, phân bò, phân trùn quế… Cứ khoảng 20 ngày bón 1 đợt cho cây. Mỗi đợt bón phân kết hợp làm cỏ cho cây.
4. Thu hoạch
Sau khi trồng khoảng 35 - 40 ngày là có thể thu hoạch cây kinh giới. Bạn có thể hái ngọn dùng dần. Muốn cây sống bền, khi cây ra hoa nên lấy kéo cắt hết hoa đi để cây phát triển cành lá. Sau mỗi lần thu hoạch bạn cần bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho cây.
NGUỒN: http://khoahocphattrien.vn
|
KHỔ QUA
1. Thời vụ
Mướp đắng có thể trồng quanh năm. Tốt nhất là vụ Đông xuân (tháng 10 đến tháng 1 năm sau), vụ hè thu năng suất cao nhưng thuờng bị ruồi đục trái phá hại.
Giống: Lượng hạt giống: 0,5 kg/1.000m2
2. Chuẩn bị đất và bón phân lót
Mướp đắng trồng được trên nhiều loại đất khác nhau nhưng kết cấu đất phải tơi xốp, thoáng khí, sạch cỏ, tốt nhất là loại đất thịt pha cát.
Đất được cày xới lượm sạch cỏ, phơi đất 15 – 20 ngày trước khi trồng
Lên liếp rộng 0,6-0,8m, tưới nước nhiều cho có ẩm độ trong đất, tiến hành căn màng phủ theo chiều dài của luống, kéo bìa màng phủ xuống sát mép rãnh để khống chế cỏ mọc, lấy tre làm thành chiếc đủa ghim màng phủ lại, tránh gió bay. Đục lổ để gieo hạt, mỗi lổ cách nhau 0,55m.
Bón lót vôi 80-100 kg/1.000m2
Bón lót: phân chuồng hoai 2 – 3 tấn + 15 kg Super Lân + 15 kg Kali + 10 kg Urê, số phân này bỏ giữa tim hàng theo chiều dài ruộng, tim hàng này cách tim hàng kia là 1,2m.
3. Chuẩn bị hạt và gieo hạt
Hạt phải xử lý nước ấm 2 sôi 3 lạnh ngâm trong vòng 5-6 giờ sau đó vớt ra đem ủ vào khăn ẩm, sau 24 giờ đem rửa sạch hết lớp nhờn ngoài vỏ hạt, rồi đem ủ lại đến khi hạt nứt nanh thì đem gieo (Chú ý: Đừng để khăn ủ quá ẩm sẽ làm hư hạt và đừng để rễ mọc dài khi đem gieo rễ dễ bị gãy).
Hạt gieo trực tiếp vào đất sâu 0,2cm, đặt hạt đứng cho đầu nứt nanh xuống dưới, gieo xong phủ 1lớp rơm mỏng hoặc lớp tro hoai hay phân chuồng hoai, để che phủ hạt. 7 ngày sau gieo tiến hành tỉa bỏ bớt những cây sinh trưởng kém chỉ để lại 1 cây khoẻ mập.
Trồng dự trù một số trong bầu đất, để trồng dậm những cây không lên, bị sâu bệnh phá hại4
4. Phân bón
Phân Urê 20 kg + 5 kg DAP dùng bón thúc cứ 7 ngày bón 1 lần
Dùng cây dài có đường kính 1,5Cm đục lỗ sâu 0,3Cm về phía trà le, cách cây khổ qua 15Cm, bỏ phân vào lỗ, 1 muỗng canh phân Urê. Lần 3 đục lỗ giữa 2 cây khổ qua trên mặt luống bón 1 muỗng canh DAP vào lỗ.
Nếu thấy cây phát triển chậm có thể xịt thêm phân bón lá vi sinh kích thích ra hoa đậu trái theo sự hướng dẫn ghi bao bì..
Có thể sử dụng các sản phẩm phân bón lá theo quy trình sau:
Khi cây có 3 – 4 lá thật phun HVP 401.N. 7 ngày phun lập lại 1 lần giúp cây phát triển tốt thân, lá và rễ, đến trước khi cây bắt đầu ra hoa rộ thì ngưng phun.
Khi thấy cây chuẩn bị ra hoa rộ phun HVP Auxin Qrganic 2 lần cách nhau 7 ngày/1 lần, như vậy sẽ giúp cây đậu nhiều trái. Sau đó tiếp tục sử dụng HVP 401.N, 7 ngày phun lập lại 1 lần để giúp trái to, màu sắc đẹp.
5. Chăm sóc
Nước tưới: Cần cung cấp đủ nước cho cây sinh trưởng, phát triển, nhất là giai đoạn cây ra hoa kết quả, tránh để ruộng quá khô hạn hoặc ngập úng. Đặc biệt chú ý việc thoát nước trong ruộng trong mùa mưa.
Làm sạch cỏ dại và tỉa bỏ những lá bị sâu bệnh, nhánh gốc cho ruộng được thông thoáng.
6. Cắm trà và giăng dây làm giàn
Trà le: Khi cây có 3-4 lá nhám thì cấm trà, mỗi cây mướp đắng cắm 1 cây trà (dài 2,2-2,5m ), cần 2.500 cây trà/1.000m2. Số cây mướp đắng có từ 1.500-1.600 cây, số trà còn lại dùng làm trà ngang và trà chống đở.
Giăng dây: Cây mướp đắng khi có dòi rất mau lớn, cho leo càng cao thì càng nhiều trái. Nên đầu tư lưới thưa bằng dây gân phủ hết cả giàn trên và giàn ngang, đầu tư cao nhưng giảm công giăng dây, bắm ngọn, lưới này sử dụng được nhiều vụ.
7. Sâu Bệnh
- Nhện đỏ: Phun thuốc Cofidor 100Sl, liều lượng 20ml/bình 17 lít
- Sâu xanh da láng: Khi cây còn nhỏ phun Lanat, cây lớn phun Padan, Regent
- Bọ rùa vàng: Phun thuốc Hopsan 50EC, Sherpa, Polytrin . . .
- Bệnh lở cổ rể phun thuốc Monceren 25WP liều lượng 50g/bình 17 lít hoặc Rovral 50WP liều lượng 50g/bình 17 lít, Ridomil MZWP.
- Bệnh chết cây con: Phun thuốc Monceren, Rovral, Ridomil . . .
- Bệnh chết cây: Xuất hiện trong quá trình sinh trưởng của cây, bệnh làm cho mép lá bị héo, lá gốc vàng, nếu không dùng thuốc xịt vào gốc thì cây héo từ từ rồi chết, nên dùng Derosal, Rovral, Ridomil . . .
- Bệnh đốm lá: Xuất hiện khi cây thu họach 1,2 lứa, có trên các lá già, vết bệnh có đường tròn đồng tâm, nếu xuất hiện nhiều đốm làm cho lá biến vàng, dùng Aliette, Rovral, Ridomil . . .
8. Thu Hoạch
Sau khi gieo được 36-38 ngày thì bắt đầu thu hoạch, cứ cách 1 ngày thu họach 1 lần, thời gian thu hoạch kéo dài 2 tháng, mỗi cây cho 3-4 Kg. Năng suất đạt 2-4tấn/1.000m2.
*** Những món ăn làm từ mướp đắng như mướp đắng xào trứng, mướp đắng nhồi thịt… không những có hương vị hấp dẫn mà nó còn mang lại rất nhiều lợi ích về sức khỏe
- Tốt cho người mắc tiểu đường
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng mướp đắng làm giảm lượng đường trong máu thông qua tác dụng làm tăng quá trình chuyển hóa glucose. Uống mỗi ly nước mướp đắng mỗi ngày có thể giúp bạn nhận được đầy đủ những lợi ích của loại quả này. Bạn nên ngưng sử dụng nếu xuất hiện triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, hoặc sốt. Tuy nhiên bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thay đổi chế độ ăn uống cũng như kiểm tra lượng đường máu thường xuyên và điều chỉnh thuốc khi cần thiết.
- Sỏi thận
Sỏi thận có thể gây ra những cơn đau dữ dội cho bạn. Mướp đắng có thể phá vỡ viên sỏi và giúp cơ thể đào thải qua đường nước tiểu, bởi nó làm giảm nồng độ acid trong nước tiểu, giảm đau do sỏi thận. Bạn có thể sử dụng một ly trà mướp đắng, rất hữu dụng mà lại không cần bỏ thêm đường.
- Giảm Cholesterol
Bạn có thể giảm lượng cholesterol trong máu bằng cách sử dụng mướp đắng. Cholesterol máu cao cần được chẩn đoán thông qua xét nghiệm máu. Giảm cholesterol cũng đồng nghĩa với việc làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
- Tốt cho người bị Ung thư Tụy
Mướp đắng đã được chứng minh để làm gián đoạn sản xuất glucose, có khả năng ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư tuyến tụy. Bên cạnh đó, nó cũng có thể bỏ đói các tế bào ung thư gan, đại tràng, vú và tiền liệt tuyến.
- Da
Những món ăn và đồ uống làm từ mướp đắng mang lại rất nhiều lợi ích cho da. Nó là một tinh chất tự nhiên, nhẹ nhàng cho da, giúp điều trị mụn trứng cá, vảy nến và eczema, mang lại cho bạn một làn da tươi sáng.
- Giảm cân
Cũng giống như hầu hết các loại rau củ khác, mướp đắng chứa rất ít năng lượng. Vì vậy, bạn có thể duy trì cân nặng hoặc giảm cân bằng cách sử dụng mướp đắng.
- Bổ gan
Thường xuyên ăn các thực phẩm bổ gan sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Mướp đắng giúp tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa, cải thiện chức năng của túi mật, và làm giảm ứ dịch; do đó nó rất hữu ích cho những người bị xơ gan, viêm gan, táo bón.
- Tiêu hóa tinh bột
Đây là một lợi ích rất quan trong đối với những người bị tiểu đường. Trong cơ thể, tinh bột sẽ được chuyển thành đường và mướp đắng giúp chuyển hóa đường. Tăng tốc độ chuyển hóa tinh bột sẽ khiến cơ thể giảm dự trữ chất béo, giúp duy trì cân nặng lành mạnh hoặc giảm cân.
- Giàu Vitamin K
Vitamin K đóng vai trò trong sức khỏe của xương, quá trình đông máu và kháng viêm. Mướp đắng cung cấp đủ cho cơ thể nhu cầu vitamin K hàng ngày. Bên cạnh đó, nó còn là một nguồn thực phẩm rất nhiều chất xơ.
- Tăng cường miễn dịch
Mướp đắng là một phương pháp tự nhiên giúp bạn ngăn ngừa cảm lạnh, giảm nguy cơ dị ứng thức ăn, nhiễm nấm và cũng rất hiệu quả trong chứng trào ngược dạ dày – thực quản và chứng khó tiêu.
Nguồn: http://kythuatnuoitrong.edu.vn
|
MĂNG TÂY
Măng tây tên khoa học là Asparagus, thuộc dạng cây trồng lâu năm, dạng bụi, được con người sử dụng phần chồi non làm rau xanh. Đây là loại rau ăn có giá trị dinh dưỡng cao, trong thành phần của nó có chứa nhiều loại dinh dưỡng (đạm, chất sơ, chất béo…), vitamin (A, B, C, E, K,...), khoáng chất cần thiết cho cơ thể (sắt, mangan, magie, phốt pho,...) với hàm lượng cao. Sản phẩm măng tây có thể sử dụng để ăn tươi (làm salas, luộc, xào, hấp, ...), có thể bảo quản để ăn lâu dài (đóng hộp, muối chua, ...) hoặc cũng có thể dùng để chiết xuất các hợp chất hóa học quan trọng dùng trong công nghệ dược phẩm.
Chu kỳ sống của cây măng tây kéo dài đến hơn 15 năm, thời gian cho thu hoạch sản phẩm tốt nhất trong vòng 7-8 năm và mỗi năm cây măng tây có thể cho thu hoạch khoảng 3-4 lứa, mỗi lứa kéo dài từ 2-3 tháng. Không chỉ vậy, măng tây thuộc nhóm thân thảo, ưa sáng, sinh trưởng tốt nhất ở nhiệt độ 25-30 độ C, thích hợp trồng trên các chân đất nhẹ, có độ mùn cao.
1. Đất trồng
Đất trồng măng tây tốt nhất là đất thịt nhẹ, tơi xốp, giàu chất hữu cơ, đất phù sa mới, bồi ven sông, đất cát pha, có tầng canh tác dày 40-50cm; pH=6,5-7,5; mực nước ngầm phải sâu >1m; Tầng canh tác dày >100-150cm; thế đất cao ráo, thoát nước tốt, đất bằng phẳng không triền dốc quá 10%, không bị ngập úng, không nhiễm phèn, nhiễm mặn. Hàm lượng các kim loại nặng không vượt quá giới hạn cho phép quy định tại quy chuẩn QCVN 03-MT:2015/BTNMT.
2. Giống và cây con giống:
Giống:
Lựa chọn các giống măng tây phù hợp với vùng sinh thái, có tiềm năng năng suất cao, khả năng chống chịu tốt và đáp ứng được yêu cầu thị trường.
Hạt giống có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng có chất lượng đạt tiêu chuẩn cấp xác nhận (đối với hạt giống thuần) và cấp F1 (đối với hạt giống lai) theo quy định đối với hạt giống rau hiện hành.
3. Kỹ thuật sản xuất cây giống
Ươm cây giống trực tiếp trên đất:
Chọn đất nơi cao ráo, chủ động tưới tiêu, lên luống rộng 12 m2, dải một lớp giá thể tơi xốp dầy 30 cm. Giá thể làm vườn ươm được trộn theo tỷ lệ 1/4 đất + 1/4 phân chuồng + 1/4 cát sạch + 1/4 trấu hun. Nên dùng vòm che thấp hoặc làm trong nhà lưới, nhà kính.
Lượng hạt giống cho 1.000 m2 vườn ươm là 0,5 - 0,7 kg hạt giống.
Xử lý hạt giống trước khi đem gieo: Phơi trong nắng nhẹ khoảng 2h, rửa sạch, ngâm trong nước ấm khoảng 45-50 độ C trong vòng 12-14 giờ, vớt ra, rửa sạch và đem ủ hạt trong cát ẩm (đã được làm sạch và khử trùng), để trong điều kiện 24-25 độ C đến khi nhú nhầm rễ dài 0,5-1 mm thì đem đi reo. Dùng vật nhỏ kéo từng rãnh dài trên mặt luống cho chiều sâu khoảng 1,5cm. Đặt hạt vào rãnh với khoảng cách cây-cây: 15cm, các rãnh cách nhau 10cm. Lấp đất bằng mặt luống.
Ươm giống trong bầu nilon: chọn giá thể, xử lý và ngâm ủ tương tự như với gieo trực tiếp vào đất. Tuy nhiên, ươm bằng túi bầu thì giá thể được đựng trong các túi bầu có đục lỗ với các kích thước khác nhau tùy theo thời gian ươm bầu (thời gian ươm 6 tuần: sử dụng túi có kích thước 8x12 cm, thời gian ươm 8 tuần sử dụng túi bầu có kích thước 10 x 15 cm, thời gian ươm bầu 12 tuần sử dụng túi bầu có kích thước 15 x 20 cm).
4. Kỹ thuật chăm sóc cây giống:
Tưới nước: sử dụng nước sạch tưới cho cây giống. Thường xuyên giữ ẩm cho cây.
Trước khi xuất vườn 3-4 ngày thì ngừng tưới nước. Với cây gieo trực tiếp thì trước khi nhổ 3-4 giờ thi tưới ẩm để không làm tổn thương bộ rễ của cây.
Định kỳ bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng cách hòa loãng phân tổng hợp NPK 16.16.8 với nồng độ 0.5% (50 g/10 lít nước) để tưới.
Nên nhổ cây xuất vườn vào sáng sớm hoặc chiều mát, cần nhổ cây nhẹ nhàng tránh dập nát.
Tiêu chuẩn cây con khi xuất vườn: cây khỏe mạnh, cao từ 50-70 cm, có 3-5 nhánh thân, có >10 rễ thật; tuổi cây con khi xuất vườn lừ 60-90 ngày tuổi tuỳ thuộc vào giống, điều kiện ươm và chăm sóc bầu cây con.
5. Thời vụ:
- Thời vụ ươm giống: Tiến hành trước khi trồng từ 8-12 tuần.
- Thông thường việc ươm giống, trồng măng tây thường tiến hành vào hai thời vụ chính:
Vụ thu đông: gieo hạt vào cuối tháng 8 đến dầu tháng 9 để trồng vào tháng 2, tháng 3 năm sau.
Vụ xuân hè: gieo hạt vào cuối tháng 2- tháng 4 để trồng từ tháng 4 đến tháng 6 dương lịch.
6. Kỹ thuật trồng
Làm đất:
Trước khi trồng, phải cày sâu 20 - 25cm, cày hai lần cách nhau khoảng 10 ngày. Tuỳ theo chất đất.
Đất lên luống rộng 100cm x cao 20cm, rãnh 20 cm.
Bón 1.200 - 1.500 kg vôi bột/ha. Bón lót 30 tấn phân chuồng hoai mục + 300kg NPK 16.16.8.
Trồng cây:
Trồng hàng đơn: hàng cách hàng l,2m; cây cách cây: 60-70 cm.
Mật độ cây/ha: 13.000-15.000
Cách trồng: Ở giữa mặt luống đất trồng đã chuẩn bị sẵn, tiến hành cuốc đất thành một rãnh dài hố trồng rộng 50cm x sâu 25cm, rồi đào trộn đều đất với phân hữu cơ bón lót trong hố. Cẩn thận rạch bỏ bao nilon bầu giống, giữ nguyên bầu giá thể cây con đặt ngay ngắn vào hố trồng, mặt bầu ngang với mặt đất trồng.
Sau khi trồng cây xong, cần lấy đất 2 bên mép luống đất trồng để phủ một lớp đất mặt dày khoảng 8-10cm cho những gốc cây đã trồng, kết hợp tạo mặt luống đất trồng dốc nghiêng về hai bên mép luống để thoát nước, rồi tiến hành tưới nước hàng ngày bằng phương pháp tưới nhỏ giọt để giữ ẩm, hạn chế cỏ dại phát triển.
7. Phân bón và chất phụ gia:
Chỉ sử dụng các loại phân bón và chất phụ gia trong danh mục phân bón được phép sản suất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam; ưu tiên lựa chọn các loại phân hữu cơ đã qua xử lý, phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh. Tuyệt đối không sử dụng các loại phân bón có nguy cơ ô nhiễm cao như phân bắc, phân chuồng tươi, nước giải, rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp chưa qua xử lý và kiểm tra chất lượng theo quy định.
Lượng phân bón và phương pháp bón (tính cho 01 ha)
Bón thúc giai đoạn tạo cây: + 15 ngày bón phân 1 lần
+ Lượng phân bón sử dụng: 100 kg phân NPK 16.16.8
Bón thúc giai đoạn dưỡng cây mẹ thay thế
Lần 1: tiến hành sau khi tạm ngưng thu hoạch lứa măng tơ 15 ngày, lượng bón: 400 kg NPK 16.16.8.
Lần 2: tiến hành sau lần 1 khoảng 20 ngày, lượng bón: 12 tấn phân chuồng hoai mục + 400 kg NPK 16.16.8.
Bón thúc trong chu kỳ thu hoạch: cần bón thúc đều đặn 20 ngày 1 lần, lượng phân sử dụng là 200 kg NPK 16.16. 8.
8. Chăm sóc
Tưới và thoát nước cho măng tây:
Có thể sử dụng các nguồn nước mặt tự nhiên hoặc nguồn nước ngầm để tưới cho măng tây nhưng nước tưới phải đảm bảo các tiêu chí:
+ Phải định kỳ kiểm tra 1 lần/năm.
+ Việc lấy mẫu nước tưới, kiểm tra chất lượng phải do người, cơ quan được công nhận, chỉ định thực hiện.
+ Nước tưới phải đảm bảo chỉ tiêu dư lượng kim loại nặnng và hàm lượng vi sinh vật ở ngưỡng cho phép tại quy chuẩn QCVN 08-MT:2016/BTNMT.
Có thể sử dụng phương pháp tưới rãnh, tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt. Tuy nhiên, tốt nhất nên sử dụng phương pháp tưới nhỏ giọt để tiết kiệm nước tưới, hạn chế dịch hại và tăng năng suất, chất lượng của măng tây.
Tốt nhất nên tưới vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối mát. Trong thời gian thu hoạch măng thì tốt nhất nên tưới vào buổi sáng sớm sau khi thu hoạch măng, không nên tưới vào buổi chiều để tránh ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của măng.
Thoát nước: trong trường hợp mưa kéo dài liên tục thì phải dùng bơm để thoát nước ra ngay tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ rễ măng.
- Làm cỏ cho măng tây:
- Làm giàn đỡ cây
Nguyên liệu làm:
Cọc căng dây: có thể sử dụng cọc tre, cọc bê tông, cọc sắt hộp. Tùy loại cọc mà chiều cao của cọc có thể dao dộng từ 1,2 - 2m, khoảng cách chôn cột là từ 5 -10 m.
Dây đỡ cây: có thể sử dụng các loại dây khác nhau như dây cước, dây nilon, dây cáp điện thoại, dây cáp thép bọc vỏ nhựa... Tốt nhất nên căng 2 tầng dây đỡ, tầng 1 cách mặt đất 70 - 80 cm, tầng hai cách tầng một 30 - 40 cm.
Cắt tỉa cành nhánh: thường xuyên tỉa bỏ những cây ốm yếu, bị sâu bệnh chậm phát triển, cây đổ ngã, cây nhỏ, cây già để tránh cạnh tranh dinh dưỡng, chỉ để lại 4-6 cây mẹ to khỏe/1 bụi. Khi ruộng măng bắt đầu cho thu hoạch cần cắt bớt ngọn cây chỉ giữ lại chiều cao từ l-l,2m tỉa bỏ bớt lá gốc ở khoảng cách 30 - 40 cm cho dễ thu hoạch măng.
8. Thu hoạch, sơ chế và bảo quản
Thu hoạch:
- Thời gian thu hoạch: thu hoạch lứa đầu sau trồng khoảng 4-5 tháng. Hàng ngày thu măng vào buổi sáng trước 8h sáng (mùa đông) và trước 7 giờ sáng (mùa hè).
- Phương pháp thu hoạch: thu hoạch bằng tay, nắm sát gốc cây măng nghiêng 30 độ xoay và giật nhẹ. Có thể dùng kéo cắt chồi măng, sát phần thân ngầm dưới đất nhưng phải chú ý để hạn chế ảnh hưởng đến các chồi khác.
Lưu ý: Chỉ thu hoạch lứa măng tơ trong vòng 1 tháng (phải thu hết kể cả cây không đạt chất lượng). Những lứa sau chu kỳ thu hoạch kéo dài 2,5-3 tháng, thu măng hàng ngày. Khi thấy đường kính thân măng nhỏ<5mm, cây mẹ già có dấu hiệu vàng úa thì ngưng thu hoạch tiến hành trẻ hóa vườn măng.
Sơ chế: măng sau khi thu về cần rửa sạch đất cát nhưng không được để ướt đầu măng, xếp ngọn bằng nhau, cắt gốc theo tiêu chuẩn phân loại:
Loại 1: dài 19 - 23cm, đường kính thân ≥ 8mm
Loại 2: dài 19 - 23cm, 8mm ≥ đường kính thân ≥ 5 mm.
Sau khi phân loại, bó thành từng bó nhỏ có khối lượng từ 0,5 - 1,0 kg/bó tùy theo nhu cầu khách hàng, bao bọc kín bằng màng bọc thực phẩm rồi xếp gọn vào ngăn mát tủ lạnh hoặc để trong kho lạnh. Nếu có thể đóng thành từng túi nhỏ, hút hết không khí rồi hàn kín có thể bảo quản lâu hơn.
Bảo quản: tốt nhất là bảo quản lạnh để tránh mất nước, khi măng bị mất nước chất lượng và mẫu mã sẽ giảm sút.
Nguồn: https://sokhcn.vinhphuc.gov.vn
|
MỒNG TƠI
1. Thời vụ
Chủ yếu trong vụ xuân (tháng 2 – 5) và thu hoạch suốt vụ hè thu (5 -9).
2. Chuẩn bị giống
Gieo xong phủ lên trên một lớp rơm mỏng để giúp tạo ẩm độ cho hạt nhanh nẩy mầm và không bị mất, trôi hạt. Tưới nước để giữ ẩm độ, một tuần sau là hạt nẩy mầm.
3. Kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc
Mồng tơi là cây dễ trồng, hạt có sức nảy mầm tốt. Có thể làm đất lên luống trồng theo hàng, gieo vãi hoặc hoặc chọc lỗ gieo hạt. Cây con cũng có thể tỉa cấy khi có 2 -3 lá thật. khoảng cách các cây nên khoảng 20 – 25cm.
Mồng tơi là cây dễ tính, thích hợp với phân chuồng hoai mục. Tùy tình hình sinh trưởng của cây mà có lượng phân bón cho phù hợp. Lượng bón có thể từ 1 – 2 xẻng/m2 sau mỗi lần thu hoạch.
4. Phòng trừ sâu bệnh
Mồng tơi ít bị sâu bệnh. Bệnh thường gặp là đốm mắt cua (trên lá xuất hiện vết đốm tròn viền màu nâu đỏ). Bệnh này không gây hại nhiều nên khi trồng quy mô hộ gia đình không cần tác động biện pháp hóa học. Trong quá trình trồng thường xuyên kiểm tra nếu thấy sâu thì bắt bằng phương pháp thủ công, phát hiện bệnh (cây bị thối nhũn) thì nhổ bỏ cây bệnh.
5. Thu hoạch
Người dân địa phương thường có thói quen để mồng tơi mọc tự nhiên, cho leo lên bờ rào và thu hoạch bằng cách hái lá sử dụng cho bữa ăn hàng ngày. Cách thu hoạch này thường mất thêm thời gian, năng suất thấp và chất lượng hạn chế do mồng tơi tiêu hao nhiều dinh dưỡng cho việc leo dàn.
Với cách trồng và thu hoạch mới sau đây có thể giúp anh/chị thu hoạch được năng suất và chất lượng rau tốt hơn bằng cách:
- Gieo rau thành luống như trình bày ở trên. Sau trồng khoảng 40 ngày thì thu hoạch, dùng dao sắc cắt gốc cách mặt đất 5-10cm.
- Từ đó trở đi khoảng 12-15 ngày lại thu được một lứa.
Những công dụng tuyệt vời của mồng tơi
Trị bệnh trĩ: Nếu bạn bị trĩ nhẹ thì có thể sử dụng mồng tơi như sau: lấy một nắm lá mồng tơi rửa sạch, giã nát nhuyễn cùng vài hạt muối đắp vào chỗ trĩ sưng, đồng thời nấu canh mồng tơi ăn với cá diếc (ăn cả nước và cái).
Tăng sữa cho sản phụ sau sinh: Phụ nữ sau khi sinh ít sữa, ăn rau mồng tơi sẽ nhiều sữa hơn. Trong rau mồng tơi có các vitamin A3, B3, chất saponin, chất nhầy và chất sắt nên tốt cho thai phụ…
Trị núm vú sưng: Dùng rau mồng tơi giã nát đắp chữa vú sưng, nứt, giải độc.
Thanh nhiệt, giải độc, chữa táo bón: Lấy một nắm lá mồng tơi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt pha thêm một ít nước đun sôi để nguội uống một lần. Sau vài lần uống sẽ đại tiện dễ.
Trị vết thương, trị đau nhức xương khớp: Nước cốt từ rau mùng tơi có thể làm mau lành vết bỏng; hầm mùng tơi với chân giò thêm chút rượu để ăn hàng ngày sẽ giúp trị đau nhức xương khớp.
Chữa yếu sinh lý nam giới: Rau mồng tơi, rau ngót, rau má, bộ lòng gà hay vịt, nấu canh ăn nóng sẽ giúp trị chứng yếu sinh lý ở nam giới hiệu quả.
Giúp da tươi nhuận, hồng hào: Lá mồng tơi còn có tác dụng dưỡng da. Ăn rau mồng tơi giúp lưu thông khí huyết, nhuận tràng, giúp da dẻ mịn màng, tươi trẻ. Hoặc để dưỡng da, làm mịn nếp nhăn ở mặt, chống thô ráp có thể lấy vài lá mồng tơi non giã lấy nước cốt, cho vài hạt muối, thoa đều lên mặt vài lần trước khi đi ngủ.
Chữa khí hư, suy nhược: Gà ác 1 con, lá mồng tơi 1 nắm, đậu đen 1 nắm, ninh nhừ ăn nóng cả nước và cái. Tuần ăn 1- 2 lần. Khi thấy có kết quả, cho thêm một nắm đậu nành, 2 nắm lạc. Người bị đau dạ dày, ợ chua ăn cũng tốt.
Giảm chất béo, cholesterol: Chất nhầy của rau mồng tơi có tác dụng hấp thu cholesterol, cholesterol nội sinh và ngoại sinh đều bị giữ lại trong ruột. Vì cholesterol bị khóa hoạt tính nên chất béo trong thực phẩm không ngấm được qua màng ruột, cholesterol sẽ bị thải ra ngoài qua phân. Do đó, ăn rau mồng tơi giúp thải chất béo, tốt cho người có mỡ và đường trong máu cao.
Trị hơi thở nóng khó chịu: Nếu bị chứng mũi thở phì phò ra hơi nóng rất khó chịu thì nấu canh rau mồng tơi thái nhỏ cùng cua đồng giã nát lọc bã ăn vào các buổi trưa.
Chữa chảy máu cam: Mồng tơi tươi giã nát rồi lấy bông thấm vào nước cốt nhét vào lỗ mũi bên chảy máu, máu sẽ cầm ngay.
Trị đầy bụng: Rau mồng tơi 50g, rau đay 50g, khoai sọ 1 củ (bóc vỏ thái nhỏ) nấu canh ăn vài ba ngày. Hoặc dùng 4 loại rau sau đây với lượng bằng nhau nấu canh: mồng tơi, đay, rau khoai, rau má.
Chữa đinh nhọt: Lá rau mồng tơi tươi, giã nát, đắp vào chỗ bị bệnh, ngày thay 2 - 3 lần.
Trị chứng đi tiểu nóng buốt: Lấy lá mồng tơi cho vào cối sạch giã nát, vắt lấy nước cốt pha thêm một ít nước đun sôi để nguội và vài hạt muối rồi uống lúc sáng. Bã dùng để đắp vào bụng dưới (chỗ bàng quang).
NGUỒN: Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật Sổ tay vườn rau dinh dưỡng - TRUNG TÂM SINH THÁI NÔNG NGHIỆP HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
|
MƯỚP
1. Thời vụ:
Gieo từ tháng 2 đến tháng 6 hằng năm.
Khi cây có 2 – 3 lá thật thì đem trồng.
2. Làm đất, bón lót và gieo hạt:
Đất được cày, bừa kỹ và lên luống. Luống rộng 2,5m.
Bón lót (cho 1 ha): 20 tấn phân chuồng, 120 kg lân, 30 kg kali.
Gieo hạt: Rạch hàng, mỗi luống rạch 1 hàng, đào hốc để gieo hạt, mỗi hốc 2 - 3 hạt, mỗi hốc cách nhau 30 cm. Khi cây có lá thật, tỉa bớt chừa lại 2 cây.
3. Chăm sóc:
2 tháng sau khi gieo hạt tiến hành vun xới lại đất kết hợp với tỉa cây.
Lượng phân bón thúc cho mướp/ha. (Lưu ý: cây xấu thì mới bón phân). NPK 300kg, Urê 200kg, Kali 30kg.
Thời gian bón: chia đều lượng phân cho nhiều lần bón.
Khi cây được 20 ngày thì bón thúc bằng nước phân pha loãng.
Sau đó 20 ngày lại bón thúc lại (lúc cây có hoa).
Chăm sóc:
Tưới nước: Để hạn chế sự bốc thoát hơi nước và cỏ dại nên sử dụng màng phủ nông nghiệp. Tưới nước 1 lần/ngày.
Khi cây cao 20 cm phải cắm mỗi hốc 1 cây để mướp leo lên giàn.
Làm giàn: Khi cây bắt đầu xuất hiện 3 lá thật thì làm giàn cho dây mướp leo. Cũng có thể làm giàn trước khi cây có tua. Làm giàn mái bằng. Mái giàn làm bằng dây thép lớn để đỡ quả. Khi cây có quả phải nương quả, thả thõng quả xuống giàn cho quả thẳng, đẹp.
Sửa dây: Khi dây leo lên giàn, cần sửa dây phân bố đều, tỉa bỏ nhánh nhỏ, sâu bệnh giúp giàn thông thoáng, giảm sâu bệnh hại. Khi mướp đã lên giàn thì tỉa bỏ hết lá chân.
4. Phòng trừ sâu bệnh:
Bọ xít mướp là loài sâu hại rất phổ biến trên mướp. Bọ xít trưởng thành có thân hình tam giác, dài khoảng 17-18mm, màu nâu sẫm, mặt lưng phần bụng màu đỏ da cam, có vòi miệng dài để chích hút. Bọ xít mướp gây hại trên các cây họ bầu bí nhưng nhiều nhất là trên cây mướp. Đây là loại côn trùng đa ký chủ và có đời sống rất dài so với các côn trùng khác. Trưởng thành có thể sống đến vài tháng.
5. Biện pháp phòng trừ:
Bọ xít mướp không khó để phòng trừ. Tuy nhiên bầu, bí, mướp là loại rau ngắn ngày, giai đoạn trái rất ngắn và trên dây thường hiện diện nhiều lứa trái. Vì thế nên khi sử dụng thuốc nếu không thận trọng sẽ rất dễ để lại dư lượng thuốc trong trái.
Tốt nhất nên dùng biện pháp thủ công như bắt bằng tay hoặc dùng vợt để bắt bọ xít.
Con trưởng thành rất thích bả chua ngọt nên có thể làm bả chua ngọt để nhử trưởng thành (khóm hoặc cam + Regent 0.3G).
Khi thấy bọ xít non phát triển nhiều có thể phun thuốc hóa học. Một số thuốc gốc Cúc có hiệu quả: Map, Sherpa,
Cyperan… Phun vào lúc chiều mát mới đạt hiệu quả cao.
Bệnh khảm là bệnh mà nông dân trồng mướp rất lo ngại vì đây là bệnh do virus gây ra, không có thuốc trị. Virus gây bệnh khảm trên các cây họ bầu bí được gọi là Cucumis virus. Triệu chứng bệnh thể hiện trên lá và thân. Dây mướp bị bệnh đọt non xoăn lại, lá nhạt màu và lốm đốm vàng, loang lổ, các đốt thân co ngắn, dây chùn lại, phát triển chậm, trái ít, trái biến dạng, méo mó. Dây bị bệnh sớm và nặng có thể chết. Bệnh khảm lây truyền qua côn trùng môi giới là bọ trĩ và rầy mềm.
Bệnh khảm không có thuốc trị, nhưng áp dụng những biện pháp phòng ngay từ đầu vụ sẽ hạn chế được bệnh:
Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch cỏ dại trong ruộng và xung quanh; Nhổ bỏ và tiêu hủy các dây mướp bị bệnh;
Phòng trừ côn trùng môi giới là bọ trĩ và rầy mềm. Nên chọn những loại thuốc ít độc, có thời gian cách ly ngắn, ưu tiên chọn những loại thuốc sinh học. Phun trừ bằng một trong những loại thuốc sau: Dầu khoáng SK Enspray 99 EC, Abatin 5.4EC, Success 25SC, Confidor 100SL,…
6. Thu hoạch: Từ lúc gieo hạt đến khi thu hoạch khoảng 80 – 100 ngày (tùy theo giống).
|
RAU NGÒ CÁC LOẠI
Cây rau mùi tây (miền Nam gọi là cây rau ngò rí) là loại rau gia vị, ngắn ngày, dễ trồng. Trước đây rau ngò rí chủ yếu được trồng phía Bắc, nhưng hiện nay loại rau này đang được trồng nhiều ở các tỉnh phía Nam.
1. Chọn đất
Có thể trồng ngò rí trên nhiều loại đất, trừ chân đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn nhiều. Tốt nhất là trồng trên các loại đất tơi xốp, hàm lượng mùn và dinh dưỡng cao, cây sẽ sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao.
2. Thời vụ
Đối với các tỉnh phía Nam có thể trồng được quanh năm, tốt nhất nên trồng vào cuối mùa mưa, đầu mùa khô (tháng 10-11 đến tháng 1-2 năm sau).
3. Lên liếp
Làm liếp rộng khoảng 1,2-1,5m, cao khoảng 2-3cm và rãnh rộng 3cm để tiện tưới tiêu, chăm sóc. Sau khi lên liếp, rải cho mỗi công đất (1.000m2) khoảng 50-100kg vôi bột để diệt bớt mầm sâu bệnh trong đất và nâng độ pH của đất đối với những chân đất hơi bị phèn.
4. Gieo giống
Tùy theo tỷ lệ nảy mầm của hạt giống, mật độ muốn gieo,... mà lượng hạt giống gieo cho mỗi công khoảng 1-1,2kg là vừa. Trước khi gieo ngâm hạt trong nước ấm khoảng 1 ngày để hạt hút đủ nước, khi gieo hạt sẽ nhanh nảy mầm hơn. Sau khi ngâm, vớt hạt để ráo nước rồi đem gieo bằng cách rải hạt đều trên mặt liếp, sau đó rải thuốc diệt kiến, phía trên rải một lớp đất bột dày 1cm, trên cùng rải một lớp rơm rạ mỏng để khi tưới nước không làm xói đất, văng hạt giống đi và giữ ẩm cho đất, rồi dùng bình tưới hoa sen tưới đều, nhẹ tay cho đất đủ ẩm.
5. Phân bón
Tùy theo mỗi công đất tốt hay xấu mà bón lượng phân thích hợp từ 1-1,5 tấn phân chuồng đã ủ hoai mục, khoảng 10-15kg phân supe lân vào lúc làm đất, sau khi bón xới xáo trộn đều phân vào đất. Khi ngò rí mọc mầm thì bón thúc lần thứ nhất: cứ 2kg supe lân/công ngâm, hòa loãng, tưới đều trên mặt liếp rau.
Sau khi bón lần 1 khoảng 15 ngày bón tiếp lần 2 với lượng 5-7kg ure trộn đều với 5-7kg DAP rảiđều lên liếp rau rồi tưới nước cho phân tan và ngấm dần xuống đất cung cấp cho cây. Sau lần bón thứ 2 khoảng 7-10 ngày bón tiếp lần 3 với lượng phân và cách bón tương tự như lần thứ 2.
6. Tưới nước
Phải thường xuyên tưới đủ ẩm để cây ngò sinh trưởng và phát triển tốt. Tuy nhiên cũng không nên lạm dụng tưới quá nhiều làm cho đất bị sũng nước sẽ không tốt cho bộ rễ của cây. Phải có hệ thống thoát nước tốt để kịp thời thoát nước mỗi khi có mưa lớn và kéo dài
7. Phòng trừ sâu bệnh
Cây rau ngò rí ít bị sâu bệnh nặng, song cũng cần chú ý đến loại sâu xám ở đầu vụ, sâu ăn tạp, bệnh chết cây con,... Là loại rau ăn lá ngắn ngày nên phải thận trọng khi sử dụng thuốc BVTV, chỉ sử dụng loại ít độc hại, phân hủy nhanh như phân vi sinh và tốt nhất là không nên sử dụng.
8. Thu hoạch
Sau 1 tháng trồng là rau có thể thu hoạch bằng cách tỉa dần để ăn và bán. Sau khi gieo khoảng 3 tháng có thể thu hoạch đẻ lấy hạt làm giống. Cắt cành giống bó lại, ủ qua đêm, rồi phơi trong nắng nhẹ đến khi thật khô, đập nhẹ lấy hạt bảo quản.
NGÒ RÍ VÀ NGÒ TÀU
Toàn cây ngò rí (rau mùi) đều có tinh dầu và có mùi thơm dễ chịu nên còn được dùng làm hương liệu. Theo y học cổ truyền, ngò rí vị the cay, tính ôn, có tác dụng phát tán, trừ tà khí, khu phong, long đờm, giảm ho, sốt, nhức đầu, giúp dễ tiêu, lợi sữa, mạnh dạ dày và lợi đại tiểu trường. Trong ẩm thực, ngò rí là thành phần không thể thiếu trong các ổ bánh mì thịt, trong món ca ri cũng như các món canh, xào, kho khác.
Trong y học cổ truyền, ngò ôm được dùng để chữa trị sỏi thận, sỏi đường tiết niệu, làm thuốc lợi tiểu, chữa những cơn đau thắt bụng. Có thể dùng tươi hoặc phơi sấy khô làm thuốc. Một số nghiên cứu dược học tại Việt Nam cho thấy rau ngò ôm có độc tính không đáng kể và độ sử dụng an toàn khá cao, có tác dụng lợi tiểu, giãn cơ, chống co thắt. Theo GS Đỗ Tất Lợi, rau ngò ôm ngoài những tác dụng trị liệu kể trên còn được dùng để đắp lên vết thương, vết loét. Ngày dùng 10-16g dưới dạng thuốc sắc hay viên hoàn.
Lưu ý: Rau ngò ôm có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thực phẩm và rối loạn tiêu hóa, vì thân rau có nhiều lông và thường mọc ở ao hồ bị nhiễm bẩn, rất khó rửa sạch để diệt hết vi khuẩn.
Nguồn: https://hoinongdan.cantho.gov.vn
|
ỚT CÁC LOẠI
1. Thời vụ trồng ớt
– Ớt có thể trồng quanh năm ở những nơi có điều kiện thuận lợi;
– Ớt thích hợp nhiệt độ cao từ 25-30oC.
– Ớt có thể trồng được quanh năm nhưng thường tập trung vào 3 vụ chính:
Ớt Thu Đông: Gieo vào tháng 9 thu hoạch từ tháng 1 đến tháng 3 năm sau.
Ớt Đông Xuân: Gieo vào tháng 11- 12 thu hoạch từ tháng 2 đến tháng 6 năm sau.
Ớt Xuân Hè: Gieo vào tháng 2-3 thu hoạch từ tháng 4 đến tháng 8 tháng 9.
2. Chọn đất để trồng ớt:
– Đất thoát nước tốt, có cơ cấu thoáng xốp như: Đất cát pha, đất thịt pha sét, đất phù sa ven sông và đất canh tác lúa.
– Đất không hoặc ít nhiễm phèn mặn, có hàm lượng dinh dưỡng khá, pH đất = 5,5-6,5.
– Có nguồn nước tưới tốt và giao thông vận chuyển sản phẩm thuận tiện.
3. Kỹ thuật làm đất
– Đất phải được cày bừa tơi xốp, sạch cỏ và thoát nước tốt. Mùa mưa cần phải lên líp cao kích thước trung bình: mặt liếp rộng 1m, chiều cao 20 – 30cm và mương thoát rộng 40 cm. Nên sử dụng màng phủ nông nghiệp (Plastic) để trồng ớt rất tốt. Dùng màng phủ nông nghiệp chiều ngang 1,2m trồng hàng đôi, cách làm đất, bón lót, trải màng phủ giống như trải trồng dưa hấu.
– Làm đất kỹ, cày xới sâu 20- 25cm, phơi ải 10-15 ngày, lên luống cao 20cm, rộng1m.
4. Ngâm ủ hạt giống:
– Lượng hạt giống cần cho 1 ha tùy thuộc vào giống và tỷ lệ nảy mầm, trung bình khoảng 150 – 200g/ha.
– Ngâm hạt giống trong nước sạch không bị phèn mặn từ 6 – 8 giờ, sau đó ngâm ướt với thuốc trừ nấm Funomyl (1g thuốc pha với 1 lít nước) trong 30 phút, vớt lên rửa sạch để ráo nước, lấy khăn ẩm gói hạt lại và cho vào bao nylon cột kín miệng để hạn chế bốc thoát hơi nước. Sau cùng đem gói giống ủ ở nhiệt độ từ 27 – 280C. Hầu hết các giống ớt bắt đầu nảy mầm từ 48 giờ sau. Đem gieo những hạt đã nứt mầm, đừng để hạt ra rễ quá dài, cây mầm sẽ lên yếu và khi gieo dễ bị gãy mầm.
5. Chuẩn bị gieo hạt
– Nên gieo hạt vào bầu đất, bầu thường làm bằng nylon hay lá chuối. Thành phần đất trong bầu thông thường có tỷ lệ như sau
• Đất mặt tơi xốp: 60% • Phân lân: 0,5 – 1%
• Phân chuồng hoai mục: 29% • Vôi: 0,2 – 0,3%
• Tro trấu: 10%
– Khi cây có từ 4-5 lá thật (25-35 ngày sau gieo), chọn những cây phát triển tốt, không bị nhiễm sâu bệnh, có thể tiến hành đem ra trồng. Mật độ khoảng cách trồng tùy thuộc vào giống, đất đai và khí hậu, mật độ cao cây sẽ có sự cạnh tranh áng sáng, phân bón, nhiều sâu bệnh ảnh hưởng đến năng suất.
6. Khoảng cách trồng – mật độ:
– Vào mùa khô: hàng đôi cách hàng đôi 1,2 – 1,4m, hàng cách hàng của hàng đôi 0,6 mét, cây cách cây trên hàng 0,6m. Mật độ trung bình từ 1.700 – 1.900 cây/1.000m2.
– Vào mùa mưa: hàng cách hàng từ 1,2 – 1,4m, cây cách cây trên hàng 0,7m. Mật độ trung bình từ 1.400 – 1.500 cây/1.000m2.
7. Chăm sóc ớt:
– Tưới nước: Mùa mưa cần đảm bảo thoát nước tốt, mùa nắng phải tưới nước đầy đủ. Tưới rãnh (tưới thấm) là phương pháp tốt nhất, tiết kiệm nước, không văng đất lên lá, giữ ẩm lâu, tăng hiệu quả sử dụng phân bón. (Chú ý: Khi trên ruộng có cây bị bệnh do các tác nhân gây bệnh ở trong đất thì hạn chế phương pháp tưới này mà chuyển sang tưới hốc hoặc tưới phun và giảm tổi đa lượng nước tưới). Trong thời gian cây ra hoa và kết trái cần cung cấp đủ nước để ngăn ngừa rụng bông rụng trái.
– Tỉa nhánh: Tỉa bỏ các cành, lá dưới điểm phân cành để cây ớt phân tán rộng và gốc được thông thoáng, hạn chế sâu bệnh phát triển – cho năng suất cao. Nên tỉa cành lúc nắng ráo.
– Làm giàn: Giàn được làm bằng cây hay dây ni lông. Giàn giữ cho cây đứng vững, dể thu trái, kéo dài thời gian thu hoạch, hạn chế trái bị sâu bệnh do đỗ ngã. Mỗi hàng ớt cắm 2 trụ cây lớn ở 2 đầu, dùng dây căng dọc theo hàng ớt nối với 2 trụ cây, khi cây ớt cao tới đâu căng dây tới đó để giữ cây đứng thẳng
– Cây ớt mang nhiều trái gặp gió mạnh dễ đổ ngã, nên cắm le (cây le dài khoảng 1m) chống đỡ, mỗi cây ớt cắm một cây le, cắm xiên buộc vào thân chính, có thể dùng dây nylon giăng dọc theo hàng để đỡ cành mang trái, hạn chế cành bị gãy khi mang trái nặng.
8. Phân bón gốc:
– Bón lót: 1 – 1,5 tấn phân chuồng ủ hoai + 20 kg phân N.P.K 16-16-8 + 1 kg Super Humic + 2 kg Micromate (trung vi lượng) + 2 kg Basudin 10 H.
– Bón thúc lần 1 (25 – 30 ngày sau trồng): 30 kg N.P.K 16-16-8 + 1 kg Super Humic.
– Bón thúc lần 2 (45 – 50 ngày sau trồng): 30 kg N.P.K 16-16-8 + 5 kg Ure + 5 kg Nitrabor.
– Bón bổ sung khi đang thu hoạch trái: 20 kg N.P.K 16-16-8 + 250 g Super Humic ngâm chung để tưới 5 – 7 ngày 1 lần (có thể trộn chung để rắc vào giữa 2 cây ớt nếu không phủ bạt).
9. Phòng trừ sâu hại
– Đối với sâu đất, sâu ăn lá, sâu đục trái hoặc rầy mật, bọ trĩ, bọ phấn, bà con có thể sử dụng luân phiên một trong các loại thuốc như sau: Brightin 1.8EC, Actimax 50WG, Thiamax 25WDG, Secure 10EC, Ammate,… liều lượng xem trên bao bì
10. Thu hoạch
– Thu hoạch ớt khi trái bắt đầu chuyển màu – trước khi chín, thu trái già chuyển màu có vết đỏ (bắt đầu chín) làm cho kích thích ra hoa nhiều tạo năng suất cao hơn cho đợt sau. Ngắt cả cuống trái, tránh làm gãy nhánh. Ớt cay cho thu hoạch 35- 40 ngày sau khi trổ hoa. Ở các lứa rộ, thu hoạch ớt mỗi ngày, bình thường cách 1-2 ngày thu 1 lần.
– Thông thường từ 35 – 40 ngày sau khi đậu trái có thể bắt đầu chín và thu hoạch được. Nếu chăm sóc tốt, bón phân đầy đủ, ớt có thể cho nhiều đợt trái, năng suất có khả năng đạt trung bình từ 25 – 35 tấn/ha hoặc cao hơn.
Nguồn: http://duocvantue.vn
|
RAU DỀN
1. Thời vụ trồng
Rau dền là loại rau rất dễ trồng, thường trồng được quanh năm.
2. Giống
Hiện nay, trên thị trường thường sử dụng 2 loại giống để làm rau ăn như:
Dền trắng: Còn gọi là dền xanh, cây có thân, lá đều xanh; phiến lá hẹp, hình lá liễu (nên còn có tên là dền lá liễu).
Dền đỏ: còn gọi là dền tía, cây có loại lá hơi tròn đều hoặc tròn như vỏ hến, có loại lá dài to; thân, cành, lá có màu huyết dụ. Ngoài ra, trong vườn nông thôn còn có loại dền cơm có đặc điểm là phân nhiều nhánh từ gốc, thân có khía màu xanh nhạt; lá hình thoi hoặc hình trứng có cuống dài bằng phiến.
- Lượng hạt giống: 500 - 600g/sào.
- Sau khi gieo khoảng 25 - 30 ngày thì nhổ cấy cây cao 10 - 15cm, trồng với khoảng cách: 15 x 15cm hoặc 12 x 20cm. - Gieo trực tiếp trên đồng ruộng được 25 - 30 ngày thì tiến hành thu hoạch lúc giai đoạn còn non.
3. Chuẩn bị đất:
Rau dền có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau, miễn là phải tưới tiêu tốt.
Đất trồng rau dền phải được chuẩn bị kỹ, cần làm sạch cỏ dại cùng các tàn dư cây trồng vụ trước.
Lên luống rộng 1,2 - 1,5m, cao 15 - 20cm. Kết hợp với lên luống là bón phân lót.
4. Phân bón
- Lượng phân bón khuyến cáo cho 500 m2: phân chuồng hoai mục: 500 - 1000kg hoặc sử dụng phân hữu cơ vi sinh với lượng 150 - 200kg; Phân Urê: 5kg, phân Lân 7kg, phân Kali 5kg.
Bón lót: Toàn bộ lượng phân khuyến cáo trên.
Có thể sử dụng phân bón vi sinh qua lá để phun cho cây khi cây có 2 - 3 lá thật.
Lưu ý: Phân chuồng phải được ủ hoai mục trước khi bón (có thể sử dụng các chế phẩm vi sinh để xử lý), tuyệt đối không sử dụng phân tươi, chưa hoai mục hoặc nước giải của gia súc bón vf tưới cho rau.
5. Chăm sóc
Thường xuyên xới xáo, làm cỏ.
Tưới nước 2 lần/ngày vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.
Phòng trừ sâu bệnh: Thường bị một số sâu bệnh như: Sâu tơ, sâu xanh, Tuyến trùng rễ, bệnh lỡ cổ rễ, bệnh than thư, bệnh đốm mắt cua. Nên sử dụng thuốc BVTV đặc trị cho từng đối tượng để xử lý. Ưu tiên sử dụng thuốc BVTV có nguồn gốc từ thảo mộc, thuốc sinh học.
Lưu ý: Sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng và đảm bảo thời gian cách ly.
6. Thu hoạch:
Thông thường rau dền sau khi cấy ra vườn trồng từ 25 - 30 ngày thì tiến hành thu hoạch. Thường nhổ cả cây, ít khi hái tỉa.
Trong trường hợp gieo trực tiếp trên ruộng thì từ khi gieo đến thu hoạch là 25 - 30 ngày lúc cây còn non (cây cao 10 - 15cm).
Theo khuyennongqnam.gov.vn
Vị ngọt mát của rau dền là một trong những yếu tố chính giúp phân biệt nó với các loại rau khác. Trong y học cổ truyền châu Phi, rau dền đỏ được sử dụng như một vị thuốc để chữa các vấn đề về dạ dày. Rau dền không chỉ có lợi cho sức khỏe của bạn mà còn với cả da và tóc. Những lợi ích sau đây của rau dền sẽ khiến bạn bất ngờ!
100g rau dền có 51 kcal năng lượng, 0,08mg vitamin B1 và 0,5gram chất béo. Giàu canxi và niacin, loại rau ăn lá này không thể thiếu trong chế độ ăn hàng ngày.
1. Cải thiện tiêu hóa 11. Điều trị đái tháo đường
2. Điều trị ung thư 12. Tăng sinh lực
3. Hỗ trợ giảm cân 13. Điều trị cholesterol
4. Điều trị thiếu máu 14. Có lợi khi mang thai
5. Cải thiện chức năng thận 15. Cải thiện sức khỏe tim
6. Chữa kiết lỵ 16. Cải thiện sức khỏe mắt
7. Điều trị hen 17. Làm chân tóc chắc khỏe
8. Cải thiện hệ miễn dịch 18. Ngăn tóc bạc sớm
9. Điều trị sốt 19. Cải thiện chất lượng da
10. Tăng cường sức mạnh của xương
11. Xóa quầng thâm
https://dantri.com.vn
|
RAU MUỐNG
Rau muống có tên khoa học là Ipomoea aquatica, là một trong những loại rau phổ biến trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày của nhiều người. Rau muống có thể sử dụng ăn tươi, hoặc qua chế biến thành các món ăn đặc trưng (rau muống xào tỏi,...) hoặc ăn kèm cùng các loại rau khác trong các món đặc sản địa phương (bún riêu cua, lẩu chua cơm mẻ...). Sau đây xin giới thiệu về kỹ thuật trồng như sau:
1. Thời vụ:
Có thể trồng quanh năm, mùa nắng cần có đủ nước tưới, mùa mưa lên liếp cao, thoát nước tốt.
2. Giống:
Nên sử dụng các giống có năng suất cao, chất lượng tốt, thích hợp với sản xuất và tiêu thụ tại địa phương. Hiện nay, trên thị trường có hai giống: giống thân tím và giống thân trắng, tuy nhiên giống thân trắng được ưa chuộng hơn, cần mua giống từ các công ty chuyên kinh doanh có uy tín.
3. Lên liếp:
Nên lên liếp rộng 1-1,2m, liếp dài 10-20m, cao 15 - 20cm trong mùa nắng và trong mùa mưa cần lên liếp cao hơn khoảng 25-30cm để thoát nước tốt không bị úng rễ.
4. Gieo sạ:
Trước khi gieo, hạt giống cần ngâm trong nước ấm theo tỉ lệ 2 sôi: 3 lạnh sau khoảng 60-90 phút, sau đó vớt ra rổ mịn cho ráo nước và ủ đậy nắp qua một đêm, trong quá trình ủ nên đảo một lần cho đều, sau đó hạt nẩy mầm thì đem gieo. Lượng hạt giống cần khoảng 25-30 kg/1000 m2 để gieo sạ hoặc gieo theo hàng.
5. Xử lý đất trước khi gieo:
Đất trước khi gieo nên bón vôi khoảng 30 kg/1000 m2, vài ngày sau bót lót phân hóa học và phân hữu cơ, rải rơm hoặc cỏ mục trên liếp khoảng 1 tấn sau đó sử dụng chế phẩm Tricoderma (1kg/1000 m2) tưới đều trên mặt liếp trước khi gieo hạt và rải 1kg Basudin 10 H/1000 m2 xung quanh bìa liếp để hạn chế kiến, sâu đất làm hại cây con. Sau khi gieo hạt, nên phủ lớp rơm mỏng hoặc đậy lưới ni lon để tránh nước mưa hoặc nước tưới làm văng hạt rau, đồng thời hạn chế cỏ dại và đất cát bắn lên lá.
6. Bón phân và chăm sóc:
Lượng phân bón tính trên 1000 m2
- Bón lót: sau khi bón vôi khoảng 5-7 ngày thì tiến hành bón lót, bón 1 tấn phân hữu cơ ủ với nấm Tricoderma + 20 kg phân 16-16-8. Trước và sau khi bón lót cần tưới nước cho đất ẩm, sau đó đậy màng phủ lại.
- Bón thúc:
7 ngày sau khi gieo tưới 1kg Urea, liều lượng 20-30g/20 lít nước.
14 ngày sau khi gieo rải 1kg Urea + 10 kg 16-16-8.
20 ngày sau khi gieo tưới 0,5 lít phân cá.
26 ngày sau khi gieo tưới 0,5 lít phân cá.
7. Phòng trị một số loại địch hại phổ biến
Bọ nhảy, sâu tơ, sâu đục đọt, sâu ăn tạp: thường gây hại ở giai đoạn cây còn nhỏ (cây mới có 2-3 lá thật). Chúng ta có thể sử dụng một số loại thuốc sinh học sau để phòng trị như: Jiabat 15 WDG, Biocin 16 WP, Dipel 6.4 WP, Aztron, Xentari 35. Nên sử dụng luân phiên các thuốc trên để việc phòng trừ đạt hiệu quả cao.
Bệnh rỉ trắng (do nấm Albugo Ipomoea) gây ra, là bệnh rất phổ biến và xuất hiện nhiều trong mùa mưa. Để phòng bệnh này cần lên liếp cao để thoát nước tốt trong mùa mưa, có thể sử dụng các loại thuốc để phòng trị như: Score 250 EC; Dithane 80WP; Zoom 50SC; Ridomil MZ 72WP.
Ghi chú: Để đảm bảo thời gian cách ly an toàn, khoảng 1 tuần trước khi thu hoạch rau, tuyệt đối không nên sử dụng phân và thuốc hóa học cho rau trồng.
Thu hoạch: Người trồng rau có thể thu hoạch sau khi rau được gieo khoảng 22-25 ngày. Thời gian thu hoạch tùy vào diện tích trồng rau, hoặc mục đích sử dụng.
Dẫn theo: https://www.cantho.gov.vn
|
RAU QUẾ
Cách trồng rau quế bằng giâm húng quế:
Bước 1. Để giâm húng quế, cắt lấy một đoạn khoảng 7 – 9 cm tính từ ngọn trở xuống để lấy phần lá non mới nhú ở đầu.
Bước 2. Chuẩn bị giâm húng quế bằng cách ngắt bỏ các lá phía dưới thấp hơn, chỉ để lại hai lá mầm ở đầu ngọn.
Bước 3. Sau khi ngắt lá, đặt cành húng quế vừa xong vào một bát nước sạch và để ở bậu cửa sổ nhiều nắng. Chỉ cần đủ nước húng quế có thể phát triển nhanh chóng, Trong vài ngày, luôn giữ bát nước sạch sẽ
Bước 4. Sau một tuần, rễ non bắt đầu nhú ra từ gốc cành húng quế.
Bước 5. Sau 2 tuần kể từ khi cắt ,rễ tiếp tục phát triển, cần giâm cành húng quế trong nước đủ lâu để rễ phát triển khỏe mạnh trước khi bắt đầu trồng ra đất.
Bước 6. Trồng húng quế ra đất. Sau vài tuần, húng quế sẽ phát triển cực kì nhanh chóng. Thậm chí, nếu bạn cắt ngọn trên để ăn, vài ngay sau từ đó sẽ mọc ra 2,3,4 nhánh khác.
Cách trồng rau quế bằng hạt: Mua loại hạt giống có tên là sweet basil xuất sứ Việt Nam. Mua đất trồng rau cho vào chậu ( đất trồng phải tơi xốp ), sau đó rắc đều hạt giống lên trên bề mặt đất trồng lên trên hạt dày khoảng 1cm. Bạn cần tưới nước đều đặn ngày 2 lần ( buổi sáng tưới nhẹ và buổi chiều tối tưới đẫm nước). Sau vài tuần, húng quế sẽ nẩy mầm và phát triển thành cây, bạn có thể ngắt ngọn húng quế để ăn.
Nguồn: http://truongphuthuan.com
|
SU HÀO
Ngoài việc được dùng để chế biến những món ăn ngon thì su hào còn có tác dụng tích cực đối với sức khỏe như tốt cho tim mạch, hệ tiêu hóa, xương, hệ thần kinh, cơ, giảm cân, phòng ngừa cảm cúm…
1. Chuẩn bị dụng cụ trồng, đất trồng và hạt giống
- Dụng cụ trồng
Bạn có thể tận dụng bao nion, bao xi măng, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng su hào. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.
- Đất trồng
Su hào ưa phát triển ở đất thịt nhẹ, có khả năng thoát nước tốt và có độ pH từ 5,5 - 6,5. Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ…
- Hạt giống
Việt Nam có 3 loại giống su hào phổ biến gồm:
Su hào dọc tăm (su hào trứng): Củ bé, tròn, cọng lá nhỏ, phiến lá nhỏ và mỏng. Thời gian sinh trưởng từ gieo đến thu hoạch 75 - 80 ngày, do đó có thể trồng xen vào mép luống cải bắp, khoai tây.
Su hào dọc trung (hay su hào dọc nhỡ): Củ tròn, to, mỏng vỏ, cọng và phiến lá to hơn, dày hơn loại su hào dọc tăm. Thời gian sinh trưởng 90 - 105 ngày.
Su hào dọc đại (su hào bánh xe): Củ to hơi dẹt, vỏ rất dày, cọng và phiến lá rất to, dày. Thời gian sinh trưởng 120 - 130 ngày.
Ngoài ra, bạn cũng có thể mua hạt giống su hào tím về trồng thử. Nên tìm mua loại giống cao sản ở các cửa hàng bán đồ nông sản uy tín.
2. Ngâm ủ, gieo hạt và cấy cây
Trước khi gieo nên ngâm hạt với nước ấm ở nhiệt độ 40 độ C trong khoảng thời gian 15 phút. Sau khi lớp vỏ ngoài đã mềm ra thì bạn bắt đầu gieo và lấp lớp đất mỏng khoảng 0,5cm.
Sau khi gieo hạt vào trong đất, chú ý tưới nước ẩm bề mặt đất hàng ngày. Những lá mầm đầu tiên sẽ bắt đầu nhú lên sau khoảng 1 tuần.
Khi những lá thật đầu tiên mọc ra (khoảng 20 ngày), bạn có thể bứng cây con trồng vào chậu hoặc thùng xốp. Trồng cây với khoảng cách cây cách cât 15cm, hàng cách hàng 15cm.
Sau khi trồng xong phải tưới nước ngay, sau đó ngày tưới 2 lần vào buổi sớm và chiều mát. Tiến hành che phủ cho cây mới cấy trong vòng 1 tuần.
3. Chăm sóc
Ngày tưới nước 1 lần vào sáng sớm hoặc chiều mát. Khoảng 1 tuần sau khi cấy cây sẽ bén rễ xanh tốt trở lại, lúc này bạn tiến hành bót lót đợt 1 bằng phân hữu cơ, phân bò, phân trùn quế, phân dê… Cứ khoảng 20 ngày thì tiến hành bón đợt tiếp theo. Mỗi lần bón phân kết hợp với nhổ cỏ và vun xới.
4. Thu hoạch
Căn cứ vào thời gian sinh trưởng của từng giống, từng vụ và thấy mặt củ đã bằng, lá non dừng sinh trưởng thì thu hoạch. Không nên để quá lâu vì củ sẽ bị già, sơ, ăn sẽ không ngon.
Lương Ngọc (Tổng hợp)
|
SÚP LƠ
1. Giới thiệu chung
a. Đặc tính sinh học
Thực phẩm của Súp lơ là toàn bộ phần hoa chưa nở. Bộ phận này mềm, xốp không chịu được mưa nắng.
Súp lơ có bộ phận lá rất phát triển so với su hào, nhưng bộ rễ phát triển kém hơn nhiều, ăn nông (ở lớp đất 10 - 15 cm) và ít lan rộng, bán kính hoạt động của bộ rễ chỉ 35 – 50 cm. Vì thế tính chịu hạn, chịu nước kém.
b. Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh
• Yêu cầu nhiệt độ
Súp lơ là loại cây 2 năm, chịu được lạnh; nhiệt độ thích hợp nhất cho sinh trưởng và phát triển là 150 – 180C. Từ 250C trở lên cây mọc kém, chậm, mau hóa già, hoa súp lơ bé và dễ nở. Quả lại ở giai đoạn súp lơ đang ra hoa nếu nhiệt độ dưới 100C hoa lơ cũng bé phẩm chất kém, vì thế giai đoạn này nếu gặp gió mùa đông bắc cần có biện pháp che phủ, chống rét cho súp lơ.
• Yêu cầu ánh sáng
Thời kỳ cây con cần nhiều ánh sáng, sau khi bộ lá đã phát triển đầy đủ rồi thì yêu cầu ánh sáng lại giảm đi. Ngày dài rút ngắn sự sinh trưởng và phát triển của súp lơ. Khi ra hoa yêu cầu ánh sáng nhẹ mới đạt năng suất và phẩm chất cao.
• Yêu cầu về độ ẩm
Súp lơ được xếp vào loại rau ưa ẩm. Nếu độ ẩm không khí thấp nhiệt độ không khí cao, đất lại không đủ ẩm (dưới 50 - 60% độ ẩm đồng ruộng) thì hoa bé, chóng già, năng suất thấp. Nếu độ ẩm không khí cao (trên 90%) kết hợp với nhiệt độ cao thì hoa dễ thối. Độ ẩm đất trên 90% súp lơ dễ bị các vi khuẩn hại bộ rễ. Độ ẩm thích hợp là 50 - 80% độ chứa ẩm đồng ruộng.
Yêu cầu chất dinh dưỡng
Súp lơ ưa đất thịt nhẹ, nhiều mùn, có độ pH = 6,0. Súp lơ cần lượng phân bón gấp đôi so với cây cải bắp, đến 70 - 75% lượng chất dinh dưỡng tập trung vào thời kỳ làm hoa. Vì thế bón thúc rất có hiệu lực.
2. Thời vụ gieo trồng
Vụ sớm: gieo tháng 7, tháng 8, trồng tháng 8 - 9.
Vụ chính: gieo tháng 10 - tháng 12, trồng tháng 11 - 12.
Trước khi đem gieo, ngâm hạt vào nước nóng 500C trong 25 - 30 phút để diệt các nấm bệnh bám ở vỏ hạt giống, đồng thời tăng tỷ lệ mọc của hạt khi gieo.
Lượng hạt gieo trên 1m2 khoảng 3,5 - 4g (1 ha gieo 400g đến 600g). Sau khi gieo hạt phải tưới giữ ẩm từ 65 - 70%.
3. Làm đất, bón phân lót
Luống rộng 0,9 – 1m: vụ sớm làm luống cao, hình mui luyện, vụ muộn và chính làm luống thấp và phẳng.
Bón lót cho 1 ha: phân chuồng ủ hoai 40 tấn. Phân đạm urê 50 kg. Phân lân 25kg. Phân kali 70kg.
Phân chuồng, phân lân và kali trộn đều nhau rồi theo hốc trồng là tốt nhất. Mỗi hốc bón từ 800g đến 1.000g. Bón xong đảo đất cho đều.
4. Trồng súp lơ
Trồng hàng kép nanh sấu trên luống với khoảng cách 60 x 50cm hoặc 40 x 50 cm (21.000 - 23.000 cây trên 1 ha); khoảng 750 - 820 cây/sào). Tuổi cây giống khoảng 40 - 50 ngày (khi cây giống có 5 - 6 lá). Chọn cây to, mập, lá xanh, gốc đỏ, không bị dị hình để đem trồng.
5. Chăm sóc súp lơ
Xới vun và tưới nước: Sau khi trồng phải được tưới nước mỗi ngày 2 lần vào buổi sớm và chiều mát, trong 7 - 8 ngày liền (dùng ô doa có lỗ nhỏ, tưới nhẹ và đều). Sau đó cứ hai ngày tưới một lần để giữ độ ẩm điều hòa khoảng 70-80%.
Khi thấy cây đã chéo nõn (các lá nõn cụp lại) thì không tưới bằng ô doa nữa mà tưới vào gốc để tránh làm hỏng hoa. Tưới đậm, 1 -2 ngày một lần. Gặp tiết trời nồm không được tưới nước.
Khi xới phải xới tơi đất rồi mới vun. Giống sớm chỉ vun cao một lần sau khi trồng khoảng 12 - 15 ngày, giống muộn vun lần thứ hai sau đó 10 - 12 ngày.
Bón phân thúc: thường dùng nước giải, phân bắc, phân nước và phân đạm pha loãng để thúc 2 - 3 lần. Lượng phân để bón thúc cho 1 ha như sau: Phân bắc, phân đạm urê 80 - 100kg. Các kỳ bón thúc:
Kỳ 1: Sau khi trồng độ 15 ngày, dùng phân bắc pha 1/10 phân đạm cho 20kg urê để tưới.
Kỳ 2: Sau đó 10 - 12 ngày, cũng thúc như vậy.
Kỳ 3: Khi cây đã chéo nõn, lúc này tập trung số phân còn lại bón nốt để thúc cây ra ngù nhanh, chắc. Kỳ này có thể rắc phân đạm và rải phân bắc, phân mục vào giữa luống, rồi cho nước vào rãnh, lấy gáo té lên mặt luống.
Che đậy hoa: Sau khi trồng được 45 ngày (giống sớm) đến 60 - 70 ngày (giống chính vụ và muộn) thấy có ngù hoa ở trong lá nõn thì phải che đậy ngay. Việc che đậy này phải làm cho tới khu thu hoạch hoa lơ. Lúc đầu hoa lơ còn bé, có thể bẻ gập 1 - 2 lá trong lại để đậy (chú ý không bẻ rời hẳn mà chỉ bẻ gẫy chân chính của lá); khi hoa đã lớn thì ngắt bỏ các lá ngoài (lấy khoảng 1/3 phiến lá phần đầu lá) để đậy cho hoa, cứ thấy lá đậy hoa hơi héo là phải thay đổi lá đậy khác ngay để nước khỏi dột vào ngù làm thối rữa hoa.
6. Phòng trừ sâu bệnh
Ngoài những sâu bệnh hại cây súp lơ thường bị bệnh thối cổ rễ và bệnh gối đen. Nguồn bệnh chủ yếu lây lan qua hạt giống và phát triển mạnh mẽ trong điều kiện độ ẩm của đất quá cao (trên 90%).
Vì vậy, nhất thiết phải xử lý hạt giống trước khi gieo và tránh tưới nước quá ẩm gây độc hại cho bộ rễ súp lơ.
7. Thu hoạch súp lơ
Cần thu hoạch đúng lúc mới đảm bảo được năng suất và phẩm chất của hoa lơ. Sau khi ngù hoa xuất hiện 15 - 20 ngày thu là vừa. Lúc này mặt hoa lơ bắt đầu gồ ghề, có hiện tượng rão ở xung quanh hoa thì phải thu hoạch ngay.
Dùng dao sắc, chặt một lá sát gốc, tỉa bỏ một vài lá chân, xếp đứng cuống hoa hoặc xếp chụm cuống hoa vào nhau để dễ vận chuyển. Năng suất súp lơ có thể đạt từ 18 - 22 tấn/ha (6 - 8 tạ/sào).
Nguồn: Theo: Rauhoaquavietnam.vn
10 lợi ích của súp lơ với sức khỏe để bạn nên ăn súp lơ thường xuyên hơn.
1. Chống viêm
Nếu bạn bị bệnh viêm mạn tính có đau như viêm khớp hay gout, thì ăn súp lơ chính là một trong những giải pháp tốt nhất cho bạn bởi chúng chứa flavonoid kaempferol -là chất kháng viêm hiệu quả.
2. Ngăn ngừa dị ứng
Bên cạnh hiệu quả chống viêm, kaempferol còn giúp ngăn ngừa dị ứng.
3. Chứa nhiều chất xơ
Súp lơ chứa rất nhiều chất xơ -khoảng 2g trong mỗi khẩu phần ăn -giúp bạn cảm thấy no lâu hơn. Một bữa ăn nhẹ vào giữa buổi chiều với súp lơ chỉ chứa 30calo nhưng sẽ mang lại cho bạn cảm giác no và thoải mái tới tận bữa tối.
4. Hỗ trợ hấp thu vitamin D
Một lí do tuyệt vời khác để ăn súp lơ đó là nó rất tốt cho người bị thiếu vitamin D. Súp lơ không chỉ nguồn cung cấp dồi dào vitamin A và K mà còn hỗ trợ hấp thu tốt vitamin D.
5. Tốt cho đôi mắt của bạn
Súp lơ chứa nhiều carotenoid được gọi là lutein và zeaxanthin, rất tốt cho mắt. Vì vậy, bạn hãy bổ sung súp lơ vào thực đơn của mình.
6. Giúp làn da mịn màng hơn
Chất hóa học glucoraphanin có trong súp lơ được chuyển hóa thành một chất khác trong quá trình tiêu hóa, có tác dụng thúc đẩy tái sinh tế bào da khỏe mạnh, giúp bạn có làn da sáng đẹp, mịn màng.
7. Giúp ngăn ngừa bệnh tim
Ngoài những lợi ích đối với mắt, lutein trong súp lơ còn giúp ngăn ngừa bệnh tim bằng cách giữ cho các động mạch không bị nghẽn và máu lưu thông bình thường.
8. Nhiều protein
Súp lơ còn là nguồn cung cấp dồi dào protein nạc, ít béo. Một khẩu phần ăn chứa 3g protein và không có chút chất béo nào. Thật tuyệt vời phải không?
9. Ngăn ngừa bị chuột rút
Súp lơ còn có chứa kali -rất quan trọng trong việc ngăn ngừa chuột rút, đồng thời giúp bạn chống cao huyết áp.
10. Cho hệ xương chắc khỏe
Bạn có biết rằng có thể đạt được 4% lượng canxi giúp xương chắc khỏe theo khuyến cáo của Cục Nông nghiệp Hoa Kì chỉ với một khẩu phần nhỏ súp lơ.
Nguồn: Theo: Rauhoaquavietnam.vn
|
TẦN Ô
1. Thời vụ:
Rau Tần ô (Cải cúc) có thể trồng quanh năm. Nếu trồng vào mùa mưa bà con phải có màng lưới hay bạt che để tránh giập lá.
2. Chuẩn bị đất:
Chuẩn bị đất:
Làm sạch cỏ – bón vôi – cày đất – phơi ải từ 7-10 ngày. Mục đích để giúp đất tơi xốp, tăng độ PH, diệt trừ sâu hại và nấm bệnh trong đất.
Đất thích hợp để trồng rau ăn lá là đất không bị phèn, độ pH thích hợp từ 5,5 – 6,5.
3. Lên Liếp (làm luống):
Đất phải cày bừa, băm nhỏ.
Mỗi liếp rộng 0,8- 1m có thể 1,5m tùy địa thế đất mà bà con có cách lên liếp khác nhau. Liếp cao 20-30cm. Bà con nên bố trí
đường đi giữa 2 liếp rộng 0,4-0,5m để thuận lợi cho việc thu hoạch, chăm sóc sau này.
• Bón Lót:
Super Lân + Phân hữu cơ + Thuốc trừ sâu Basudin 10G hoặc Visa 5G.
=> Cách bón: Rãi phân rồi cày bừa xới sáo cho đều với đất mặt.
4. Kỹ thuật gieo, trồng cây con.
Gieo trực tiếp trên liếp.
Bón phân, tưới nước, làm cỏ.
• Bón Phân:
- Bón thúc lần 1 sau khi gieo trồng 7-10-ngày. Hòa ure tưới cho cây nên tưới vào buổi chiều mát. 10g ure/ 10 lít nước, sáng hôm sau bà con tưới rửa lá tránh tình tạng cháy lá.
- Bón thúc lần 2 sau khi gieo trồng Ure + DAP + nước bánh dầu
- Bón thúc lần 3 sau khi gieo trồng 20-25 ngày. Ure + DAP + nước bánh dầu
Bánh dầu có thể bà con dùng loại bánh đậu hoặc bánh dầu dừa đều được. Khi mua về nên ngâm bánh dầu trong nước 10-15 ngày để bánh dầu rã ra sau đó tưới mới tốt.
Tóm lại bón phân thúc đối với nhóm rau ăn lá thì nên bón Ure, Bánh Dầu, DAP. Tùy vào diện tích trồng mà bà con có sử dụng liều lượng khác nhau.
Sử dụng phân bón lá:
Cứ 7-10 ngày phun một lần bà con tham khảo một số loại phân sau đây: * Phân hữu cơ rong biển canada 95%.
* HVP 401N chuyên dùng rau củ.
• Tưới nước.
Tùy vào chân đất mà có cách tưới khác nhau
Bà con nên lắp đặt hệ thống tưới để giàm công chăm sóc
Làm cỏ:
Mật độ cỏ ít thì bà con nên nhổ cỏ.
5. Phòng trị sâu bệnh.
Đối với nhóm rau ăn lá nên áp dụng triệt để các biện pháp IPM trong phòng trừ dịch hại. IBM là phương pháp hiệu quả nhất, không những bảo vệ sức khoẻ cho người sản xuất, tiêu dùng và môi trường, mà còn đem hiệu quả rất lớn về kinh tế.
Khi mật độ sâu nhiều thì bà con nên phun xịt các loại thuốc hóa học cũng như tuân thủ 4 nguyên tắc sau: đúng thuốc, đúng lúc. đúng liều lượng, nồng độ, đúng cách và thời gian cách ly.
• Sâu hại.
- Sâu tơ, sâu xanh, bọ nhảy. Thuốc trị Polytrin, các thuốc gốc sinh học BT, Reasgent 3.6 ec, Tasieu 1.9 ec
• Nấm bệnh:
- Thối cổ rễ: phun thuốc, Thane M 80WP, Kasuran, Viben C
- Cháy lá, đốm lá: No Mildew 25 WP, Thane M 80WP, Bavisan 50 WP.
- Thối bẹ: No Mildew 25 WP, Thane M 80WP
6. Thu hoạch.
− Sau khi trồng 30-35 ngày cây bắt đầu cho thu hoạch.
|
TÍA TÔ
1. Chuẩn bị dụng cụ trồng, đất trồng và giống
• Dụng cụ trồng
Bạn có thể tận dụng bao xi măng, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng cây tía tô.
Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.
2. Đất trồng
Tía tô có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Để đảm bảo cây phát triển tốt nhất, bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 - 10 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.
3. Giống
Tía thông thường được trồng bằng phương pháp giâm cành hoặc gieo hạt. Hiện nay, phương pháp gieo hạt được ưa chuộng hơn bởi nó cho năng suất cao hơn.
4. Gieo trồng
Phương pháp gieo hạt: Gieo hạt vào chậu đất đã được san phẳng, phủ một lớp đất mỏng khoảng 1cm. Sau đó phủ xơ dừa, đất Fusa hoặc vỏ trấu lên trên. Gieo hạt với mật độ 50 - 60g/1.000m2.
Khi hạt nẩy mầm phải dỡ xơ dừa ra để cây mọc cứng. Khi cây có 5 - 6 lá thật (30 - 35 ngày sau gieo) ta tiến hành tỉa cây.
Phương pháp giâm cành: Sau khi trồng cành chiết/cây con vào khay chúng ta tưới đủ ẩm và đưa vào nơi thoáng mát. Khoảng 40 ngày. cây ra chồi nhiều sẽ đem trồng vào chậu (cần che chắn ánh nắng trong 2 - 3 ngày đầu).
5. Chăm sóc
Giữ độ ẩm cho cây phát triển tốt nhất. Vào mùa mưa nên làm chân liếp cao, trồng thưa, thu gom tàn dư cây trồng đem huỷ. Không trồng tía tô trên cùng một chân đất.
Thường xuyên làm cỏ, xới xáo, vun gốc cho cây sinh trưởng.
Khi gieo trồng được khoảng 20 ngày, tiến hành bón lót đợt 1 bằng phân bò, phân hữu cơ, phân dê, phân trùn quế… Cứ khoảng 20 - 30 bón phân 1 đợt cho cây.
6. Thu hoạch
Sau khi trồng 40 ngày là có thể thu hoạch tía tô. Thu hoạch đợt đầu bằng cách cắt chừa gốc 10cm, sau đó tiếp tục chăm sóc cho cây tái sinh 15 - 20 ngày thu 1 lần. Sau mỗi đợt thu tiến hành làm cỏ, vun gốc kết hợp với bón phân cho cây.
Lá tía tô có thể dùng để chữa ho, trị cảm lạnh, đau bụng, tức thở, làm đẹp da, hỗ trợ giảm cân.
Đây là loại rau thơm rất phổ biến, không chỉ dùng để ăn kèm với nhiều món ngon mà còn có tác dụng chữa bệnh. Lương y Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ, cho biết trong y học cổ truyền, tía tô là vị thuốc được xếp vào loại kích thích ra mồ hôi, nước sắc và cồn chiết xuất lá tía tô đều có tác dụng giãn mạch ngoài da, hạ sốt, trừ cảm mạo. Hạt chế thành trà uống và thuốc hạ khí, cành làm thuốc an thai.
Tía tô còn có tác dụng làm giảm co thắt cơ trơn của phế quản, chất tinh dầu làm tăng đường huyết. Aldehyt tía tô chống ức chế trung khu thần kinh. Nước ngâm lá tía tô có tác dụng ức chế các loại vi trùng như tụ cầu khuẩn, trực khuẩn lị, trực khuẩn đại tràng.
Về thành phần hóa học, hạt tía tô có hàm lượng tinh dầu lớn và giàu các axit béo chưa bão hòa, chủ yếu là axit alpha-linoleic. Lá tía tô chứa khoảng 0,2% tinh dầu nguyên chất và các hydrocarbon, aldehyde, xeton, furan... Chiết xuất lá tía tô cho thấy có các chất chống oxy hóa, chống dị ứng, chống viêm, chống trầm cảm.
Khi bị vết thương chảy máu, bạn có thể lấy lá tía tô non tán nhỏ, đắp trùm lên chỗ máu đang chảy, rắc cho vừa kín rồi buộc lại. Vết thương sẽ cầm máu, không gây mủ và không để lại vết sẹo khi lành.
Cách nấu nước lá tía tô để uống hàng ngày
Lá tía tô ngâm với nước muối pha loãng rồi rửa sạch. Đun sôi 2,5 lít nước lọc rồi cho lá tía tô vào. Đậy kín nắp, để hỗn hợp sôi khoảng 2 phút thì tắt bếp, để nguội. Sau đó, cho 3 lát chanh tươi vào bình, đậy nắp, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để uống suốt cả ngày. Nên uống trước ba bữa chính khoảng 10-30 phút để ngăn ngừa hấp thu chất béo, đồng thời giảm lượng thức ăn nạp vào.
Bài thuốc từ lá tía tô
Lấy vỏ một quả quýt cạo rửa sạch cùng 3 lát gừng dày và một nắm lá tía tô tươi hoặc khô cho vào nồi, thêm vào một bát nước, đun sôi kỹ, uống nóng và đắp chăn ấm, chữa cảm lạnh.
Lấy một nắm lá tía tô tươi, 2 củ hành và 3 lát gừng, tất cả thái nhỏ cho vào bát, đập một quả trứng gà rồi múc cháo hoa vào trộn đều ăn nóng, giải cảm.
Giã lá tía tô lấy một bát nước, hòa một chút muối cho uống một lần, chữa đau bụng, đầy hơi.
Lấy cành lá tía tô và đoạn vỏ rễ cây dâu bóc trắng đun lấy độ một chén nước cho uống chữa ho, tức thở.
|
TỎI TÂY
Nguồn gốc và đặc điểm sinh học tương tự như tỏi ta. Tỏi tây là cây ưa khí hậu mát và là cây chịu lạnh. Nhiệt độ cần thiết để cây sinh trưởng và phát triển là 18-20oC. Nhiệt độ cần thiết cho quá trình tạo củ là 20-22oC
Tỏi thuộc nhóm cây ưa ánh sáng dài ngày. Số giờ nắng 12-13 giờ/ngày kích thích cây hình thành củ sớm. Tuy nhiên, đối với những giống được tạo ra trong điều kiện ánh sáng ngày ngắn hoặc trung bình, thì tỏi phát triển thích hợp trong điều kiện có chế độ ánh sáng tương tự nơi chúng được tạo ra.
Tùy theo giai đoạn sinh trưởng mà cây tỏi có yêu cầu khác nhau đối với độ ẩm. Để phát triển thân lá cây cần độ ẩm đất là 70-80%, để phát triển củ tỏi cần độ ẩm đất là 60%. Thiếu nước cây phát triển kém, củ nhỏ. Ngược lại nếu thừa nước, cây dễ bị các loại bệnh như thối ướt, thối nhũn và làm cho củ dễ bị hỏng trong khi cất giữ.
Đất trồng tỏi phải là đất thịt nhẹ, tơi xốp, giàu mùn. Độ pH thích hợp là 6,0 – 6,5. Tỏi tây có thời gian sinh trưởng dài 6-8 tháng. Thông thường tỏi tây được gieo bằng hạt, nhổ cây con đem trồng. Cũng có thể dùng nhánh (gọi là tỏi dẻ) để trồng.
Kỹ thuật trồng:
Giống: Trong sản xuất, giống tỏi lùn là tốt nhất. Giống này có đoạn thân từ cổ rễ đến phần lá dài 10-15 cm, đường kính thân 3-4 cm, lá rộng 4-5 cm. Lá hình lưỡi mác. Sau khi gieo 10-15 ngày thì mọc. Phần thân có màu trắng.
Gieo hạt: Gieo trong tháng 3. Lượng hạt giống gieo là 2 g/m2. Khi cây mọc, cần có mái che, bảo vệ cho cây con qua mùa hè. Đến tháng 8-9 nhổ cây con đem cấy ra ruộng. Thu hoạch các tháng 10-11. Có thể tỉa nhánh cây con, cấy trong tháng 3 và thu hoạch vào tháng 6.
Đất trồng: Đất trồng tỏi tây cần thoát nước, thoáng, có độ phì nhiêu cao. Sau khi làm đất kỹ, cần lên luống cao.
Bón lót: phân chuồng, phân hữu cơ hoai mục với 15-20 tấn/ha. Bón phân thúc bằng nước giải pha loãng 30% hoặc phân đạm hòa vào nước. Trong suốt thời gian từ lúc trồng đến khi thu hoạch bón thúc 3-5 lần.
Trồng và chăm sóc: Tỏi tây được trồng với khoảng cách 20 x 15 cm. Khi cây to bằng chiếc bút chì thì nhổ lên, cắt bớt một ít rễ và ngọn rồi đem trồng lên luống với mức sâu 5-8 cm. Sau khi trồng tưới nước giữ ẩm đều.
Thu hoạch: Tỏi tây thường dùng để ăn tươi cho nên sau khi trồng trên 100 ngày thì nhỏ tỉa dần để ăn. Thường tỉa 3-4 lần, các lần tỉa cách nhau 3-5 ngàyNếu trồng thuần, năng suất trung bình là 25-30 tấn/ha. Trồng xen với các loại rau khác, năng suất trung bình 10-15 tấn/ha.
|
THÌ LÀ
Theo Đông y, cây Thì là loại cây thân thảo. Thì là chứa nhiều Vitamin C và chất xơ. Thì là có tính nóng, giúp quân bình và điều hoà khí âm dương, điều hoà thể trọng, giảm đau, giúp tiêu hóa và giúp sản phụ có nhiều sữa.
Gần đây người ta còn cho rằng Thì là có chứa một hoạt chất oxy hóa cực mạnh có thể giúp ngăn ngừa bệnh ung thư. Tuy nhiên nghiên cứu trên mới chỉ giới hạn trên động vật, chưa được thử nghiệm trên con người.
Ngoài ra người ta cũng có thể dùng cây Thì là để cất tinh dầu. Tinh dầu Thì là được chưng cất chủ yếu từ hạt, được bán rộng rãi và được ưa chuộng dùng để xông hương, tạo ẩm, đặc biệt là pha vào nước để tắm, gội vì được cho rằng sẽ làm da và tóc mượt mà hơn…
1. Lựa chọn hạt giống cây Thì là
Vì là cây gieo trồng bằng hạt nên để có thể trồng thành công thì cần phải lựa chọn hạt cẩn thận. Hạt phải mua tại cửa hàng có uy tín, mẩy, chắc, không dính mầm bệnh.
2. Xử lý hạt giống cây Thì là
Hạt giống trước khi gieo nên phơi ngoài nắng nhẹ, để 1 đêm, hôm sau đem gieo. Cách để gieo đều có thể ngâm nước vào hạt trong vài giờ, tẩm thêm tro, lấy tay vo đều cho hạt rời nhau rồi đem gieo.
3. Đất trồng cây Thì là
Thì là có thể mọc khắp nơi ở nước ta, nhưng loại đất thích hợp nhất vẫn phải đảm bảo độ tơi xốp, ít bị chua và mặn. Vì hạt thì là nhỏ, mọc yếu nên đất cần làm nhỏ, cào cho bằng phẳng. Để đất đủ dinh dưỡng trước khi gieo cũng cần phải bón lót phân hữu cơ sinh học hoặc phân chuồng hoai mục trộn lẫn.
4. Kỹ thuật trồng cây Thì là
Trồng cây Thì là bằng cách gieo hạt khá đơn giản. Sau khi chuẩn bị xong các bước từ chọn giống, xử lý hạt và làm đất thì tiến hành gieo hạt trực tiếp xuống mặt đấtbằng cách gieo vãi. Gieo xong rắc đất bột hay khỏa nhẹ để có 1 lớp đất mỏng phủ lên hạt, sau đó phủ trấu, mạt cưa hay rơm rạ lên mặt rồi tưới nước cho đủ ẩm.
Thời vụ gieo hạt Thì là thích hợp nhất vào khoảng tháng 9-10, có thể gieo trong vụ Đông Xuân nhiều lứa. Sau khi thu hoạch xong thì trồng lại. Gieo đợt tháng 10 để làm giống.
http://kythuatnuoitrong.edu.vn/
|
XÀ LÁCH
1. Thời vụ trồng cây xà lách
Xà lách phù hợp với điều kiện nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng phát triển từ 18 - 25oC, độ ẩm khoảng 80 - 90%. Thích hợp với quang chu kỳ ngày dài, tuy nhiên xà lách có thể phát triển tốt cả về mùa mưa cũng như mùa, trong điều kiện có nhà che plastic.
2. Chuẩn bị đất trồng xà lách
Đất được cầy xới và dọn sạch tàn dư thực vật, bón vôi cải tạo độ pH của đất lên 5.5 - 6.6, Lượng bón 80 - 120 kg/1.000m2, rải đều trên ruộng rồi cày trộn trong đất phơi ải 1 - 2 tuần.
Để hạn chế một số côn trùng cắn phá hại cây con ta dùng thuốc xử lý đất như: Tricoderma, Sincosin 0.56SL, Stop 5DD...trước khi gieo trồng cây con ít nhất 15 ngày. Sau đó bón phân lót cày bừa kỹ lần nữa.
3. Lên luống, gieo trồng xà lách
Lên luống rộng 1,0 - 1.1m, luống x luống 30cm, cao luống 10 - 15cm tuỳ vào hệ thống thoát nước tốt hay kém. Tưới ẩm đều trên luống trước khi trồng cây con hoặc phủ bạt nylong.
4. Mật độ, khoảng cách trồng rau xà lách
Mật độ trồng từ 9.000 - 11.000 cây/1000m2
Đục lỗ 4 hàng để trồng cây theo khoảng cách:
Hàng cách hàng 25cm,
Cây cách cây 20cm, đục theo kiểu nanh sấu.
Trước khi trồng tưới ẩm đều trên toàn bộ luống. (chú ý thoát nước tốt, tránh ứ đọng lâu sau khi mưa).
5. Lượng phân bón (cho 1000m2), loại phân bón cho rau xà lách - Vôi: 80 - 120kg
- Phân chuồng hoai mục: 3 - 4 m3
- Supe lân: 50kg.
- Nitrophoska 15 - 5 - 20: 35kg
- Kali sunfat (K2SO4) : 30kg
- Phân hữu cơ đậm đặc (Dynamic, hoặc Growell): 30kg
6. Kỹ thuật trồng rau xà lách
Cây giống; Giống được ươm trong vỉ xốp. Thời gian giống đạt tiêu chuẩn xuất vườn là 15 - 18 ngày, có 4 - 6 lá thật, cây phát triển cân đối, không có sâu bệnh, rễ phát triển mạnh.
Đặt cây vào giữa hố, lấp đất, nén nhẹ. Tránh trồng quá sâu hoặc quá cạn
Sau khi trồng nên chú ý độ ẩm trong vòng 10 ngày để giúp cây bén rễ tốt.
7. Chăm sóc cây rau xà lách
Điều khiển nước tưới
- Rau xà lách tưới bằng hệ thống phun mưa,
Sau khi trồng cần giữ ẩm cho cây, tưới nhẹ từ 1 - 2 lần/ ngày trong tuần đầu tiên, sau đó mỗi ngày chỉ tưới 1 lần. Nếu trồng vụ mưa có thể tưới ít hơn.
Lưu ý:
Nếu mưa nhiều liên tục cần chú ý hệ thống thoát nước để hạn chế sâu bệnh, ngập úng.
Nguồn nước tưới phải là nước máy, nước giếng khoan không bị ô nhiễm kim loại nặng, nước sông suối phải là nước sạch, không nhiễm vi sinh vật gây bệnh
Điều khiển lượng phân bón cho cây rau xà lách
Bón lót
Vôi: 80 - 120kg: rãi cày trước khi làm đất.
Bón lót toàn bộ phân chuồng + toàn bộ lượng phân bón trên khi làm đất lần cuối.
Bón thúc:
Sau khi trồng tuỳ theo tình hình sinh trưởng của cây mà bón thúc thêm lượng phân thích hợp, song cần bón ít nhưng chia nhiều lần. Ngoài ra có thể sử dụng thêm phân bón qua lá hoặc Nitrophoska hoà tan lọc sạch rồi cho vào bể nước tưới trong hệ thống tưới tự động.
Bón thúc một lần sau khi trồng 1 - 2 tuần nếu cây phát triển kém, có thể dùng Nitrophoska tím với lượng 10 - 15kg/sào bằng cách hòa loãng 0,5 % với nước rồi tưới đều trên luống.
Kiểm soát dịch hại cây xà lách
Xà lách có thời gian sinh trưởng ngắn, ít bị sâu bệnh phá hoại, cần chủ động phòng sâu bệnh kịp thời khi phát hiện có triệu chứng.
Nếu cây bị bệnh thì nhổ tiêu huỷ tránh để lây lan nguồn bệnh.
Nguồn: Giáo trình trồng và chăm sóc rau trong môi trường đất - Bộ NN&PT NT
|