CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT - THƯƠNG MẠI TÂN NÔNG PHÁT

TAN NONG PHAT SEEDS CO., LTD

Địa chỉ (Add): 28/3 Hoàng Diệu 2 (Rd) - P.Linh Chiểu (Ward) – TP.Thủ Đức (City)  – TP.Hồ Chí Minh (City).
Mã số thuế (Tax code): 0303 285 900
Điện thoại (Phone):(84) - 028 - 38967844 - Fax: (84) - 028 - 62840080
Email: info@tannongphatseed.com - sale@tannongphatseed.com - tannongphat@gmail.com


Bootstrap Slider
KỸ THUẬT TRỒNG

KỸ THUẬT TRỒNG HOA


HOA BÁO XUÂN

     Hoa báo xuân có tên khoa học là Primula malacoides thuộc họ Anh Thảo (Primulaceae), hoa còn được gọi là anh đào hạt nhỏ, anh thảo tiên, hoa ngọc trâm, hoa liên linh…Đây là một loại thảo mộc phát triển trong khí hậu nhiệt đới và là một cây có hoa.

1. Thời vụ

     Người trồng hoa thường gieo trồng hạt vào tháng 5 tháng 6 âm lịch để đến Tết cây bắt đầu cho ra hoa. Hiện nay với nhiều phương pháp chăm sóc khác nhau người ta cũng có thể gieo hạt chủ yếu vào mùa thu hoặc đầu xuân, sau 10-15 ngày thì hạt nảy mầm. Để đảm bảo hạt nảy mầm nhanh thì chọn đất gieo hạt phải tơi xốp, trung tính hoặc hơi chua nhiều mùn. Do đặc tính cây hoa thấp chúng ta nên gieo cây vào chậu treo hoặc bầu ươm ngay cho đỡ phải đánh chuyển.

2. Nhiệt độ thích hợp trồng hoa báo xuân

     Hoa báo xuân sinh trưởng trong điều kiện mát ẩm, không chịu nắng. Vì vậy trồng cây hoa báo xuân nên để ý tới yếu tố này nếu không cây khó có thể phát triển như ý muốn.

3. Kỹ thuật trồng cây hoa báo xuân

     Trước tiên cần chuẩn bị hạt giống hoa báo xuân tốt có, bầu ươm, đất sạch tơi xốp. Sau đó làm sạch bề mặt đất bầu ươm. Tùy theo kích thước của bầu mà chúng ta rắc hạt sao cho khoảng cách các hạt tối thiểu 5-10cm. Lưu ý cần rắc một lớp đất mỏng lên trên phủ kín bề mặt của hạt và tưới nước thật ẩm. Chú ý những hạt sau khi tưới nước bị nổi lên mặt đất chúng ta lại vùi xuống và cho chậu vào chỗ mát. Thời gian gieo hạt chỉ khoảng thời gian từ 5-7 ngày là hạt bắt đầu nảy mầm nứt trồi lên khỏi mặt đất.

4. Cách chăm sóc cây hoa báo xuân

     Thời gian đầu mới trồng nên dùng vòi phun nhẹ để tưới nước. Cần chú ý để nơi khô mát, tưới nước, mỗi tuần bón phân một lần. Mùa khô nóng cần phải che 30-40%, khi thu hái hạt phải chờ hạt chín rồi thu hái đồng loạt để lấy giống cho năm sau.

5. Phòng trị bệnh cho hoa báo xuân

     Trồng cây hoa báo xuân cần kiểm tra và quan sát kỹ một số bệnh như đốm lá, muội hay thiếu ăn nên bị còi. Chữa bệnh bằng cách ngắt những lá bị muội và điều chỉnh lượng nước cho phù hợp. Cây hoa báo xuân thường dễ sinh trưởng và ít sâu bệnh. Sau khoảng thời gian 3-4 tháng là cây bắt đầu cho nụ và hoa. Cây ra hoa liên tục nếu được chăm sóc tốt có thể kéo dài vài tháng. Những bông hoa bị già khô chúng ta dùng kéo cắt bỏ gần sát gốc để cây cho hoa mới.

An Dương - Dẫn theo http://vietq.vn/

HOA BẮP CẢI

     Bắp cải cảnh là một loại cây cảnh độc, lạ, mới lên ngôi trong dịp Tết năm nay. Hãy cùng tìm hiểu kỹ thuật trồng cây và cách chăm sóc loại bắp cải cảnh mới lạ này.

     Cây bắp cải cảnh (Cabbage red), dòng Osaka có nguồn gốc xuất xứ từ Thái Lan, là một trong những cây cảnh mới được nhập về Việt Nam rất được đón chào, thậm chí được săn lùng trong dịp tết nguyên đán. Kỹ thuật trồng cây và chăm sóc những chậu bắp cải cảnh lại không quá khó khiến loại cây cảnh này lên ngôi trong dịp cận Tết.

1. Đặc điểm

     Đây là loài bắp cải có có 2 màu lá chính: màu xanh ở những tán lá bên ngoài và những tán lá trong cùng có màu tím rất đẹp. Nhìn cả cây bắp cải cảnh như một bông hoa tím được bao bởi những chiếc lá xanh vô cùng bắt mắt, lại rất đẹp, độc và lạ, cây bắp cải cảnh có chiều cao thấp nên rất phù hợp để trồng trong chậu nhỏ, bầy trong nhà, phòng làm việc.

     Hiện tại, hạt giống hoa bắp cải được bán nhiều ở các cửa hàng hạt giống với giá 25.000đ/gói gồm 30 hạt. Ngoài ra, đợt giáp Tết nguyên đán năm nay, chị em có thể tìm mua những chậu hoa bắp cải ở khắp các chợ cảnh trong Nam ngoài Bắc hoặc tại vườn thực vật ĐH Nông nghiệp Hà Nội với giá từ 20.000-30.000đ/cây.

2. Nhiệt độ

     Từ ngày gieo đến ngày ra ngôi khoảng hơn 1 tháng, cây ra màu đẹp nhất khoảng từ 3 đến 4 tháng. Có nguồn gốc từ nơi xứ lạnh, cây bắp cải cảnh lên màu đẹp và phát triển nhất ở nhiệt độ khoảng 21 độ C. Ở nhiệt độ thấp có thể bị dộp lá và sẽ chết khi nhiệt độ giảm xuống dưới 4 độ C.

3. Ánh sáng

     Bắp cải cảnh thuộc nhóm cây ưa ánh sáng ngày dài nhưng cường độ chiếu sáng yếu. Bắp cải cảnh cần nhận được lượng ánh sáng vừa phải trong thời gian dài. Vì vậy, cây bắp cải cần được ươm ngoài trời để cây vừa nhận được ánh nắng nhẹ cũng như khí hanh của mùa đông lạnh.

4. Độ ẩm

     Độ ẩm thích hợp là từ 75 - 85%, độ ẩm không khí khoảng 80 - 90%. Đất quá ẩm (trên 90%) kéo dài 3 - 5 ngày sẽ làm rễ cây nhiễm độc vì làm việc trong điều kiện yếm khí.

5. Đất

     Cây ưa đất thịt nhẹ, cát pha, tốt nhất là đất phù sa bồi, độ pH từ 5,5 - 6.

6. Tưới nước

     Hoa bắp cải rất ưa nước nên cần tưới ít nhất 1 lần/ngày. Ngay khi mặt đất hơi se lại là đã cần bổ sung thêm nước cho cây. Tuy nhiên, cũng nên chú ý để tránh quá tay, gây ngập úng chết cây.

7. Chăm sóc

      Bắp cải cảnh không cần chăm sóc quá nhiều như các loại cây cảnh khác. Nhưng cần chú ý vì bắp cải cảnh mỏng manh, dễ bị dập nên cần tránh tưới nước mạnh, nên dùng bình phun giữ độ tươi cho lá và tưới nước thấp, sát gốc cây, tránh đất bắn lên lá.

     Bắp cải cảnh trồng trong điều kiện gia đình dễ bị ớm nắng nên thỉnh thoảng cần đem cây ra ngoài sân sau nhiều ngày chơi trong nhà, nếu không cây sẽ bị nhạt màu, có biểu hiện úa. Cần chú ý các loại ốc sên vì bắp cải cảnh suy cho cùng vẫn là một giống rau ăn, dễ bị ốc sên và các loại sinh vật hại khác ăn nếu trồng trong môi trường có những loại sinh vật này.

Theo Vietq

HOA BIBI (BABY)

 

     Hoa baby có tên tiếng Anh là Baby’s Breath và có tên khoa học là Gypsophila hay được gọi là hoa chấm bi. Hoa baby có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải và Đông Âu, đặc điểm là cánh hoa nhỏ như những bông tuyết trắng.

     Hoa baby là loài cây thân bụi, nhiều cành và những bông hoa nhỏ mọc ra rất nhiều ở các đầu cành, hoa baby thường có màu trắng phổ biến, tuy nhiên hoa vẩn có thêm các màu khác như màu hồng nhạt.

     Hoa baby phù hợp với khí hậu nước ta nên được trồng rất phổ biến và thời gian sinh trưởng nhanh, nảy mầm sau từ 5-7 ngay gieo hạt và sau khoảng thười gian chăm sóc từ 40 ngày cây bắt đầu cho ra hoa.

     Trồng cây hoa baby có thể trồng được quanh năm, đất trồng cần phải giàu dinh dưỡng, tơi xốp, thoáng khí, ưa ẩm, có thể dùng đất tribat dùng cho hoa và rau ăn lá để trồng.

Để có được những cây hoa baby phát triển nhanh chóng và khỏe mạnh ta cần phải chuẩn bị những thứ sau đây để chuẩn bị trồng những cây hoa baby trong khu vườn.

  • Hạt giống: là thứ không thể thiếu đươc, chính vì vậy mà cần nên lựa chọn hạt giống có chất lượng tốt để đảm bảo tỷ lệ nảy mầm cao, cây có sức đề kháng tốt nhất, cây phát triển khỏe mạnh.
  • Đất trồng: bạn có thể sử dụng đất hữu cơ ẩm hoặc đất phù sa để trồng cây vì trong đất có độ ẩm khá tốt và khả năng thoát nước cao. Giúp cho cây phát triển về sau này.
  • Chậu hoa, bồn hoa, luống nước tưới, bình nước tưới.

1. KỸ THUẬT GIEO HẠT CÂY HOA BABY

     Giúp hạt cây hoa baby phát triển nhanh hơn , chúng ta cần phải ủ hạt trước khi gieo hạt giống hoa baby với công thức pha như sau: nước ấm: 3 nước sôi + 2 nước lạnh, cho hạt vào ngâm trong khoảng 5-6 giờ, sau đó, vớt hạt ra, rửa hạt lại bằng nước sạch.

     Dùng gòn nhúng ẩm, vắt ráo, cầm trút miếng gòn thấy không còn nước giọt chảy ra là được, bọc hạt lại cho vào lọ ủ khoảng 3 – 4 ngày, khi thấy hạt nứt mầm trắng thì gieo vào đất hoặc chậu hoa. Hạt giống cây gia vị

Sang chậu hoặc luống đất từ khi gieo hạt khoảng 10-15 ngày, khi sang chậu nên sang vào lúc mát và tưới ẩm hạt ngay sau đó, cây phát triển cứng lên rồi nên cho ra nắng.

2. KỸ THUẬT CHĂM SÓC HOA BABY

     Riêng đối với những cây hoa baby thường ra hoa rất nhanh, với khoảng thời gian rất ngắn từ 30-40 ngày thì hoa baby đã cho ra những bông hoa đầu tiên. Khi cây hoa babay ra thì nhiệt độ phù hợp của cây từ 17-22 độ C, nếu nhiệt độ quá nóng sẽ làm ảnh hưởng tới sự phát triển của cây và nếu quá lanh cũng vậy

     Sâu bệnh hại, các bệnh thường gặp ở hoa baby như thối do nấm Pythium, rệp, bọ trĩ, sâu ăn tạp. Có thể đên các của hàng bảo vệ thực vật mua thuốc về phun. Phòng tránh bệnh và sâu hại bằng cách tưới nước hợp lý, không tưới quá muộn (sáng sớm hoặc 5-6h chiều là hợp lý) vì ban đêm có sương đêm độ ẩm cao cây sẽ dễ nhiễm nấm hơn.

3. Bón phân cho hoa baby

     Vào thời kỳ cây sinh trưởng cần bón phân 2 tuần 1 lần. Bón phân NPK có tỷ lệ NPK đồng đều 20-20-20.

     Để cho hoa ra sớm, nên bón phân NPK có tỷ lệ là 12-30-17 và các thành phần vi lượng thường dùng để kích thích hoa. Tiến hành dùng phân bón dùng bình xịt phun sương ướt hết các mặt lá, lặp đi lặp lại sau mỗi 7 đến 10 ngày.

     Hoa baby rất phù hợp để trồng làm cảnh, hay trồng lấy cành làm hoa bó kèm. Những bông hoa baby nhỏ xinh màu trắng hoặc hồng có thể bó riêng, nhưng đặc biệt khi kết hợp cùng các loài hoa cỡ lớn khác.

     Hoa baby thường gặp nhất là màu trắng, ngoài ra hoa baby còn có màu hồng nhạt hồng đâm, hiếm gặp hơn. Hoa baby nhỏ li ti như những hạt tuyết trắng, hồng vô cùng đẹp.

Nguồn: sưu tầm

HOA BƯỚM ĐA SẮC

1. Đặc điểm hoa cánh bướm.

     Hoa cánh bướm ở nhiều nơi còn gọi là hoa chuồn chuồn hay hoa cúc sao. Loại hoa này có họ hàng với hoa cúc và chia ra làm rất nhiều loại với màu sắc khác nhau. Hoa cánh bướm có tính chất là khá mềm yếu và dễ bị rụng cánh nếu ngắt khỏi cành, vì vậy chúng không thường được bày bán trong các cửa hàng hoa để bó hoa. Tuy nhiên khi xuất hiện trên vườn hoa nó có thể làm siêu lòng mọi con mắt nhìn bởi vẻ đẹp dịu dàng, tinh khiết và đầy quyến rũ.

2. Kỹ thuật gieo trồng hoa cánh bướm.

  • Để hoa kịp ra hoa vào dịp tết nguyên đán bạn cần phải gieo hoa từ tháng 9 âm lịch.

     Bạn có thể ngâm hạt trước khi gieo để tỉ lệ nảy mầm cao hơn, sau đó gieo đều trên những luống đất đã được cải tạo từ trước. Việc cải tạo đất cần tuân thủ theo nguyên tắc 3kg phân lân, 3kg phân kali và 10 kg vôi bột cho 1 xào đất. Sau khi gieo hạt bạn nên phủ một lớp rơm rạ mục để đảm bảo độ ẩm, ngăn cản ánh nắng quá gắt cũng như đảm bảo khi tưới, hoặc khi trời mưa hạt giống không bị di chuyển.

  • Sau khoảng 1 tuần hạt bắt đầu nảy mầm bạn nên dỡ bỏ lớp rơm rạ này đi. Và chú ý trong thời gian này bạn nên tưới nước nhẹ nhàng bàng vòi xịt nước. Khi cây khá cứng cáp bạn có thể bón lót để cây phát triển tốt. Hoa cánh bướm thường được gieo trồng từng hàng, để đảm bảo việc ra hoa cho cây, khi cây có nụ hoa bạn nên bón thúc cho cây.
  • Khi hoa tàn và ra quả, bạn cần xác định những cây đẹp và lấy những quả chín già của cây đó. Phơi khô và đập lấy hạt, hạt sẽ tự tách dễ dàng, sau đó chọn những hạt chắc, phơi khô tiếp rồi cất giữ. Loại quả của cây hoa cánh bướm rất khó bảo quản nên bạn chỉ nên phơi khô bằng gió và trong bóng râm. Sau đó đợi đến khi hạt nguội mới cho vào hộp để dự trữ.

HOA CẨM CHƯỚNG

1. Chuẩn bị đất

  • Đất trồng cẩm chướng phải tơi xốp, có độ thoáng cao, thoát nước, nhiều mùn. Không trồng 2 vụ cẩm chướng liên tục, phải luân canh 2-3 năm.
  • Đất được cày sâu 40-50m, tơi nhỏ, khử tuyến trùng bằng ethoprophos 10% (20-30 kg Mocap hạt/ ha), khử vi khuẩn bằng calcium hypochlorite (30kg/ha).
  • Lên luống cao, bề rộng luống 1,2m, bề mặt luống bằng phẳng, tưới ẩm trước khi trồng cây.
  • Cây được trồng với mật độ 200.000 – 220.000 cây/ha

2. Tưới nước

  • Cây mới trồng trong 10 ngày đầu cần tưới nước 2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều mát để duy trì độ ẩm cho cây giúp cây bén rễ nhanh.
  • Cây trồng sau 10 ngày, tưới nước tuỳ theo mùa trong năm, mùa nắng cần tưới 2-3 ngày/1lần, mùa mưa 4-5 ngày/1lần tùy theo nhu cầu của cây. Tưới nước vào buổi sáng để tránh ướt lá vào chiều tối, hạn chế sự phát triển của nấm bệnh. Sau khi cây đã bén rễ, nên tưới bằng hệ thống tưới nhỏ giọt là tốt nhất. Trong những ngày nắng nóng, kết hợp tưới phun lên lá để làm mát cây.
  • Nước tưới phải đảm bảo sạch, phải được cách ly với  nguồn rác thải và phải được xử lý trước khi dùng;

3. Phân bón và cách pháp bón

Lượng phân cần bón: tính cho 1ha

  • Phân chuồng: 100 - 120 m3
  • Vôi: 1000-1500 kg;
  • Phân vi sinh: 300 kg;
  • Magiê sulphat: 80-100kg
  • Phân hoá học theo hàm lượng nguyên chất: 300 N - 200 P2O5 - 250 K2O

Cách bón phân

Có thể sử dụng phân đơn hoặc phân phức hợp quy đổi tương đương theo hàm lượng nguyên chất như trên

  • Nếu sử dụng phân đơn: cần 652 kg urê, 1375 kg super lân, 417 kg kali đỏ
  • Bón lót: Toàn bộ phân chuồng, vôi, phân vi sinh và magiê sulphat, lân super 500 kg;
  • Bón thúc: Bón theo định kỳ 20 ngày/lần: 36,2kg urê + 48,6 kg super lân + 23,2 kg kali đỏ.
  • Nếu sử dụng phân NPK 20-20-15: Cần 1000 kg NPK, 217 kg urê, 83 kg kali đỏ. - Bón lót: toàn bộ phân chuồng, vôi, phân vi sinh và magiê sulphat, NPK 300 kg;

-   Bón thúc : Bón theo định kỳ 20 ngày/lần: 39 kg NPK+ 12 kg Ure + 4,6 kg kali đỏ.

- Cây hoa cẩm chướng cho thu hoạch kéo dài, cần bổ sung thêm vôi để cân bằng độ pH trong đất.

- Bổ sung thêm phân bón lá và vi lượng bằng cách phun Atonik, Miracle, Ba lá xanh, Tinh phân cá… theo định kỳ 15-20 ngày một lần (phun lúc chiều mát và tưới rửa lá vào sáng sớm hôm sau để hạn chế sự phát triển của nấm bệnh, tránh phun lên hoa).

4. Giăng lưới:

  • Cành hoa cẩm chướng khá cao và mầm yếu nên cần có lưới đỡ để tránh cây đổ ngã khi chăm sóc và thu hoạch. Dùng lưới bằng dây cước, dây dù hoặc dây kẽm với kích thước lỗ 20cm x 20cm giăng để nâng đỡ cây.
  • Khi cây cao khoảng 20cm, tiến hành giăng lưới tầng đầu. Có thể dùng lưới bằng dây dù, cước, tuy nhiên đan lưới bằng kẽm cho hiệu quả cao nhất. Khi cây cao 30-40 cm, tiến hành giăng lưới ở tầng thứ 2 để giữ cho cành hoa không bị đổ ngã.

5. Bấm ngọn, tỉa chồi nách và nụ

  • Bấm ngọn: Khi cây cao khoảng 20cm, các nhánh bên đã phát triển, cần bấm bỏ ngọn đầu để các nhánh bên phát triển đồng đều, thu hoạch hoa hàng loạt.
  • Tỉa bỏ chồi nách: Trên cây cẩm chướng phát triển rất nhiều chồi nách. Nếu để nguyên sẽ tiêu hao dinh dưỡng và dễ sinh sâu bệnh hại, cần thường xuyên tỉa bỏ chồi nách để cành hoa to khỏe. Tỉa bỏ cẩn thận để tránh tổn thương đến cây. Sau khi tỉa nhánh, phun thuốc phòng trừ nấm bệnh ngay.
  • Tỉa nụ: đối với hoa đơn tỉa bỏ các nụ bên để nụ chính to khỏe. Đối với hoa kép, tỉa bỏ nụ chính để các hoa còn lại phát triển đồng đều. Tiến hành tỉa khi nụ chính to bằng hạt bắp. Tỉa nhẹ nhàng để không làm ảnh hưởng đến các nụ còn lại.

6. Thu hoạch

  • Thời điểm thu hoạch thích hợp nhất đối với hoa cẩm chướng là lúc hoa hé nở 10-15%, thu hoạch vào sáng sớm (không quá 10 giờ sáng) hoặc chiều mát (từ 3 giờ chiều). Trong những ngày trời mát có thể thu hoạch hoa cúc bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
  • Cắm hoa vào xô nước hoặc xô dung dịch xử lý ức chế sinh ethylene ngay sau cắt hoa khỏi cây và vận chuyển về nơi lưu giữ hoa (nhà mát).

Nguồn: http://khuyennong.lamdong.gov.vn/

HOA CÚC CÁC LOẠI

  1. Chuẩn bị đất trồng

     Cúc là cây trồng cạn, không chịu được ngập úng, do đó đất trồng phải cao ráo tơi xốp, thoát nước tốt. Đất thích hợp cho sự phát triển của cây cúc là đất thịt nhẹ, đất pha sét, đất đỏ bazan,...có độ pH khoảng từ pH = 5,8 – 6,8, độ dẫn điện khoảng từ 0,8 – 1mS/cm cho cây con và khoảng từ 1,2 - 1,5mS/cm cho cây lớn.

     Đất được cày phơi ải từ 7-10 ngày sau mỗi vụ trồng, cày sâu 35-45 cm, bừa nhỏ mịn, khử tuyến trùng bằng Ethoprophos 10% (2-3 kg Mocap hạt/1000m2), khử vi khuẩn bằng calcium hypochlorite (3 kg/1000m2)

Lên luống cao 20-25cm, rò rãnh 1,2m, bề mặt luống bằng phẳng, tưới ẩm trước khi trồng cây.

2. Phân bón và cách bón phân:

a. Nếu bón phân theo phương thức canh tác thông thường: Nhu cầu phân bón cho cây hoa cúc trong 1vụ/1000m2 như sau:

  • Phân hữu cơ: 200–300kg (có thể sử dụng phân trùn quế hoặc bounceback, Dynamic…). Hoặc có thể sử dụng phân chuồng hoai mục: 10 – 12 m3.
  • Trichoderma: 1kg
  • Magie Sulphate: 5kg
  • Vôi: 70 - 100 kg, tùy theo độ pH của đất
  • Phân hóa học (theo lượng nguyên chất): 250kg N – 160kg P2O5 – 200kg K2O

Có thể sử dụng phân đơn (ure, supper lân, kali) hoặc phân hỗn hợp (các loại NPK, DAP, …) quy đổi theo liều lượng nguyên chất như trên.

  • Bón lót: Toàn bộ phân chuồng, vôi, lân vi sinh, Magie Sulphat, ½ P2O5. Lưu ý: không bón vôi chung với các loại phân bón như trên)
  • Bón thúc:
    • Lần 1: 8kg N – 2kg P205 – 2kg K20. Bón thúc sau trồng từ 10 – 15 ngày.
    • Lần 2: 8kg N – 2kg P205 – 4kg K20. Bón thúc sau trồng từ 30 – 35 ngày.
    • Lần 3: 5kg N – 2kg P205 – 7kg K20. Bón thúc sau trồng từ 50 – 55 ngày.
    • Lần 4: 4kg N – 2kg P205 – 7kg K20. Bón thúc sau trồng từ 70 – 75 ngày.

Lưu ý: Nên bón vào lúc 7 giờ đến 9 giờ sáng, những ngày đầy đủ ánh sáng. Sau khi bón song cần tưới nước đẫm để cây có thể hấp thu phân bón. Rải phân bón bằng tay nhưng không để phân rơi trên lá, trên ngọn vì phân sẽ làm cây bị cháy lá và cháy ngọn, nếu tưới nước không kịp thời sẽ bị cháy lá.

     Có thể bổ sung một số phân vi lượng, bón phân vi lượng tùy thuộc vào tính chất, thành phần của đất và các biểu hiện thiếu vi lượng của cây trồng như sau:

  • MgSO4: 10kg/1000m2
  • FeSO4: 1 – 2kg/1000m2.
  • ZnSO4: 1 - 2kg/1000m2.
  • MnSO4: 1 - 2kg/1000m2.
  • CuSO4: 0.5 - 1kg/1000m2.
  • Na2MoO4: 0.5 - 1gr/1000m2

     Ngoài ra trong quá trình canh tác có thê bổ sung thêm một số loại phân bón qua lá, tùy thuộc vào tình hình sinh trưởng của cây. (Có thể sử dụng rong biển, Protifer, bud booster, super humic, caltrac, bortrac…)

b. Nếu bón phân thông qua hệ thống tưới

  • Phương pháp tưới:
  • Phân được pha đúng nồng độ liều lượng và được khuấy trộn đều cho đến khi toàn bộ lượng phân được hòa tan.
  • Tưới phân vào sáng sớm (Nếu tưới trễ, nắng nóng sẽ làm cháy lá hoặc tạo ẩm độ cao vào chiều - tối)
  1. Kỹ thuật trồng và chăm sóc a. Mật độ trồng

Mật độ trồng: Tùy thuộc vào mùa vụ và đặc tính giống mà bố trí mật độ trồng cho thích hợp.

  • Đối với những giống cúc đơn (chỉ để 1 bông trên cành), khoảng cách là: 10 x 14cm hoặc 12 x 14cm, mật độ 55.000 - 60.000 cây/1000m2.
  • Đối với những giống cúc chùm (để nhiều hoa trên cành), trồng với khoảng cách là: 10 x 16cm hoặc 12 x 16 cm, mật độ 45.000 – 50.000 cây/1000m2

Kỹ thuật trồng

      Kỹ thuật trồng: Không nên trồng quá cạn hoặc quá sâu: Lấp khoảng 2/3 bầu đất là thích hợp, khi trồng cây yêu cầu phải đặt cây vuông góc với mặt đất.

Cắm cọc, rải ống tưới nhỏ giọt, thả lưới :

  • Mỗi luống cắm 2 cọc đầu luống và 2 cọc cuối luống, các cọc được chôn xuống đất 40cm, cọc vừa có tác dụng canh thẳng luống vừa cố định hệ thống lưới đỡ cây.
  • Lưới được thả cố định bởi các cọc sắt ở 2 đầu luống.

Tưới nước:

  • Đối với cây mới trồng: Tùy thuộc vào cấu trúc đất và ẩm độ đất, mùa nắng hay mùa mưa và lượng bốc hơi nước hằng ngày mà có chế độ tưới thích hợp, thông thường lần tưới đầu tiên - khoảng 10m3/1.000m2 nước, sau đó giảm dần 5m3 - 7m3/1.000m2 nước cùng với phân bón được hoà tan cho những lần tưới sau;
  • Giai đoạn sau ngắt điện: Hạn chế tưới nước trên bề mặt lá nhằm mục đích giảm độ ẩm vào ban đêm. Lượng nước tưới cũng phụ thuộc vào cấu trúc đất, độ ẩm, thời tiết và lượng bốc hơi nước hàng ngày, thường tưới khoảng 7 – 8m3/1000m2;

Chiếu sáng bổ sung (Điều khiển quang chu kỳ):

     Việc chiếu sáng cho hoa cúc vào ban đêm bằng hệ thống đèn điện chiếu sáng vào giai đoạn cây con (từ lúc trồng đến 30 ngày sau trồng) có tác dụng làm tăng chiều cao cây, tăng tỷ lệ nở hoa, hoa to, độ bền dài và nở đúng thời điểm mong muốn.

     Thời gian chiếu sáng bổ sung dài hay ngắn phụ thuộc vào đặc tính của từng giống, từng mùa. Thời gian chiếu sáng bổ sung khoảng từ 20 đến 30 ngày vào ban đêm. Có thể chiếu sáng theo chu kỳ 10 phút sáng và 20 phút tối (Từ 8h30 tối - 2h45 sáng).

  • Khoảng cách giữa các dây là 2,4m
  • Khoảng cách giữa các bóng trên dây là 2,5m
  • Khoảng cách từ mặt đất đến đèn: 2,7m
  • Bóng đèn được sử dụng là bóng huỳnh quang 20w
  • Bóng đèn được điều khiển bởi bộ hẹn giờ

Tùy thuộc vào tiêu chuẩn chiều cao của cành hoa, người sản xuất có thể ngắt điện khi cây cao từ 30 – 45cm

Để tiết kiệm chi phí sử dụng điện, chất lượng của cây con có vai trò quan trọng, nếu cây con chất lượng kém, rễ phát triển không đồng đều, thời gian chiếu sáng phải tăng lên, dẫn đến cây phân nhánh nhiều trong quá trình ra hoa làm giảm chất lượng cành hoa.

Ngắt nụ chính/nụ phụ:

  • Đối với hoa cúc chùm, mục đích của ngắt nụ chính nhằm tập trung dinh dưỡng để cây nuôi các nụ nhánh, ngắt nụ kịp thời sẽ làm hoa nở đồng đều hơn, mật độ phân nhánh cũng tốt hơn, giá trị thương phẩm của cành hoa sẽ cao hơn. Từ lúc ngắt điện đến lúc ngắt nụ khoảng 4-5 tuần, ngắt bỏ nụ chính và để lại trên cây hoa phải có ít nhất 4-6 nhánh hoa nhỏ.
  • Đối với hoa đơn (01 hoa trên một cây): Thao tác ngược lại, chỉ ngắt nụ phụ, còn để lại nụ chính. Ngắt nụ phải kịp thời nhằm tránh cổ hoa bị cong, hoa sẽ bị nhỏ do dinh dưỡng không đủ để nuôi hoa chính.

THU HOẠCH, PHÂN LOẠI, XỬ LÝ SAU THU HOẠCH

1. Thu hoạch

     Cây hoa cúc là loại cây ngắn ngày, tùy theo đặc tính của từng giống, mùa vụ, số giờ chiếu sáng trên ngày, thời gian sinh trưởng của cây cúc từ 10 - 12 tuần, từ lúc ngắt nụ đến khi thu hoạch khoảng 2,5 - 3,5 tuần.

2. Tiêu chuẩn thu hoạch

     Cây thẳng, đối với hoa chùm tối thiểu có 4 nụ cùng độ nở. Đối với hoa chuẩn độ nở phải đạt 50 - 60%, chiều dài cổ hoa tối đa 18cm (trung bình từ 10 – 15cm), không phân nhánh không có nụ phụ, nụ hoa không được biến dạng, chân hoa không hoá gỗ, không vàng lá, không giòn lá, không tuột lá chân, không vết sâu, bệnh (rỉ sắt, botrytis), không bám cặn hoá chất, không rụng 3 đến 4 lá liên tiếp.

3. Tiêu chuẩn phân loại

Tùy theo nhu cầu của thị trường tiêu chuẩn phân loại khác nhau. Thông thường tiêu chuẩn phân loại 5cành/bó hoặc 10 cành /bó.

  • Cúc 10 cành xuất khẩu: Dài 70cm, tuốt sạch lá 25cm tính từ gốc: Loại A trọng lượng tối thiểu 500gr; Loại B từ 400 đến 499gr.
  • Cúc 5 cành bán nội địa: Dài 70 tuốt sạch lá 15cm tính từ gốc, cột giây thun theo hình xoắn. Loại A trọng lượng tối thiểu 250gr; loại B từ 200 - 249 gr.
  • Hiện nay nông dân chưa có thói quen phân loại theo chất lượng, do giá cả thị trường biến đông nhiều, trong quá trình phân loại, nông dân ghép cây đạt chất lượng và không đạt chất lượng với nhau dẫn đến giá trị thương phẩm của cây hoa cúc bị giảm rất nhiều.
  • Thị trường nội địa không chấp nhận tuốt lá chân vì tâm lý khách hàng sợ hàng trữ lạnh lâu ngày, điều này dẫn đến chất lượng hoa cũng giảm sút.
  • Hiện tại, sau khi thu hoạch, người nông dân đóng gói trên đồng ruộng sau đó gởi trực tiếp đến các đại lý tiêu thụ trong nước mà không qua qui trình xử lý sau thu hoạch dẫn đến tuổi thọ của hoa cúc rất thấp, chỉ 4-5 ngày. Nếu xử lý tốt tuổi thọ của hoa đạt 10-15 ngày .

4.Tiêu chuẩn đóng gói xuất khẩu:

     Buộc dây thun 8 cm tính từ gốc theo hình tròn, hoa sau khi thu hoạch được cắm trong nước sạch, dùng bao đóng gói đúng quy định cho mỗi chủng loại, hoa có thể trữ lạnh 5-7 ngày trong kho lạnh, thời gian trữ lạnh càng lâu chất lượng hoa, tuổi thọ hoa sẽ giảm. Nhiệt độ trữ kho: 2-30C.

5. Tiêu chuẩn đóng gói nội địa:

     Buộc dây thun cách gốc 3-5cm, sau khi thu hoạch, bỏ hoa vào xô cho hút nước; bỏ bịch nylon, mỗi bó từ 5-10 cành tùy theo yêu cầu của khách hàng; hoa không trữ lạnh, đóng hàng trong ngày, hầu hết nông dân không có kho trữ lạnh nên hoa bị mất nước, hấp hơi, chất lượng hoa đến tay khách hàng giảm rất lớn hoa bị ho, khi hút nước phục hồi lại thì tuổi thọ hoa chỉ 4-5 ngày, nếu bảo quản đúng qui trình thì tuổi thọ của hoa gia tăng đến 15 ngày.

  1. Phương pháp xử lý sau thu hoạch
  • Thu hoạch vào sáng sớm hoặc chiều mát để tránh cây bị mất nước.
  • Giữ hoa ở nơi râm mát trong lúc thu hoạch
  • Ngâm hoa trong xô nước sạch, độ cao nước 10cm tính từ đáy xô.
  • Dùng thuốc bảo quản sau thu hoạch như Chrysal AVB, Floralife pha vào trong nước theo tỷ lệ khuyến cáo của nhà sản xuất sẽ tăng tuổi thọ của hoa, làm cho hoa nở tươi lâu hơn
  • Thu xong trong vòng một giờ phải đưa về phòng đóng gói để xử lý sau thu hoạch.
  • Hoa cúc được trữ lạnh trong khoảng 2-5 ngày là tối đa, càng để lâu trong lạnh hoa sẽ giảm chất lượng.
  • Phân loại hoa theo tiêu chuẩn phân loại đã nêu trên, sau khi phân loại xong phải bỏ vào kho lạnh để tránh mất nước.
  • Tùy theo nhu cầu của khách hàng số lượng hoa trên thùng/ bó khách nhau.
  • Vận chuyển hoa ở nhiệt độ lạnh là 3-5 độ C

TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG LÂM ĐỒNG

DÃ UYÊN THẢO

1. Đặc điểm cây hoa dạ yến thảo

  • Cây hoa dạ yến thảo thuộc cây thân thảo có ba dạng cây: Cây bụi đứng và cây bụi rủ, dạ yến thảo biển sóng
  • Dạ yến thảo có ba giống: Hoa đơn và hoa kép, dạ yến thảo biển sóng.
  • Hoa dạ yến thảo nở bốn mùa, có ba cỡ: Hoa nhỏ sấp sỉ 5cm, nhỡ 8cm, lớn 12cm.
  • Tránh nắng hay thiếu sáng một chút hoặc rét cây dạ yến thảo vẫn cho hoa đẹp.
  • Dinh dưỡng, phân bón cho cây hoa dạ yến thảo: Khoảng15 đến 20 ngày cung cấp nhẹ một lần.
  • Đất trồng phù hợp với dạ yến thảo: Cây ưa đất Thoáng, xốp, ưa ẩm, dinh dưỡng phì nhiêu.
  • Một điểm đáng lưu ý cây hoa dã yên thảo thường bị bệnh nấm thối rễ hoặc sẽ yếu nếu chăm bón và nước tưới thất thường.
  • Màu hoa trên thế giới khoảng 150màu.
  • Dạ yến thảo rất dễ trang trí: Khắp nơi nếu có thể đặc biệt là ban công nhà phố
  • Hương thơm đặc biệt, phảng phất mùi Benzen đối với các loại hoa có màu sẫm dần.

Hoa dạ yến thảo có mùi thơm đặc biệt

2. Cách trồng hoa dạ yến thảo

2.1 Chuẩn bị

     Người trồng cây cần chuẩn bị đất trồng chất lượng tốt, chậu có lỗ thoát nước, dụng cụ đào lỗ tra hạt hoặc cán thìa, kéo sắc, 1 chậu hoa Dạ yến thảo khỏe mạnh và tưới đủ nước, ca nước.

2.2 Kỹ thuật trồng hoa dạ yến thảo bằng cành

Gieo hạt: thường vào mùa hè tháng 5, 6

– Giắc đều hạt lên chậu, ban công chỗ trồng hoa sau đó phủ một lớp đất mỏng lên.

– Phun nước nhẹ nhàng khắp chỗ trồng hoa, tránh để trôi hạt hoặc hở hạt lên mặt đất. Để ở chỗ mát tránh ánh nước mặt trời.

– Giữ ẩm cho cây, khoảng 4-7 ngày hạt sẽ nảy mầm chú ý, kiến hay sên ăn hạt hoặc ăn cây nảy mầm.

Thành cây

– Giữ ẩm cho cây, nếu cây mau quá có thể cho sang chậu cho cây phát triển dễ dàng.

– Tránh đặt chậu cây nơi gió lớn, cây hoa dễ bị tổn thương.

– Khi cây quá già cắt bớt thân ngọn, giữ gìn các phần thân (Thực hiện vào ngày mát) có thể thay đất hoặc chậu to hơn (vào mùa xuân), bổ xung dinh dưỡng cây sẽ bật mầm lộc dày và trong thời gian ngắn lại tiếp tục cho Hoa nhiều vì cây được trẻ hóa, lưu ý đây là loài cây ưa ẩm, háu ăn nhưng chúng ta phải trồng bằng những giá thể thật xốp thoáng giàu chất hữu cơ.

Chăm sóc

– Bón phân vi sinh định kỳ 2 tuần một lần

– Tưới nước giữ ẩm vào buổi sáng cho tới chiều suốt thời kỳ từ hạt hoa cho tới ra hoa

– Thường ngắt ngọn khi cây còn nhỏ và để cây gia tăng số lượng mầm.

– Không trồng trong chậu quá nhỏ, đất thịt, đất mịn(Cây sẽ không khỏe,không bền).

Dạ Yến Thảo là cây ưa sáng. Tưới nước thường xuyên và vừa phải, không nhiều quá nhưng cũng không để đất khô quá. Dã Yên Thảo có hoa liên tục, hết đợt này đến đợt khác, dễ tìm các loại giống, dễ trồng và dễ chăm sóc. Loài hoa này cực kỳ dễ trồng nhưng nếu lơ là không chăm sóc cũng rất dễ lụi tàn.

Chú ý: Buổi sáng tưới hoa và vệ sinh cho cây vì những lá khô héo rất dễ cho cây nhiễm sâu bệnh. Không nên để hoa tại thời tiết quá nắng hoặc mưa to. Bên cạnh đó, dạ yến thảo nhạy cảm với nhiệt độ, cây dễ bị nẫu bộ rễ khi nhiệt độ lên 35 độ. Cây sẽ bị chết ngay do mất nước, khi tưới thiếu nước cây biểu hiện héo rũ, bổ sung nước lại cũng sẽ rất khó phục hồi do lá mỏng, hoa nhiều, thân rỗng.

DƯƠNG ĐỊA HOÀNG

1. Thời vụ trồng

  • Việt Nam những cùng khác nhau sẽ có thời vụ trồng khác nhau:
  • Miền núi cao: 1 năm 1 vụ trồng vào T3, 4 thu hoạch T 9, 10, 11 của mùa đông lạnh.
  • Vùng núi thấp thuộc trung du và đồng bằng: 1 năm 2 vụ:
  • Vụ thu đông: Trồng T 8, 9 thu hoạch T2, 3 năm sau.
  • Vụ xuân hè: Trồng T2, 3 thu hoạch T 7, 8.

2. Chọn đất và làm đất

  • Không nên chọn đất vụ trước trồng các cây họ cà, một số cây họ bầu bí, rau cải, cà rốt...Loại cây trồng trước tốt nhất là các loại ngũ cốc ngô, các loại lúa mạch...
  • Không trồng liên canh hoặc trồng liên tục. Cứ 5 - 7 năm mới trồng địa hoàng trên đất đó.
  • Chọn đất cao ráo, thoáng nước tốt, tơi xốp có độ dốc từ 5 - 10 độ.
  • Đất càu sâu, khoảng 3 cm, bừa kỹ có thể sử lý đất trước khi lên luống.
  • Vụ thu đông: Ít mưa, lên luống từ 1 - 1,2m, cao từ 30 - 35cm, san phẳng luống, rãnh luống 25 - 30 cm, luống dài 8 - 9m.
  • Vụ hè thu: Thường lên luống 1,2 - 1,5m, cao 35 - 45cm, luống hẹp hơn 50 - 60cm, rãnh sâu 25 - 30cm.

3. Mật độ, khoảng cách và kỹ thuật trồng

  • Mặt luống sau khi san phẳng, bổ hốc để trồng:

+ Hàng cách hàng 35 - 40cm.

+ Cây cách cây 30 - 40cm (trồng so le kiểu nanh sấu).

  • Mật độ: 70 - 90.000 cây/ha, cần 300 - 500kg giống.
  • Kỹ thuật trồng: Sau khi bón phân lót vào hốc, cần phủ 1 lớp đất bột mỏng để củ không tiếp xúc trực tiếp với phân bón mà bị thối giống. Độ sâu lấp đất từ 3 - 4cm trong vụ xuân hè, từ 4 - 5cm trong vụ đông. Không trồng cây ở mép luống vì rễ mọc lên gặp ánh sáng mọc lên thành cây con mà tiêu hao dinh dưỡng cây chính.

4. Chăm sóc

Tập trung chăm sóc vào thời gian từ 2 - 2,5 tháng đầu sau khi cây mọc.

  • Dặm tỉa cây:
  • Dặm cây sớm sau khi trồng 15 - 20 ngày. Lấy cây dự phòng , bưng cả bầu ra dặm, nếu thiếu tách mầm ở các gốc có 2 - 3 mầm.
  • Tỉa cây, cành, lá hoa: chọn cây khỏe, tỉa bót cây xấu để tập chung dinh dưỡng.
  • Làm cỏ xới xáo: thường vun xới 3 lần

Lần 1: Sau khi trồng 25 - 27 ngày, xới khoảng 2 - 3 cm làm sạch cỏ và vun gốc.

Lần 2: Sau khi trồng 40 ngày.

Lần 3: Sau khi trồng 60 - 65 ngày, kết hợp với tỉa mầm cây, mầm củ và bón phân thúc.

5. Tưới tiêu

Ưa mát, cần luôn giữ độ ẩm 70 - 80% trong tháng đầu. Sau trồng 3 - 4 ngày tưới nước 1 lần, về sau thấy đất khô thì tưới.

Nguồn: Giáo trình cây thuốc

HOA HƯỚNG DƯƠNG

1. Dụng cụ trồng và đất trồng

  • Bạn có thể tận dụng bao xi măng, bao tải, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng hoa hướng dương. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.
  • Hoa hướng dương có thể sinh trưởng và phát triển tốt trên nhiều nền đất khác nhau. Tuy nhiên, nên chọn đất trồng tơi xốp, nhiều dinh dưỡng, thoát nước tốt để trồng cây hoa hướng dương.
  • Thời điểm tốt nhất để ươm mầm hoa hướng dương là cuối mùa Xuân và đầu mùa Hè.

2. Trồng hoa

  • Ngâm hạt hướng dương vào nước ấm (tỷ lệ 3 sôi 2 lạnh) khoảng 8 tiếng. Mỗi bầu ươm chỉ nên ươm 1 hạt để sau này dễ tách ra trồng riêng. Dùng tay ấn nhẹ hạt xuống đất khoảng 1 - 1,5cm, phần đầu hạt nhọn hướng lên trên, phủ lên bề mặt một lớp đất mỏng. Mỗi ngày dùng bình xịt tưới nước 1 lần vào sáng sớm. Lưu ý: Tưới lượng nước vừa đủ để tránh việc hạt bị úng.
  • Sau từ 7-10 ngày, hạt giống hoa hướng dương sẽ nảy mầm. Khi thấy rễ của cây hướng dương non bắt đầu mọc qua đáy của chậu ươm, cây cao khoảng 40cm thì mang đi trồng.

3. Chăm sóc

  • Vào mùa khô, ngày tưới nước 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều tối. Tới mùa mưa, tránh việc để cây bị ngập úng. Chỉ nên dùng bình tưới loại nhỏ, tưới nhẹ nhàng, lượng nước vừa phải.
  • Khi cây nảy mầm, di chuyển bầu ươm và vị trí mát, ánh sáng mặt trời nhẹ. Lưu ý: Không được để cây tiếp xúc với ánh sáng quá gắt, điều này sẽ làm cây không phát triển được.
  • Bên cạnh mỗi gốc hoa hướng dương nên cắm một cây tre hoặc thanh gỗ nhỏ rồi dùng dây buộc phần thân vào để giúp cây cứng cáp, không bị gãy đổ.
  • Cứ khoảng 15-20 ngày có thể bón phân hữu cơ, phân chuồng hoai mục hoặc phân NPK pha loãng cho cây.
  • Thường xuyên nhỏ cỏ và thi thoảng vun xới xung quanh gốc để cây phát triển tốt hơn.
  • Sau khi trồng khoảng 60-70 ngày thì cây hướng dương sẽ nở hoa.

Lương Ngọc (tổng hợp) - Nguồn: http://khoahocphattrien.vn/

 

HOA LƯU LUYẾN

Hoa Lưu luyến là tên gọi của một chi thực vật có danh pháp khoa học là Myosotis trong một họ thực vật có hoa là họ Mồ hôi (Boraginaceae – lấy theo tên cây mồ hôi Borago officinalis), tuy nhiên trong các văn bản về thực vật bằng tiếng Việt gọi nó là họ Vòi voi nhiều hơn, lấy theo tên loài vòi voi là Heliotropium indicum). Nguồn gốc ở châu Âu.

1. Chuẩn bị

– Về đất trồng: Nên chọn đất giàu dinh dưỡng, tơi xốp. Hoặc mua đất hay phân bón tại các cửa hàng hạt giống, cây trồng.

– Về hạt giống hoa: Mua hạt giống chất lượng tại các cơ sở uy tín, có bao bì nhãn mác và thương hiệu rõ ràng. Hoặc liên hệ trực tiếp nếu bạn ở tỉnh, thành phố khác.

– Bình phun sương hoặc can nước một lít.

2. Cách trồng hoa lưu luyến

– Gieo hạt giống hoa lưu luyến: Rắc từ từ để hạt phân bố đồng đều mà không bị quá dày hay quá thưa. Bí quyết là có thể trộn hạt giống với tro để tiến hành rắc cho đều. Bạn hãy phủ lên trên một lớp đất mỏng sau khi gieo hạt xong, không nên dùng đất to, nặng để phủ sẽ làm cho hạt khó có thể lên được. Cách thứ hai là dùng những tờ khăn giấy ẩm ước một lớp để phủ lên trên cũng rất hiệu quả.

– Sau đó ta tưới ẩm hàng ngày, mỗi ngày 2 lần vào sáng sớm và buổi chiều tối mát mẻ. Nên đặt chậu ở nơi thoáng mát, không nên để ở ngoài khi mưa bão. Khoảng 10 ngày sau thì hạt giống lưu ly sẽ nảy mầm. Trong giai đoạn này có thể giữ những chậu đang gieo tại nơi râm mát tới khi cây lớn hơn mới đem để ngoài trời.

HOA MÒNG GÀ

Hoa mào gà cho sắc màu rất đẹp vào mùa Đông – Xuân, nhưng trong giai đoạn này cũng là thời gian trồng và chăm sóc hoa Mào gà tương đối khó. Do đó, trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn cách trồng và chăm sóc hoa Mào gà để cánh hoa có những màu sắc tươi thắm đón chào mùa mới nhé.

1. Cách ươm cây con

     Nhân giống cây này thường dùng phương pháp gieo hạt. Trước đó 1 năm chọn cây khỏe, không sâu bệnh, bông hoa to, đẹp để lấy hạt, hong khô cất trữ, đến tháng 4 – 5 bắt đầu gieo. Thời gian gieo hạt nên chọn lúc nhiệt độ 20 – 25o C. Trước khi gieo hạt cần phun một lần nước và bón một ít phân lên luống.

     Sau khi gieo phủ lên một lớp đất mịn mỏng 2 – 3mm, rồi phủ rơm rạ hoặc cỏ che nắng; trong 2 tuần không tưới nước để tránh trôi cây con.

     Nếu đất quá khô có thể dùng vòi phun phun lên một ít nước, sau 1 tuần hạt nảy mầm, bỏ hết vật che phủ, khi cây mọc được 3 lá thật mới tiến hành tỉa thưa khi cây có 6cm tiến hành chuyển cây ra trồng.

2. Trồng cây vào giỏ (chậu)

– Thời vụ.

     Hoa mào gà thích hợp với khí hậu ôn hòa, có thể trồng quanh năm. Tuy nhiên, vụ Đông – Xuân thường cho hoa đẹp nhất. Cây ưa nóng, không chịu rét.

– Cây giống

Cây giống đưa vào trồng khi được 4 – 5 lá, chiều cao trung bình 6 – 7cm.

– Chuẩn bị đất

     Mào gà sinh trưởng trong môi trường không khí khô, đủ ánh sáng, đất cát, nhiều mùn. Tùy theo mục đích trồng trong giỏ (chậu) hoặc trồng trực tiếp ra luống mà chuẩn bị đất khác nhau. Do đặc điểm của bộ rễ hoa mào gà phát triển mạnh và ăn ngang nên chân đất thích hợp cho hoa mào gà là đất thịt nhẹ, tơi xốp, nhiều mùn, có tầng canh tác dày và pH từ 6 – 6.5.

Chuẩn bị đất: Đất thịt pha cát, phân chuồng hoai, tro trấu, xơ dừa theo tỷ lệ 2:1:2:1/2. Mỗi giỏ (chậu) cho vào 0,7 kg hỗn hợp.

3. Cách chăm sóc hoa Mào gà

– Mỗi ngày tưới nước cho cây từ 1-2 lần vào sáng sớm và chiều mát, tùy vào điều kiện thời tiết.

– Khi cây bén rễ hồi xanh, tiến hành bón phân vi sinh hoặc trùn quế pha loãng, lọc lấy nước tưới cho cây.

– Khi cây được 35 ngày tuổi thì nên bấm ngọn, tạo điều kiện cho cây chồi nách phát triển, hoa sau này sẽ đẹp và to.

– Mào gà lửa là loại hoa có bộ rễ ăn ngang nên chỉ vun xới lúc cây còn nhỏ, bước vào giai đoạn trưởng thành thì không nên vun.

– Cần tiến hành tỉa bớt các nụ ở nách lá khi cây có nhiều nụ nhỏ, nên tỉa bớt các nụ ở nách lá, chỉ giữ lại 1 nụ ở cành chính để tập trung dinh dưỡng cho bông hoa to.

– Sau khoảng 60-65 ngày, hoa mào gà lửa sẽ nở hoa.

– Đặt chậu hoa ở nơi có nhiều ánh sáng để cây quang hợp và cho hoa rực rỡ.

– Một số bệnh thường gặp: sâu ăn lá, ăn nụ hoa, đốm nâu, đốm than…

     Mào gà là loài hoa rất “dễ tính” khi không kén đất trồng, không mất nhiều công chăm sóc những vẫn cho hoa nhiều mùa, bền lâu, rực rỡ. Có thể dễ dàng nhìn thấy mào gà ở các chậu, bồn hoa làm cảnh trong nhà, trong khuôn viên công sở, bệnh viện, trường học,…

HOA MƯỜI GIỜ

Tuy rằng nói hoa mười giờ dễ trồng và dễ sống, nhưng nếu chú ý các kỹ thuật chăm sóc, cây mười giờ sẽ xanh, đẹp, hoa sẽ ra to, nhiều, màu sắc tươi tắn hơn. Chăm sóc hoa mười giờ cần chú ý các yếu tố như:

  • Cắt tỉa: Nên cắt tỉa các cành đã già, hoặc khô héo, các cành vượt quá dài, không nên để cây quá rậm sẽ phát sinh nhiều bệnh và nấm.
  • Loại cây thân rất mọng nước do vậy chúng được sâu ăn lá, ốc sên ưa chuộng, cần tỉa thưa để có ánh sáng chiếu vào và dễ xử lý khi phát hiện sâu hoặc ốc tấn công.
  • Nên tưới nước vào buổi sáng sớm, từ thời điểm 8 giờ đến 10 giờ không nên tưới nước cho cây, vì lúc này cây đang có hoa. Nên để cho đất khô rồi mới tiến hành tưới nước
  • Vị trí thích hợp cho cây phát triển và ra nhiều hoa là các khu vực khô ráo và có nắng trực xạ, không nên để cây tại vị trí ẩm ướt hoặc khuất bống sẽ xẩy ra hiện tượng thối than, thối rễ và vươn dài thưa mắt.

Phân bón: Nên bón phân Dinamic cho cây, định kỳ 1 tháng 1 lần, sau khi bón tưới nước đủ ướt đất trồng.

HOA VẠN THỌ

Có thể trồng hoa cúc vạn thọ quanh năm, nhưng vụ chính là vào dịp Tết Nguyên đán.

     Trước tiên, để chọn giống tốt có thể chọn 2 giống chủ yếu là vạn thọ lùn và vạn thọ cao. Cúc vạn thọ lùn có thể trồng quanh năm, thích nghi rộng, cây cao 40-45cm, thời gian từ khi gieo hạt đến lúc nở hoa hoàn toàn là 60-65 ngày. Vạn thọ cao rất thích hợp trong Tết Nguyên đán, có thể trồng quanh năm, cây cao 65-70cm, thời gian từ lúc gieo đến nở hoa hoàn toàn là 65-70 ngày.

     Trồng cúc vạn thọ đòi hỏi đất gieo hạt phải tơi xốp, nhuyễn thoát nước nhanh và để rễ phát triển tốt, đất phải sạch để tránh gây bệnh cho cây con.

     Có thể dùng túi nilon, bằng lá chuối hay bầu giấy kích thước bầu 6cm x 8cm, bầu được đặt cách mặt đất 20-25cm. Giàn đỡ bầu phải có kẽ hở để thoát nước tốt.

Cách cấy cây cúc vạn thọ con ra giỏ

  • Sau 15-17 ngày sau gieo thì cấy cây con ra giỏ, đối với vạn thọ lùn thì giỏ trồng có đường kính 20-25 cm, vạn thọ cao thì giỏ trồng có đường kính 25-30cm, dùng túi nilon có đường kính thích hợp lót trong giỏ, chú ý là nhớ cắt đáy để thoát nước. Đất trồng trong giỏ được trộn như sau: 300kg đất cát pha thịt + 300 kg phân chuồng hoai nhuyễn + 10 kg bánh dầu xay nhuyễn, tỷ lệ trên dùng cho 1000 giỏ trồng, chú ý giỏ chỉ vô đất khoản ½ giỏ, phần còn lại khi bón thúc sẽ đầy.
  • Sau khi chuẩn bị giỏ trồng xong, tiến hành trồng cây con vào, chú ý chỉ lấp đất tới cặp lá mầm và trồng vào buổi chiều mát.

Cơi ngọn

  • Khi cây được 35 ngày tuổi đã có 6-7 cặp lá, đồng thời các chồi nách ở lá 1,2,3 cũng vươn lên theo. Nên bấm đọt vào giai đoạn này để cây không vượt quá mức và giúp các chồi nách phát triển để tạo bông sau này sẽ đều mặt và đẹp, chỉ nên chừa 5-6 cặp chồi nách sẽ tốt hơn. (Lưu ý là đối với vạn thọ cao bấm đọt trễ nhất là 5/12 âm lịch và vạn thọ lùn là 10/12 âm lịch).
  • Khi cây được 45 ngày tuổi thì tất cả các ngọn đã có nụ, hãy tỉa bỏ tất cả các chồi nhỏ trong các nhánh chỉ chừa 1 bông chính thì hoa mới lớn và đẹp. Ở giai đoạn hoa bắt đầu nở thì lượng phân bón và thuốc giảm tránh để lạm phân và thuốc làm cho cây chết héo, hoa nở không lớn và không vun tròn.
  • Nếu hoa có khả năng nở sớm hơn dự định, cần hãm tốc độ nở hoa bằng cách tưới thêm phân urê theo tỷ lệ 10gram/ 10 lít nước để tưới, tưới ngày 2 lần (sáng, chiều) để kéo dài thời gian sinh trưởng của cây, công việc này thực hiện lúc cây 50 ngày tuổi.
  • Nếu thấy hoa có khả năng nở muộn hơn dự định thì có thể xử lý bằng cách ngưng tưới nước 1-2 ngày để cây có triệu chứng thiếu nước nặng, khi lá vừa héo rũ thì nên tưới nước lại vừa đủ ướt đất trong giỏ, những ngày tiếp theo tưới nước đậm pha với bánh dầu (6lít nước bánh dầu với 400 lít nước) để cây chuyển sang sinh trưởng sinh thực. Có thể sử dụng Nitrat Kali (KNO3) theo nồng độ khuyến cáo để kích thích ra hoa sớm.
  • Để hoa nở đẹp, đầy đặn và lâu tàn nên dùng thêm phân bón lá hữu cơ Supermes phun định kỳ 10 ngày 1 lần để giúp cây sinh trưởng tốt và cho hoa đẹp.
  • Cần đặc biệt chú ý trong kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa cúc vạn thọ đó là nên bố trí trồng ở những nơi thoáng mát, không bị bóng rợp, cần theo dõi liên tục quá trình sinh trưởng của cây để kịp thời có biện pháp xử lý. Vào giai đoạn hoa bắt đầu ló ngòng, nên liên tục phun thuốc trừ sâu có mùi nặng (Viphenxa, Supracide) pha loãng để xua đuổi bướm không đẻ trứng vào hoa gây hư hoa làm hoa không đẹp. Cần sử dụng thêm phân bón lá hữu cơ Supermes để giúp cây sinh trưởng tốt, hoa nở đầy đặn, tươi đẹp và lâu tàn.

 

Bài viết khác

KỸ THUẬT TRỒNG RAU, CỦ, QUẢ